3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
a) Hệ thống pháp luật, nền kinh tế và cơ chế quản lý
Hệ thống kế toán HCSN chịu sự chi phối trực tiếp từ nhiều văn bản luật có liên quan. Để có hệ thống kế tốn HCSN được hồn chỉnh, công việc trước hết cần làm là phải nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại, bổ sung, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay. Khi tiến hành xây dựng hồn thiện hệ thống pháp lý phải có sự tham gia, đóng góp của các ban ngành có liên quan giúp tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản luật với nhau.
- Luật ngân sách: Các đơn vị HCSN có nguồn hoạt động chủ yếu là từ NSNN,
do đó, kế tốn HCSN bắt buộc phải tuân thủ hoàn toàn các quy định của Luật này. Vì vậy, để kế tốn HCSN có thể tiến tới hịa hợp với CMKT cơng quốc tế trước hết cũng cần thực hiện chuyển đổi hoàn toàn sang quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và mở rộng thiết lập NSNN theo các kế hoạch trung hạn và dài hạn. Lúc này quản lý NS khơng chỉ quan tâm đến tình NS đã thực thu- thực chi và mức độ tuân thủ của các đơn vị như thế nào mà còn phải quan tâm đến tình hình sử dụng NS tại các đơn vị HCSN có thật sự hiệu quả.
Thực hiện NSNN theo niên khóa hiện tại có ưu điểm là đơn giản, nghiệp vụ thu - chi được ghi chép chặt chẽ theo hàng năm nhưng lại có nhiều hạn chế như tốn kém về chi phí khi phải lập lại NS hàng năm, NS quá cứng nhắc, các đơn vị chú trọng vào tính tn thủ mà khơng quan tâm tới hiệu quả. Vì thế, cần đẩy mạnh phát triển thực hiện NSNN thông qua thiết lập khuôn khổ NSNN đa niên (3-5 năm) để Chính phủ chủ động hơn trong việc phân bổ NS cho các năm cũng như phân bổ có hiệu quả hơn trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động.
Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải sửa đổi luật NS về các quy định ghi nhận thu, chi, quyết toán NS tại các đơn vị HCNS để tăng khả năng và hiệu quả quản lý NS theo phương pháp này. Kế toán các chỉ tiêu về thu, chi NSNN cũng phải có sự tương đồng với quốc tế để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Kho bạc là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình thu chi NS của các đơn vị. Để thuận tiện trong việc theo dõi, đối chiếu và đảm bảo khớp đúng giữa sổ sách của đơn vị với Kho bạc, cần quy định chế độ kế toán HCSN về
các vấn đề có liên quan có sự tương xứng với cách hạch toán tại Kho bạc. Với sự ra đời của TABMIS đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quản lý NS của Nhà nước. Nên cần phải nghiên cứu, xây dựng hệ thống kế toán HCSN cũng phải tương đồng với các quy định của TABMIS.
- Luật Thuế: Cần phải thực hiện rà soát lại các quy định của thuế cho phù hợp
với luật NS cũng như cần giảm dần sự khác biệt các quy định về thuế cho cơ quan thuế và cho các đơn vị. Đặc biệt, đối với đơn vị HCSN có hoạt động SXKD thì các quy định phải thống nhất với DN, như thời gian nộp BCTC và đóng thuế, cách xác định DT, chi phí chịu thuế....
- Luật kế toán: Bổ sung và hồn thiện các quy định về chính sách kế tốn, làm cơ sở cho việc lập, trình bày BCTC. Với chính sách kế tốn đầy đủ, rõ ràng và nhất quán sẽ giúp cho chất lượng thơng tin kế tốn được đảm bảo, giúp kiểm tra, đánh giá, kiểm soát được sự tuân thủ của các đơn vị, đồng thời nâng cao khả năng so sánh các BC giữa các đơn vị với nhau. Trong đó, đặc biệt quan trọng là cần phải chú trọng việc nghiên cứu để chuyển đổi dần kế toán trên cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích đảm bảo thông tin cung cấp hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Từ sự thay đổi này cũng sẽ tính đến việc nghiên cứu xử lý trong các trường hợp phát sinh các ước tính kế tốn và các sai sót có thể xảy ra....
- Chuẩn mực kế tốn DN: CMKT cơng quốc tế được xây dựng dựa trên nền tảng của IAS/IFRS, và IPSAS chỉ sửa đổi, bổ sung thêm các vấn đề mang tính đặc thù của kế tốn cơng. Do đó, với xu hướng hòa nhập với thế giới, hướng đi của Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Để có thể có một chế độ kế tốn cơng nói chung và hệ thống kế tốn đơn vị HCSN nói riêng hồn chỉnh, trước hết cần phải xây dựng các CMKT DN một cách hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập CMKT công quốc gia phù hợp.
b) Xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng quốc gia
Cần đẩy nhanh việc nghiên cứu xây dựng CMKT công quốc gia, với việc quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, thủ tục kế toán chung nhất, mang tính căn bản nhất trong chuẩn mực sẽ là cơ sở đầy đủ để ghi chép kế tốn, trình bày, cơng bố thơng tin trên các BCTC cũng như các thuyết minh bắt buộc phải có cho tất cả các đơn vị thuộc Nhà nước và các BCTC hợp nhất của Chính phủ. Khi xây dựng được hệ thống CMKT hoàn chỉnh cũng sẽ giúp hoàn thiện được hệ thống TK, hạch toán, sổ sách, chứng từ, báo cáo để đảm bảo cung cấp theo yêu cầu của các chuẩn mực. Lúc đó, kế tốn sẽ có thể linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ tính pháp lý và
nâng cao khả năng so sánh của thơng tin kế tốn, tạo ra độ tin cậy cao cho những người sử dụng. Đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy q trình hội nhập, phát triển kinh tế, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc khu vực công.
Khi nghiên cứu và xây dựng CMKT công cần chú trọng từng bước chuyển đổi kế tốn trên cơ sở tiền mặt có điều chỉnh sang kế tốn dồn tích cho tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong lĩnh vực cơng. Vì để quản lý NS theo kết quả đầu ra thì các thơng tin về hoạt động của Chính phủ khơng chỉ gói gọn trong các dòng tiền ra- vào NSNN mà cịn các thơng tin về tài sản của Nhà nước.
Trong xu thế hội nhập, đòi hỏi phải cải cách hệ thống kế toán Việt Nam sao cho đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính mới của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường mở cửa, từng bước hịa nhập với hệ thống kế tốn của các nước trong khu vực và thế giới. Chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các nước đi trước, nhưng phải phù hợp với thể chế chính trị, với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam.