Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của hệ thống Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng kỹ thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 43)

Việt Nam trong 5 năm gần đây

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 6-2011, cả nước có gần 34 triệu thẻ thanh tốn do các ngân hàng phát hành, gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng... trong đó, thẻ ATM chiếm hơn 93% (gần 32 triệu thẻ). Tuy nhiên, số liệu trên sẽ không ngừng thay đổi theo chiều hướng tăng lên do các ngân hàng hiện nay vẫn đang đẩy mạnh phát triển mảng thẻ, nhất là loại thẻ ATM song song cùng với sự phát triển các loại thẻ tín dụng. Cũng theo số liệu của Cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) cho thấy, hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 11.000 máy ATM, 42.000 điểm chấp nhận thẻ (POS), hơn 40 ngân hàng phát hành thẻ.

Ba hệ thống xử lý giao dịch thẻ lớn nhất là Banknetvn, Smartlink và VNBC đã được kết nối liên thơng, hình thành một mạng lưới thanh tốn gồm 42 ngân hàng thành viên, hơn 8.000 máy ATM, chiếm khoảng 90% tổng số máy ATM hiện có trên thị trường.

Như vậy, nếu so sánh số liệu thẻ thanh toán được phát hành tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 tới nay, thì số lượng thẻ đã tăng gần gấp đơi, trong đó thị phần thị trường thẻ ghi nợ chiếm chủ yếu, trên 90%, tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (2,72%), cịn thẻ tín dụng mới chỉ được các ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian gần đây với tỷ lệ thẻ tín dụng quốc tế (1,83%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%), là một loại thẻ còn mới mẻ so với đại đa số người dân Việt. Đây chính là đặc điểm riêng khác của thị trường thẻ tại Việt Nam, phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh điều chuyển vốn quan trọng cho các ngân hàng hơn là kênh cấp tín dụng vì hầu hết lượng thẻ phát

hành trong cả nước đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó, các ngân hàng có thể tận dụng lượng tiền mặt gửi vào trong tài khoản cá nhân của khách hàng là nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp cho hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên đặc điểm thị trường thẻ ở Việt Nam là khi có dịng tiền vào thường rút ra liền sau đó, số dư tài khoản thường ít.

Theo ước tính của Hiệp hội thẻ, đến nay đã có khoảng 40% dân số Việt Nam ở độ tuổi lao động đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây là bước đột phá mà dịch vụ thẻ đã mang lại cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.

Bảng 2.1 : Số lượng phát hành thẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm ( Đơn vị tính: triệu thẻ)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2006,2007,2008,2009,2010, và 06 tháng đầu năm 2011)

Bảng 2.2 : Số lượng máy ATM và máy POS của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm (Đơn vị tính: máy) 2006 2007 2008 2009 2010 06T/2011 Số lượng máy ATM 2.154 4.300 7.600 9.700 11.000 12.000 Số lượng máy POS 14.000 23.000 25.000 34.000 50.000 58.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2006,2007,2008,2009,2010, và 06 tháng đầu năm 2011) 2006 2007 2008 2009 2010 06T/2011 Số lượng phát hành thẻ 3.5 8.28 13.4 21.5 28.5 34 Thẻ nội địa 3.34 7.80 12.80 20.5 27.22 32 Thẻ quốc tế 0.16 0.48 0.6 1 1.28 2

Lượng thẻ phát hành ra lưu thơng hiện tính đến cuối năm 2009 đã có hơn 46 tổ chức phát hành thẻ với trên 180 thương hiệu thẻ, và đến cuối năm 2010 đã có 49 tổ chức phát hành thẻ với tổng cộng gần 34 triệu thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Từ năm 2006, 2007 thị trường thẻ trở lên sơi động vì chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, tính cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam càng quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là trở thành cơng cụ hữu hiệu để các ngân hàng thâm nhập thị trường.

Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời của các ngân hàng thay nhau được tung ra thị trường, mở ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt về số lượng phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước, đây là giai đọan bùng nổ và tạo tiền đề cho sự phát triển về sau. Đầu tiên là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – Techcombank, ngân hàng này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ F@staccess, tiếp theo đó, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín – Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Sacom Visa Debit.

Dựa trên bảng số liệu thống kê trên ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây khoảng 50-100%/năm.

Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ tăng trưởng số lượng phát hành thẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2006 – 2010

0 5 10 15 20 25 30 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng phát hành thẻ (đơn vị : triệu thẻ)

3.5

8.3

14

21.5

Tốc độ phát triển của năm sau luôn cao hơn năm liền kề với mức độ tăng trưởng khoảng gấp rưỡi, cụ thể năm 2009 tăng 54% so với cuối năm 2008, năm 2010 tăng gần 20% so với năm 2009.

Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tổng doanh số thanh tốn qua ngân hàng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt chiếm 86%, thanh toán bằng điện tử chiếm trên 74%. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là các dịch vụ thanh tốn có ứng dụng công nghệ cao.

Từ năm 1996, dịch vụ thanh toán thẻ được các ngân hàng tại Việt Nam bắt đầu thực hiện. Thẻ trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ, với tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm khoảng 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thị trường dịch vụ thẻ được tăng cường và phát triển với tốc độ nhanh trong một số năm gần đây, với số lượng ATM, POS ngày càng nhiều, tính đến năm 2010 là gần 11,000 ATM và 50,000 POS so với 9,700 ATM và 34,000 POS năm 2009, bao gồm gần 7,600 ATM và hơn 25.000 POS năm 2008, so với 4,300 ATM và 23,000 POS năm 2007, 2154 ATM và 14,000 POS năm 2006. Có thể thấy, trong vịng 5 năm số lượng máy ATM đã tăng gấp 05 lần, POS tăng gần gấp 5 lần.

Biểu đồ 2.2 : Biểu thị biểu đồ tăng trưởng số lượng lắp máy ATM và POS của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2006 – 2010

Nhiều ngân hàng phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng, nhưng một thực tế là trong giai đoạn từ năm 2006- 2007 việc liên thơng giữa các ngân hàng cịn gặp khó khăn, gây tình trạng phiền hà trong quá trình sử dụng thẻ của các chủ thẻ. Trong năm 2006, Ngân hàng nhà nước đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương thực hiện thanh toán bù trừ nội địa thẻ Visa đã giúp cho các ngân hàng thành viên tiết kiệm được khoản phí chuyển đổi ngoại tệ phải trả cho tổ chức thẻ Visa đối với các giao dịch thẻ được thực hiện trong nước. Đây là một trong những tiền đề đầu tiên để các ngân hàng thành viên thúc đẩy việc kết nối liên thông tạo sự thúc đẩy thị trường thẻ và nâng cao sự cạnh tranh của thương hiệu thẻ Việt Nam. Sau đó các liên minh chuyển mạch thẻ ra đời, đã trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường trong một giai đoạn nhất định.

Tại Việt Nam, hiện có ba đơn vị lớn nhất đang làm dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết tốn các giao dịch thẻ có tính chất đa phương (bao gồm

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Doanh số máy ATM Doanh số máy POS năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010

từ 3 thành viên trở lên), đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đứng đầu Liên minh Smartlink, Ngân hàng Đông Á đứng đầu Liên minh VNBC và Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đứng đầu Liên minh Banknetvn.

Trong 3 hệ thống thẻ liên kết hiện hành, nếu so sánh về số lượng ATM, POS và lượng thẻ phát hành thì riêng Banknetvn có 15 thành viên với số lượng thẻ ATM chiếm 60% thị phần với số lượng thẻ với 3.600 ATM, 12.500 POS và hơn 7 triệu thẻ, tiếp theo là liên minh Smartlink với khoảng 2.800 ATM, 18.600 POS và 5,8 triệu thẻ lưu hành, cuối cùng là liên minh VNBC với gần 1000 ATM, 1.700 POS và 2,3 triệu thẻ. Theo đó, hiện hệ thống của Banknetvn chiếm thị phần lớn nhất (64% trong tổng số thẻ lưu hành) và mạng lưới lớn nhất (63% ATM và 49% POS), tiếp theo là hệ thống của liên minh Smartlink (53% thị phần, 48% ATM và 73% POS), cuối cùng là hệ thống của liên minh VNBC (21% thị phần, 17% ATM và 7% POS).

