3.3. Kiến nghị
3.3.3. Đơn vị HCSN
Các đơn vị HCSN các cấp cần tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện công tác quản lý và bộ máy kế toán phải phù hợp với đơn vị về qui mô, yêu cầu quản lý, điều kiện cơ cở vật chất.
Cần đưa ra các chính sách tuyển dụng thu hút nhân tài về làm trong các bộ phận quan trọng, tránh dựa vào mối quan hệ thân thiết. Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng,
đề bạt cán bộ hợp lý để phát huy năng lực và tinh thần chịu trách nhiệm của người lao động.
Chú trọng tạo điều kiện, khuyến khích cho cán bộ quản lý và nhân viên kế toán trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật mới.
Tích cực phát hiện và đóng góp ý kiến, giải pháp cho những vướng mắc còn tồn tại trong chế độ kế toán HCSN cũng như các văn bản pháp lý có liên quan đến các cơ quan ban ngành để kịp thời nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Các đơn vị cần chú trọng hơn trong việc thành lập đội ngũ kế toán quản trị. Hàng năm vào tháng 6 của năm thì các đơn vị phải lập dự tốn dự trù chi tiêu trong năm trình lên cơ quan tài chính để xét duyệt nguồn tài chính cho năm tới, lúc này chẳng khác gì so với doanh nghiệp khi các nhà quản trị phải lên kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai của đơn vị. Thời điểm này thủ trưởng đơn vị nắm bắt kịp thời nguồn kinh phí, nguồn lực, số lượng vật tư cịn tồn đọng… thì những ước tính kinh phí hoạt động cho kỳ tới sẽ chính xác hơn. Do đó, để có thể lập được một dự tốn hợp lý thì địi hỏi các đơn vị HCSN phải có các BC quản trị cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản lý.
Các đơn vị HCSN các cấp mạnh dạn đầu tư vào phần mềm ứng dụng trong cơng tác kế tốn để bộ máy kế toán trở nên tinh gọn hơn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đơn vị mình. Tận dụng những ưu thế mà phần mềm kế toán mang lại trong việc xử lý nhanh gọn và cung cấp các thơng tin kế tốn kịp thời cho công tác quản lý cũng như các thông tin cần thiết đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Hơn nữa để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phần mềm thì các đơn vị phải chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực thông thạo sử dụng phần mềm.
Kết luận chương 3
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT đơn vị HCSN là nhiệm vụ cấp thiết cần phải được chú trọng trong giai đoạn hiện nay. Với những đặc điểm đặc thù của Việt Nam thì BTC vẫn nên tiếp tục duy trì giữ vai trị chủ đạo trong việc điều hành nghiên cứu xây dựng hệ thống TKKT đơn vị HCSN. Tuy nhiên, hệ thống TKKT phải đầy đủ và phải có tính mở đáp ứng được nhu cầu của đơn vị cũng như có thể dễ dàng bổ sung các TK mới theo xu thế phát triển của kinh tế thế giới mà không làm thay đổi đáng kể hệ thống TKKT đã ban hành. Đồng thời nó phải đáp ứng được u cầu hịa hợp với các thơng lệ kế tốn quốc tế. Để có thể xây dựng và vận hành tốt hệ thống TKKT này cần phải có sự thay đổi đồng thuận của các nhân tố ảnh hưởng có liên quan như hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo. Và khơng thể nói thành cơng mà khơng có sự cải cách trong hệ thống luật, cơ chế quản lý của Nhà nước. Từ những nhận định đó, chương 3 đã tập trung đi vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống TKKT nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đảm bảo phát triển theo xu hướng mới. Lần lượt sau đó, đi vào các giải pháp có liên quan để tạo nền tảng đổi mới cơng tác kế tốn.
KẾT LUẬN CHUNG
Nhu cầu phát triển trong nước cùng với xu hướng tiến tới hịa nhập với thơng lệ kế tốn cơng quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu lại hệ thống kế tốn cơng nói chung và đơn vị HCSN nói riêng nhằm theo dõi, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính có chất lượng hơn là điều tất yếu. Trong đó, việc hồn thiện hệ thống TKKT đơn vị HCSN là yếu tố quan trọng quyết định đến việc theo dõi và trình bày các thơng tin kinh tế tài chính trên các BCTC một cách đầy đủ và hợp lý hơn để các đối tượng sử dụng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, luận văn đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống TKKT, phương thức xây dựng hệ thống TKKT theo chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, đồng thời cũng tìm hiểu những kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế để hoàn thiện hệ thống kế tốn cơng quốc gia từ các nước phát triển đi trước. Thông qua nghiên cứu và khảo sát thực tế trong quá trình sử dụng hệ thống TKKT HCSN để tìm hiểu những mặt đã đạt được cũng như những vấn đề hạn chế còn tồn tại của hệ thống TKKT để tìm ra giải pháp khắc phục hợp lý.
