2.3. Đánh giá hệ thống TKKT áp dụng cho các đơn vị HCSN ở Việt Nam
2.3.1. Khảo sát thực tế
Phạm vi và đối tượng khảo sát
Thực hiện khảo sát tại 23 đơn vị HCSN. Hầu hết các đơn vị này đang hoạt động trên địa bàn TP lớn và đại diện là TP. Hồ Chí Minh, ngồi ra cũng thực hiện khảo sát tại một số tỉnh, đại diện cho vùng Đơng Nam Bộ là Bình Dương, đại diện khu
vực Tây Nam Bộ là Đồng Tháp. (Danh sách đơn vị khảo sát đính kèm phụ lục 8-
trang 21).
Bao gồm các loại hình đơn vị HCSN như: Trường học (25%); Bệnh viện, cơ sở y tế (43%); cơng ty kiểm tốn độc lập có thực hiện kiểm toán đơn vị HCSN (12%); Các đơn vị khác (các trung tâm, Ủy ban nhân dân quận, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội…) (20%).
Trong đó, Đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh (67%); Đơn vị hành chính (12%); Cơng ty kiểm toán (12%); Đơn vị sự nghiệp khơng có hoạt động sản xuất kinh doanh (8%); Tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội (2%).
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, một số kế tốn viên có trình độ hiểu biết về kế toán HCSN đang làm việc tại các đơn vị HCSN; các kiểm toán viên và trợ lý kiểm tốn viên có tham gia kiểm tốn đơn vị HCSN; và các Giảng Viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu kế toán HCSN. Với số lượng đối tượng khảo sát là 51.
Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát được thiết kế thành Bảng câu hỏi tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hệ thống TK mà đơn vị HCSN đang áp dụng. Như các đánh giá về phân loại, sắp xếp, đặt tên, đánh số hệ thống TKKT; các quy định pháp lý liên quan đến hệ thống TKKT; vai trò của hệ thống TK trong việc theo dõi các đối tượng kế toán để có thể cung cấp các thơng tin cần thiết; cũng như những hạn chế của hệ thống TKKT hiện tại. Bên cạnh đó, cũng thực hiện khảo sát một số vấn đề có liên quan như hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo và phần mềm kế toán. (Bảng câu hỏi khảo sát đính kèm
phụ lục 9- trang 22)
Phương pháp khảo sát
- Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến những người đang trực tiếp thực hiện cơng tác kế tốn của đơn vị (chủ yếu là kế toán trưởng và kế toán tổng hợp); các kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán tại các đơn vị HCSN; các giảng viên tham gia nghiên cứu và giảng dạy kế toán HCSN
- Thiết kế bảng khảo sát trên Google Docs và gửi bảng khảo sát qua email - Khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả khảo sát
(Xem chi tiết đính kèm phụ lục 10 - trang 28)
- Đánh giá về quy định pháp lý liên quan đến hệ thống TKKT: Các quy định
pháp lý liên quan đến kế toán HCSN hiện nay khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên một số quy định vẫn chưa được rõ ràng, đồng thời các quy định này thường xuyên được sửa đổi bổ sung và các văn bản mới cũng chưa được cập nhật và hướng dẫn kịp thời nên gây nhiều khó khăn trong cơng tác kế tốn. Ngồi ra, quy định ghi nhận kết hợp cả 2 cơ sở tiền mặt và dồn tích cũng gây nhiều khó khăn cho các đơn vị.
- Đánh giá về phân loại, sắp xếp, đặt tên, đánh số hệ thống TKKT: Hiện nay
các hệ thống TKKT HCSN khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên các câu trả lời cho thấy rằng việc phân loại, sắp xếp, gọi tên, đánh số vẫn chưa được hợp lý, còn chưa phù hợp với bản chất của tài khoản gây khó hiểu và khó nhớ.
- Sự phù hợp của hệ thống TKKT trong việc cung cấp thông tin lập BCTC:
Hầu hết các đối tượng khảo sát đều đồng ý rằng hệ thống TKKT có ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp thông tin lập BCTC (94% đồng ý). Đối với hoạt động HCSN thì hệ thống TKKT hiện tại tương đối đầy đủ (59% đồng ý), tuy nhiên, về hoạt động HCSN thì vẫn chưa đầy đủ (59% đồng ý).
- Những hạn chế của hệ thống TKKT đơn vị HCSN hiện hành: TKKT hiện
hành vẫn chưa nhất quán giữa các lĩnh vực hoạt động (73% đồng ý), tên gọi và ký hiệu dễ gây nhầm lẫn giữa các TK với nhau (67% đồng ý). Hệ thống còn thiếu nhiều tài khoản (76% đồng ý) nhưng đơn vị rất khó để mở thêm các TK cấp 1 khi có nhu cầu (82% đồng ý). Từ đó, các đối tượng khảo sát hầu hết đều đồng ý rằng cần thiết phải xây dựng lại hệ thống TKKT (90% đồng ý) và BTC nên chỉ quy định những nhóm TK cơ bản, còn đơn vị được phép mở thêm TK cấp 1, 2… (63% đồng ý).
- Đánh giá về hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ hiện tại quy định khá đầy đủ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (88% đồng ý), do đó các đơn vị rất ít phát sinh nhu cầu mở thêm các chứng từ ngoài danh mục (61% đồng ý). Hệ thống chứng từ hiện tại khá thống nhất với các đơn vị kế toán thuộc Nhà nước (92% đồng ý). Tuy nhiên, các quy định về chứng từ điện tử thì chưa được đầy đủ (69% đồng ý).
- Đánh giá về hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách được hướng dẫn trong chế độ khá đầy đủ (78% đồng ý), tuy nhiên một số sổ sách có nhiều nội dung trùng lắp (63% đồng ý). Bên cạnh đó, đơn vị vẫn có nhu cầu mở thêm hệ thống sổ sách
ngoài danh mục để có thể theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán (63% đồng ý). Hệ thống sổ sách hiện tại cũng khá thuận lợi cho việc sử dụng phần mềm (59% đồng ý).
- Đánh giá về hệ thống báo cáo kế toán: Theo kết quả khảo sát các đối tượng
hầu hết đều đề nghị rằng hệ thống BC và các chỉ tiêu trên BC cần thiết nên được sửa đổi, bổ sung (84% đồng ý) và nên tách biệt BC về hoạt động thường xuyên và hoạt động SXKD (84% đồng ý).
- Đánh giá về phần mềm: hầu hết các đơn vị HCNS đều sử dụng phần mềm vào
cơng tác kế tốn (98%), trong đó 39% là do cơ quan chủ quản cung cấp, 22% đơn vị được mua ngoài và 39% đơn vị này kết hợp cả 2 loại phần mềm ở trên. Hiện tại các phần mềm đáp ứng nhu cầu kế toán tại các đơn vị ở mức tạm được (84%). Và hầu hết câu trả lời cho thấy rằng TKKT hiện tại gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng phần mềm (71% đồng ý).