Cuối năm 2007, hai liên minh thẻ Banknetvn và Smartlink đã ký thỏa thuận kết nối mạng lưới thanh tốn thống nhất trên tồn quốc, và năm 2008 dưới sự lãnh đạo của ngân hàng nhà nước, hai liên minh thẻ lớn nhất (chiếm hơn 80% thị trường thẻ Việt Nam) là Banknetvn và Smartlink đã tiến hành kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng, đồng thời định hướng phát triển các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam. Điều này cho phép chủ thẻ của bất kì ngân hàng nào nằm trong liên minh của hai tổ chức này đều có thể sử dụng máy ATM của nhau để thực hiện giao dịch.

Đến ngày 20/05/2010 thị trường thẻ thanh tốn Việt Nam đã chính thức được liên thơng tồn bộ khi hệ thống chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và hệ thống thẻ VNBC chính thức kết nối. Việc kết nối Banknetvn và VNBC cùng với thành công trong kết nối của Banknetvn-Smartlink từ cuối 2009 đã chính thức kết nối liên thơng giữa hệ thống thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng trong nước, tạo ra một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp. Kể từ 20/05/2011 thẻ thanh tốn trên tồn quốc có thể dùng thẻ của ngân hàng này tại bất cứ điểm giao

dịch ATM của bất kỳ ngân hàng khác. Chính vì vậy, việc kết nối thống nhất hệ thống thẻ thanh toán của tất cả các ngân hàng trong nước sẽ tạo ra một mạng lưới các máy ATM/POS dùng chung giữa các ngân hàng rộng khắp trên cả nước, mang lại nhiều thuận lợi và tiện ích cho khách hàng dùng thẻ. Tốc độ phát triển và tiềm năng của thị trường thẻ được đánh giá rất cao.

Qua máy ATM, nhiều dịch vụ đã được triển khai như: rút tiền, vấn tin tài khoản, sao kê số dư, chuyển khoản, thanh tốn hố đơn hàng hóa dịch vụ, mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, trả tiền bảo hiểm qua thẻ…

Hiện nay, đa số thẻ ATM tại Việt Nam đều áp dụng cơng nghệ bảo mật bằng từ tính, chỉ có một số ngân hàng đi sau hoặc các loại thẻ thế hệ sau mới áp dụng công nghệ bảo mật bằng chip. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng trong nước là từng bước chuyển từ hình thức thẻ từ sang thẻ chip theo đúng chuẩn của tổ chức quốc tế. Do rủi ro của việc sử dụng thẻ từ cịn cao, cơng nghệ làm giả nhiều, nên các nước trong khu vực và trên thế giới đang dần loại bỏ thẻ từ để giảm thiếu rủi ro tới mức thấp nhất.

Số lượng thẻ tuy có sự tăng vượt bậc, tỷ lệ tăng của năm sau tăng từ 50% – 100% so với năm trước, nhưng nhìn một cách tổng quát, số lượng thẻ hiện có trên thị trường cịn thấp so với tiềm năng thị trường lao động của Việt Nam, lý giải cho hiện tượng trên là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang phát triển là 75-90%. Riêng đối với nước ta, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu, được người dân ưa chuộng, và ngay cả đối với các đơn vị chấp nhận thẻ, với trên 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo phương thức này. Bản thân hệ thống ATM hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các giao dịch đều để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện ích khác như chuyển khoản, thanh tốn dịch vụ

bảo hiểm, tiền điện, cước phí điện thoại, nhưng cá nhân khách hàng chỉ thực hiện giao dịch rút tiền mặt và thực hiện lấy tiền mặt để chi trả cho các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng kỹ thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)