Dựa trên những kiến thức nền tảng, cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT đơn vị HCSN Việt Nam trên sự kế thừa của hệ thống TKKT hiện tại nhưng theo một hướng mới, tiến tới thống nhất với thông lệ kế tốn cơng quốc tế cũng như vẫn đảm bảo giữ được tính đặc thù của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đồng thời tìm hiểu và đưa ra các giải pháp về các vấn đề có liên quan chi phối đến việc xây dựng và ứng dụng thành công hệ thống TKKT.
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bộ tài chính, 2007. Hệ thống Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Hà Nội.
2. Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp. Nhà xuất bản Giao Thơng Vận Tải.
3. Bộ tài chính, 2006.Chế độ kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội.
4. Bộ tài chính, 2007. Tài liệu hội thảo về định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực
kế tốn cơng quốc vào Việt Nam. Hà Nội.
5. Bộ tài chính, 2008. Nội dung và hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Thống Kê.
6. Bộ tài chính, 2008. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước. Hà Nội. 7. Bộ Tài chính, 2010. Chế độ kế tốn TABMIS. Hà nội.
8. Bộ Tài chính, 2010. Thơng tư 185/2010/TT-BTC. 9. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định 202/2006/QĐ-TTg. 10. Bộ Tài chính, 2008. Quyết định 32/2008/QĐ-BTC.
11. Bùi Văn Mai, 2007. Định hướng giải pháp và lộ trình ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Hội thảo: định hướng và lộ
trình áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc vào Việt Nam, trang 9-21. Hà Nội, tháng 4
năm 2007.
12. Chính phủ, 2004. Nghị định 128/2004/NĐ – CP.
13. Dương Thị Bình Minh, 2005. Tài chính cơng. Nhà xuất bản Tài Chính.
14. Đào Thị Nguyệt Hằng, 2004. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
15. Đào Thị Bích Liên, 2007. Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Nhà nước tại Pháp và những kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam. Hội thảo: định hướng và lộ trình áp
thống chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam. Hội thảo: định hướng và lộ trình áp dụng
chuẩn mực kế tốn cơng quốc vào Việt Nam. Hà Nội, tháng 4 năm 2007.
17. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/khai-quat-he-thong-ke-toan-phap-chuong-3.125767.htm. [Ngày truy cập: 27 tháng 3 năm 2012].
18. Lư Thị Thanh Nhàn (chủ nhiệm), Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Mỹ Hồng, 2011. Tổ chức
cơng tác kế tốn cho các đơn vị HCSN có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên
cứu khoa học. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
19. Mai Thị Tươi, 2005. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện
hành. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
20. Mai Vinh, 2007. Tác động của chuẩn mực kế tốn cơng đến phương pháp lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn và theo kết quả đầu ra. Hội thảo: định
hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc vào Việt Nam, trang 106-
109. Hà Nội, tháng 4 năm 2007.
21. Nguyễn Chí Hiếu, 2004. Thiết lập hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính trong điều
kiện áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế vào đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Thị Tố Hoa, 2009. Vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế để hoàn thiện chế độ kế toán HCSN Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. 23. Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị và Trần Văn Thảo (đồng chủ biên), 2011. Giáo trình ngun lý
kế tốn. Nhà xuất bản Lao Động.
24. Quốc hội, 2002, Luật ngân sách nhà nước. 25. Quốc hội, 2003, Luật kế toán.
26. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hồi, 2012. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công dựa trên kết quả ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 258, trang 3-11. 27. Phạm Thanh Liêm, Vũ Thu Hằng, Phạm Quang Huy và Nguyễn Thị Thu, 2012. Giáo trình
Một số khuyến nghị áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế vào Việt Nam. Hội thảo: định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc vào Việt Nam, trang 86.
Hà Nội, tháng 4 năm 2007.
29. Trần Thị Ái Thúy, 2010. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho các đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
30. Võ Văn Nhị và Mai Thị Hoàng Minh, 2009. Hướng dẫn thực hành kế tốn đơn vị hành
chính sự nghiệp. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
31. Võ Văn Nhị (chủ biên), Lê Tuấn, Phạm Quang Huy, Phan Thị Thúy Quỳnh và Vũ Quang
Nguyên, 2012. Giáo trình kế tốn Hành chính sự nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đơng.
32. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Nhà xuất bản Lao Động.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
33. Beams. F, Brozovsky. J, & Shoulders, 2000, Advanced accounting, volume 2. Prentice Hall, Inc.
34. Chan. J, 2006. IPSAS and Government accounting reform in developing countries. University of Illinois at Chicago, USA.
35. http://en.wikipedia.org/wiki/International_Public_Sector_Accounting_Standards. [Ngày truy cập: 14 tháng 3 năm 2012].
36. IPSASs_ vol 1_ 2010
37. IPSASs_ vol 2_ 2010
38. TiRon TuDor & MuTiu, 2006. Cash versus accrual accounting in public sector. Babes Bolyai University, Romania.
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Nguyên tắc ghi chép các nhóm tài khoản
Để phán ánh tính 2 mặt của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các TK được thực hiện theo phương pháp “ghi kép”. Nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều TK khác hoặc ngược lại.
Nhóm TK phản ánh tài sản. Bên Nợ: - Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh tăng trong kỳ - Số dư cuối kỳ
Bên Có: Số phát sinh giảm trong kỳ
Số dư đầu kỳ được chuyển từ số dư của cuối kỳ trước Số phát sinh tăng trong kỳ là số tổng cộng bên Nợ của TK Số phát sinh giảm trong kỳ là số tổng cộng bên Có của TK
Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + số phát sinh tăng trong kỳ - số phát sinh giảm trong kỳ Nhóm TK phản ánh nguồn vốn
Bên Nợ: Số phát sinh giảm trong kỳ Bên Có: - Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh tăng trong kỳ - Số dư cuối kỳ
Số dư đầu kỳ được chuyển từ số dư của cuối kỳ trước Số phát sinh tăng trong kỳ là số tổng cộng bên Có của TK Số phát sinh giảm trong kỳ là số tổng cộng bên Nợ của TK
Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + số phát sinh tăng trong kỳ - số phát sinh giảm trong kỳ Nhóm TK trung gian
Bên Nợ: các khoản được ghi nhận từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng chi phí, làm giảm doanh thu và thu nhập; các khoản được kết chuyển vào cuối kỳ.
Bên Có: các khoản được ghi nhận từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng doanh thu và thu nhập, làm giảm chi phí; các khoản được kết chuyển vào cuối kỳ.
Các TK ngoài bảng: TK ngoài bảng ghi đơn. Ghi đơn là việc tiến hành ghi sổ một lần chỉ trên một TK duy nhất. Khi tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có và ln có số dư Nợ.
Các TK điều chỉnh: có kết cấu ngược với kết cấu của TK mà nó điều chỉnh.
Phụ lục 2: Nội dung của IPSASs Chuẩn
mực
Tên gọi Nội dung
Cơ sở dồn tích
IPSAS 1
Trình bày Báo cáo tài chính
Giới thiệu tổng thể các BCTC gồm: BC tình hình tài chính của đơn vị; BC kết quả hoạt động; BC sự thay đổi về tài sản thuần/vốn chủ sở hữu; BC lưu chuyển tiền tệ; Chính sách kế tốn và giải trình BCTC.
Hướng dẫn cấu trúc các báo cáo và những yêu cầu tối thiểu về nội dung các BCTC dựa trên cơ sở kế tốn dồn tích.
Ghi nhận, đo lường và cơng bố các sự kiện đặc biệt
Các yêu cầu về trình bày cho các khoản thặng dư và thâm hụt thuần
IPSAS 2
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn phân loại và trình bày cũng như cơ sở báo cáo các luồng tiền trong kỳ theo 3 các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
IPSAS 3
Chính sách kế tốn, và những thay đổi trong các ước tính và sai sót
Mơ tả các tiêu chuẩn cho việc lựa chọn và thay đổi các chính sách kế toán bao gồm: xử lý và công bố các thay đổi trong chính sách, sự thay đổi trong các ước tính, và sửa chữa những sai sót. Qua đó giúp nâng cao sự phù hợp, tính đáng tin cậy và khả năng so sánh của BCTC.
Công bố các u cầu về chính sách kế tốn. IPSAS
4
Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Đưa ra những nguyên tắc xử lý đối với các giao dịch bằng ngoại tệ và hoạt động ở nước ngồi thơng qua việc quyết định sử dụng tỷ giá hối đoái nào và ghi nhận trong BCTC những
tác động về mặt tài chính của sự thay đổi tỷ giá hối đoái ra sao.
Hướng dẫn chuyển đổi BCTC của các hoạt động ở nước ngoài về BCTC của đơn vị theo 2 phương pháp hợp nhất. IPSAS
5
Chi phí đi vay Đưa ra hướng dẫn hạch toán đối với chi phí đi vay, chuẩn mực yêu cầu tính vào chi phí trong kỳ đối với chi phí đi vay, nhưng theo phương pháp thay thế được chấp nhận chuẩn mực này cho phép vốn hóa chi phí đi vay khi nó phát sinh liên quan đến mua sắm, sản xuất hoặc xây dựng các tài sản dở dang. IPSAS 6 BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị bị kiểm soát
Đưa ra các yêu cầu trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất;
Hướng dẫn kế toán các khoản đầu tư vào các đơn vị bị kiểm soát trong BCTC riêng của đơn vị bị kiểm soát cũng như kế toán cho các đơn vị bị kiểm soát.
Đưa ra những hướng dẫn để xác định xem có hay khơng một đơn vị bị kiểm sốt theo mục đích BCTC.
IPSAS 7
Kế tốn các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết
Qui định phương pháp kế toán các phần sở hữu của nhà đầu tư trong các đơn vị liên kết (chuẩn mực này chỉ áp dụng đối