Những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

1.3. Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và những vấn đề có liên quan đến việc xây

1.3.2. Những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Cũng giống như IAS hay IFRSs, IPSAB không xây dựng cho IPSASs hệ thống TKKT áp dụng thống nhất về tên gọi, số hiệu, số lượng các TK cho các đơn vị công. IPSASB chỉ quy định các nhóm TK và một số loại TK chủ yếu cùng với các nguyên tắc hạch toán cơ bản của các TK này để theo dõi tình hình biến động của các đối tượng kế toán đáp ứng yêu cầu cho việc tổng hợp, trình bày và báo cáo các thông tin cần thiết trên BCTC theo quy định. Do được xây dựng trên nền tảng của IASs/IFRSs nên tên gọi, phân loại, công dụng, kết cấu, cách hạch tốn và trình bày các TK này trên các BC khu vực công khá tương đồng với khu vực tư. Tuy nhiên, do tính đặc thù về mục đích hoạt động là cung cấp dịch vụ cơng nên một số thuật ngữ đã được thay thế cho phù hợp với tính chất của khu vực này.

Từ những hướng dẫn đó, mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng hệ thống TKKT với những loại tài khoản, số lượng, tên gọi, số hiệu.... cho các TK tổng hợp cũng như chi tiết phù hợp với đặc thù hoạt động riêng của các đơn vị công. Khi xây dựng hệ thống TKKT, các quốc gia dựa trên các cơ sở sau:

- Các nguyên tắc kế toán được quy định trong IPSASs, các IPSASs hay các nguyên tắc kế toán của mỗi quốc gia;

- Bản chất, nội dung kinh tế của đối tượng kế toán được phản ánh;

- Dựa vào yêu cầu cung cấp thơng tin trình bày trên các BCTC đã được quy định và các BC kế toán theo nhu cầu của đơn vị;

- Yêu cầu quản lý, lĩnh vực, đặc điểm và quy mô hoạt động của đơn vị cơng; - Trình độ, nhận thức của nhân viên kế toán;

- Sự phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Dù mỗi đơn vị tự quyết định hệ thống TKKT như thế nào đi chăng nữa thì tên TK

cũng phải phản ánh đúng bản chất và nội dung của đối tượng kế toán cần theo dõi. Phương pháp hạch toán, phân loại nhóm và trình bày trên BCTC phải tuân thủ đúng nguyên tắc, yêu cầu của chuẩn mực.

Hệ thống TK tại các đơn vị công theo quy định trong IPSASs được trình bày, sắp xếp theo tính thanh khoản của các TK. Số hiệu TK có thể là hai, ba chữ số, cũng có thể nhiều hơn, nhưng chúng không dùng để thay thế cho tên gọi của TK mà hầu như chỉ nhằm phục vụ cho mục đích tham chiếu giữa các sổ sách với nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống TK và số hiệu TK phải nhất quán trong kỳ, nếu có sự thay đổi thì đơn vị phải giải trình lý do thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với BCTC cũng như các BC khác có liên quan.

Đơn vị cơng có thể bao gồm 2 hoạt động: thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công và tham gia các hoạt động SXKD. Đối với hoạt động SXKD, thực hành kế toán phải tuân thủ hoàn toàn quy định của IAS/IFRS. Nên các BCTC và các TK cần thiết cho việc lập BCTC đó khơng có gì khác so với khu vực tư. Và do vậy, IPSAB cũng không quy định thêm về phần này trong IPSASs mà chỉ tập trung vào quy định các vấn đề của hoạt động công.

Từ các BCTC cho hoạt động công đã được quy định, IPSAS cũng hướng dẫn cách đặt tên, phân loại và trình bày một số TK chủ yếu trên BCTC (đính kèm phụ lục 4-

trang 10). Về căn bản các TK trình bày trên BCTC của hoạt động công khá tương đồng so với hoạt động SXKD. Tuy nhiên, một số thuật ngữ trong IPSASs được sử dụng có sự khác biệt với IAS/IFRS, như:

• TK tài sản thuần/ vốn chủ thuần (Net assets/equity), thặng dư/ thâm hụt lũy kế

(accumulated surplus/decifit), thặng dư/ thâm hụt (surplus/decifit) được dùng để thay thế lần lượt cho TK vốn chủ (equity), lợi nhuận giữ lại (retained earnings), và lãi thuần

(net income) đã sử dụng trong IASs/IFRSs. Về nội dung, phương pháp hạch toán, và

báo cáo thì các TK này tương tự nhau.

Revenues trong IPSAS đó là những khoản doanh thu. Trong khi đó IAS sử dụng

thuật ngữ thu nhập (income), thuật ngữ này mang nghĩa rộng hơn revenues, nó bao gồm cả thu nhập khác (gains) và doanh thu (revenues). Theo IPSAS 9 “doanh thu là sự tăng lên về lợi ích trong kỳ kế tốn dưới hình thức dịng tiền vào hoặc sự tăng thêm tài sản hoặc sự giảm đi về nợ phải trả dẫn đến sự tăng vốn chủ sở hữu”. Doanh thu bao gồm các khoản trợ cấp (grants), biếu tặng và phí, thuế,.... Riêng những khoản đóng góp từ Chính phủ được ghi nhận vào TK đóng góp (contributions) thuộc mục tài sản thuần

trên BCĐKT.

(Nguồn IPSAS_vol 1_2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)