3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1.2. Hoàn thiện môi trường hoạt động
- Tăng cường tự chủ tài chính: cơ chế tự chủ tài chính là phương tiện nhằm
nâng cao hiệu quả và bền vững của tài chính Nhà nước, do vậy cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị HCSN có khả năng tự chủ về tài chính chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của đơn vị mình. Việc trao quyền tự chủ sẽ tạo ra sự linh hoạt cho các đơn vị trong việc sử dụng nguồn kinh phí, góp phần làm tăng NS do thúc đẩy được nguồn thu của đơn vị nhờ cung cấp dịch vụ cơng có chất lượng hơn cho xã hội và tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng NS của Nhà nước cấp, đồng thời từng bước giải quyết thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thực hiện trao quyền tự chủ cho các đơn vị vẫn chưa hoàn toàn, Nhà nước vẫn chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của các đơn vị này ngay cả hạn chế khả năng tạo ra nguồn thu của đơn vị như tại các trường đại học và cao đẳng thì khống chế học phí, số lượng tuyển sinh, ... Vì vậy để có thể mang lại hiệu quả cao khi thực hiện chính sách này cần giảm thiểu tối đa sự can thiệp của Chính phủ, phải thực sự trao quyền tự chủ trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động theo chức năng của các đơn vị
Hơn nữa, với chính sách trao quyền tự chủ tài chính sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn chủ trương xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ công cho xã hội, từng bước giảm dần gánh nặng tài trợ kinh phí hoạt động của NSNN, góp phần làm giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên để phát huy những ưu điểm của trao quyền tự chủ thì phải đi đơi với yêu cầu trách nhiệm giải trình của các đơn vị.
- Lĩnh vực hoạt động: chức năng chính của các đơn vị HCSN vẫn là cung cấp
các dịch vụ công cho xã hội mà khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng do NSNN ngày càng hạn hẹp, tình trạng bội chi NS ngày càng gia tăng, ngoài các khoản thu để bù đắp một phần chi khi đơn vị cung cấp dịch vụ công như học phí, viện phí, phí cơng chứng….thì nên khuyến khích và tạo điều kiện để các đơn vị HCSN tham gia các hoạt động SXKD phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên mơn của đơn vị mình để tạo ra nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động của đơn vị cũng như cải thiện thu nhập cho người lao động, tuy nhiên các hoạt động SXKD này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nguồn NSNN sử dụng cho các hoạt động công.
- Cải tổ cơ cấu tổ chức tăng cường hội nhập quốc tế: đây là một trong những
vấn đề quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Cần phải tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, sử dụng lao động, nguồn kinh phí có hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được điều này:
Đối với bộ máy Nhà nước: mặc dù đã thực hiện nhiều cải cách tuy nhiên vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập quốc tế. Quản lý hành chính vẫn cịn mang nặng dấu ấn tập trung, cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Vì vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới cần phải sắp xếp, điều chỉnh lại theo hướng tinh gọn, và có hệ thống. Thực hiện phân cấp, trao quyền và trách nhiệm quản lý cụ thể rõ ràng, thống nhất, tránh sự chồng chéo giữa cơ quan quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương. Thơng qua cải cách này sẽ góp phần cắt giảm sự lãng phí nguồn tài trợ NSNN cho hoạt động của các cơ quan này, cũng như thúc đẩy các thủ tục hành chính trở nên đơn giản hơn và nhanh gọn hơn.
Đối với các đơn vị HCSN: khi thực hiện trao quyền tự chủ tài chính, Nhà nước cũng cần phải trao quyền cho các đơn vị trong việc chủ động tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý, số lượng nhân sự và bố trí lao động theo nhu cầu công việc, phân định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban cho hợp lý. Bởi hơn ai hết, thủ trưởng đơn vị là người hiểu rõ nhất về nhu cầu, đặc điểm của đơn vị mình cũng như nắm rõ năng lực, sở trường, đạo đức… của người lao động mà họ tuyển dụng.