3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.2.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán
BCTC là sản phẩm cuối cùng, là đầu ra của công tác kế toán và là công cụ để truyền tải thông tin đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Cần nghiên cứu, xây dụng hệ thống BCTC hoàn chỉnh, tạo ra sự hài hòa và thống nhất về nội dung, trình bày, cơng bố BCTC. Các BCTC cần phải công khai, minh bạch theo những tiêu chuẩn kế toán chung, tạo khả năng so sánh, đánh giá thơng tin kinh tế tài chính nhằm tranh thủ các cơ hội từ các khoản vay, tài trợ, viện trợ, các khoản đầu tư trong và ngoài nước.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, các thông tin trên BCTC cung cấp phải hướng đến theo khuôn mẫu chung của thông lệ quốc tế nhằm nâng cao khả năng so sánh, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia với cơ chế quản lý tài chính, quản lý NS mang tính đặc thù riêng, các thơng tin từ các BCTC cung cấp cũng sẽ phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của quốc gia đó. Do đó, hệ thống BCTC cần được xây dựng và thiết kế gồm: (1) các BCTC được lập và cung cấp thông tin theo chuẩn quốc tế; (2) BTC có thể ban hành thêm các BCTC phục vụ yêu cầu đặc thù quản lý của quốc gia. Lúc này xem quốc gia như một đơn vị cụ thể, BCTC theo chuẩn quốc tế đó là những BC cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngồi, cịn BC theo yêu cầu riêng quốc gia về cơ bản như các BC quản trị.
Đối tượng sử dụng thông tin của BCTC của đơn vị HCSN ngoài các cơ quan thuộc Nhà nước như cơ quan thống kê, tài chính, cơ quan thuế, đơn vị dự tốn cấp trên, thì ngày càng chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn từ các cá nhân và tổ chức viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng (nếu đơn vị có phát sinh hoạt động SXKD), người lao động…. Do dó, nhu cầu được cung cấp các dịch vụ cơng có chất lượng và sử dụng có hiệu quả trong chi tiêu NSNN địi hỏi các thông tin BCTC cung cấp phải đảm bảo đầy đủ, hợp lý, đáng tin cậy và phải công khai, minh bạch. Đồng thời các BCTC phải được trình bày dễ hiểu, đánh giá và so sánh được các thông cung cấp của đơn vị này với các đơn vị khác trên cơ sở những người sử dụng có hiểu biết.
Cần tách biệt báo cáo thu, chi hoạt động đối với hoạt động HCSN và SXKD. Vì mục đích của các hoạt động này khác nhau, đối tượng sử dụng khác nhau và hơn nữa cơ sở kế tốn cũng có sự khác biệt giữa 2 hoạt động này. Mẫu biểu báo cáo và nội dung trình bày báo cáo hoạt động SXKD về cơ bản cũng phải giống với DN để có thể so sánh giữa các đơn vị với nhau nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng trong việc ra các quyết định .
Cần phải bổ sung BCĐKT vào hệ thống BCTC của đơn vị HCSN hiện nay. BCĐKT được xem là BC quan trọng nhất trong hệ thống BC, nó cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của đơn vị, và BC hoạt động thực chất cũng chỉ là một BC bổ sung và giải thích cho BCĐKT. Căn cứ vào BCĐKT các đối tượng sử dụng có thể đánh giá được tình hình tài chính hiện tại và có thể dự đốn tình hình tài chính trong tương lai của đơn vị như thế nào. Cũng thơng qua tình hình tài chính của các đơn vị, Nhà nước sẽ có thể tổng hợp và đánh giá được năng lực tài chính của cả một quốc gia thời điểm hiện tại cũng như tương lai để đưa ra các chính sách quản lý và kế hoạch sử dụng một cách hợp lý các tài sản đó.
Bộ phận kế tốn quản trị tại các đơn vị HCSN cần phải được chú trọng hơn nữa. Trong HCSN, kế tốn quản trị có vai trị quan trọng không kém so với hoạt động của DN. Vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho năm tới để trình lên đơn vị dự tốn cấp trên duyệt, do đó địi hỏi cơng tác lập dự toán lúc này phải đầy đủ, hợp lý, kịp thời. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý NSNN thông qua việc tăng cường thực hiện các kế hoạch trung hạn và dài hạn thì kế tốn quản trị càng có vai trị hơn. Thơng qua việc chú trọng tổ chức bộ phận kế toán quản trị sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng của các báo cáo quản trị. Trong khi đó, mặc dù nhận thấy được tính tất yếu của kế tốn quản trị nhưng các đơn vị hầu như bỏ lỏng, chưa thành lập được bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt.
Về nguyên tắc báo cáo kế toán quản trị không nhất thiết phải lập theo CMKT chung, nhưng đối với hoạt động HCSN do mang tính chất đặc thù là phần lớn sử dụng NSNN, do đó, để Nhà nước có thể đánh giá được kế hoạch lập dự toán của các đơn vị và có thể thực hiện phân bổ NS hợp lý hơn thì cần quy định những vấn đề chung về lập báo cáo quản trị.
Hiện tại Việt Nam chỉ mới lập được báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước. Do vậy, cần phải nghiên cứu hoàn thiện, thống nhất hệ thống kế tốn trong lĩnh vực cơng để có thể tổng hợp thơng tin lập BCTC hợp nhất.
3.2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin thật sự đã mang lại nhiều hiệu quả cho cơng tác kế tốn. Do đó, cần đẩy mạnh sử dụng tin học hóa vào cơng tác kế toán tại các đơn vị HCSN. Khi xây dựng lại hệ thống kế tốn thì phần mềm kế toán cũng phải được nghiên cứu, thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Phần mềm kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phần mềm kế toán phải được thiết kế phù hợp dựa trên những quy định của chế độ kế toán về hệ thống TKKT, hệ thống chứng từ, sổ sách và tự động lập các BCTC theo đúng quy định.
- Phần mềm có thể kết xuất ra excel và in các chứng từ, sổ sách, báo cáo
- Phần mềm có tính mở, đơn vị có thể mở thêm các TK chi tiết và mã hóa các đối tượng kế toán
- Kết nối phần mềm giữa máy chủ đến các máy của nhân viên kế toán, các nhân viên tự động cập nhật và ghi nhận phần hành trực tiếp chung trên 1 phần mềm theo tổ chức phân quyền của các đơn vị.
- Phần mềm phải luôn được nâng cấp, cập nhật kịp thời với những thay đổi trong quy định về kế toán.
Trước mắt, đối với các đơn vị sử dụng phần mềm chung với cơ quan chủ quản, phần mềm này phải được xây dựng một cách tổng quát, đầy đủ theo chuẩn chung để đảm bảo các đơn vị cấp dưới có đủ TK, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán để ghi nhận. Đồng thời phải là hệ thống mở, để mỗi đơn vị căn cứ vào qui mô, lĩnh vực, đặc điểm đặc thù có thể mở thêm các TK chi tiết, mã hóa các đối tượng để có thể theo dõi và cung cấp các thông tin chi tiết.
Về lâu dài, xu hướng cho tất cả các đơn vị HCSN không sử dụng chung với đơn vị chủ quản mà tự đặt hàng phần mềm từ bên ngoài, thiết kế phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị.