Kiến nghị với các cơ quan hữu trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng kỹ thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 104)

3.3 Hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu trách

3.3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ đóng vai trị là nhà quản lý đất nước, đảm bảo an ninh, kinh tế, xã hội theo những mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra. Đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, tạo điều kiện an tâm cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, và hoạt động ngân hàng nói riêng.

Nhà nước cần áp dụng các chính sách, cơ chế khuyến khích việc phát triển thẻ như việc ban hành qui định các doanh nghiệp nhà nước, các công nhân viên chức trả lương qua tài khoản ngân hàng. Chính phủ qui định việc hạn chế việc mang ngoại tệ ra khỏi đất nước… tât cả những qui định đó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

Cần có những cơng cụ pháp luật rõ ràng, minh bạch cho loại hình tội phạm mới về việc gây thiệt hại cho các ngân hàng như cần có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội phạm làm và tiêu thụ thẻ giả cũng như hành vi lừa đảo hoặc cấu kết thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo. Các hình phạt phải mang tính răn đe để ngăn chặn tội phạm này. Tham khảo luật và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà khơng mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật Việt Nam.

Tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, năng động, chính sách thu hút đãi ngộ các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư, mở rộng hoạt động giao lưu với các ngân hàng trong nước.

3.3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý cao nhất về hoạt động ngân hàng trên toàn quốc, với mục tiêu là điều hành hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

theo định hướng chính sách tiền tệ tại từng thời điểm phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mơ mà chính phủ đặt ra.

Thực hiện việc thống nhất mạng lưới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn trên phạm vi tồn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thẻ của các ngân hàng đều có thể sử dụng tại hầu hết các máy ATM, thiết bị POS. Máy ATM của các ngân hàng cho phép chủ thể thực hiện giao dịch rút tiền và chuyển khoản trong nội bộ các ngân hàng và trong hệ thống liên ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với chủ thẻ để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng, trách nhiệm của các ngân hàng trong việc quản lý và quản trị rủi ro của các đơn vị chấp nhận thẻ, chủ thẻ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia trong quá trình thanh tốn, tạo thêm lịng tin của người dân đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Cần có quy định của ngân hàng nhà nước về chuẩn mực hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho các bên liên quan trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ, qui định chuẩn mực thẻ cho các ngân hàng thực hiện theo đúng cam kết đề ra, tạo sự thống nhất trong toàn quốc về cung cấp dịch vụ, nâng cao hình ảnh về chất lượng dịch vụ của các ngân hàng tại Việt Nam trên phạm vi khu vực và trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước cần là đầu mối thu thập và lưu trữ thơng tin tín dụng cho hoạt động thẻ của chủ thẻ làm ngân hàng dữ liệu cho việc đối chiếu, tham khảo của các ngân hàng trong việc kiểm tra, đối chiếu và quản trị rủi ro. Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thơng tin tín dụng theo hướng sau theo các tiêu thức: số lượng thẻ tín dụng đã phát hành, phát hành tại tổ chức nào, tình hình thanh tốn sao kê, thanh tốn nợ cho ngân hàng phát hành thẻ, có liên quan đến hành vi gian lận.

Thường xuyên tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động thẻ của các ngân hàng. Hỗ trợ các ngân hàng nhận biết rủi ro tiềm ẩn, rủi ro hoạt động và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.

Ngân hàng nhà nước cần là đầu mối phối hợp với Bộ công an để đảm bảo an toàn cho hoạt động an ninh thẻ và phòng chống tội phạm thẻ trên mọi mặt trận, ngăn chặn tình hình tội phạm ATM.

3.3.3.3 Kiến nghị với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Để hạn chế rủi ro và tạo dựng một thị trường thẻ Việt Nam an toàn và phát triển, ngồi những giải pháp mang tính nội bộ, các ngân hàng cũng phải có sự đồng thuận, hợp tác để cùng nhau chia sẻ thông tin, xây dựng một môi trường thật sự bảo mật, cơng nghệ cao trong q trình phát hành và thanh tốn thẻ.

Khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển đổi từ thẻ từ sang phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV và sử dụng hệ thống, công cụ quản lý rủi ro hiện đại, hiệu quả

Hiệp hội các ngân hàng cần đóng vai trị chủ động trong việc kiềm chế các lãi suất huy động, đề ra thống nhất mức phí thanh tốn tối thiểu và việc áp dụng thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hiệp hội thẻ cần đề ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng, nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thơng tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa cơng nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro hoạt động. Liên minh thẻ cần là đầu mối phối hợp với ngân hàng nhà nước để nghiên cứu, ứng dụng những quản trị rủi ro trong quản lý thẻ, đầu mối trong việc phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế, liên kết với ngân hàng nhà nước mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 03, với những giải pháp và kiến nghị đưa ra cho các cơ quan quản lý như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế tối đa những rủi ro gặp phải. Để đạt được hiệu quả cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban lãnh đạo ngân hàng Kỹ thương Việt Nam và các cơ quan quản lý nhằm thiết lập cơ chế quản lý hiệu quả. Với mục tiêu đặt ra là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và là ngân hàng cung ứng dịch vụ chất lượng thì địi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của đội ngũ cán bộ nhân viên Techcombank.

KẾT LUẬN

Với hơn 40 tổ chức và ngân hàng tham gia hoạt động trong lĩnh vực thẻ trên phạm vi cả nước cùng quy mô ngày càng lớn, thời gian qua, hoạt động thẻ đã góp phần khơng nhỏ vào quá trình thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc thanh toán khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, các ngân hàng đã rất tích cực đẩy mạnh cả hoạt động phát hành và thanh tốn nhằm mang nhiều sản phẩm tiện ích tới tay người tiêu dùng và giúp cho dịch vụ thẻ trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với một thị trường thẻ cịn mới và có quy mơ và tốc độ tăng trưởng lớn như hiện nay thì đây cũng là mơi trường thuận lợi để tội phạm gia tăng hoạt động. Các loại hình tội phạm ngày càng tinh vi, địi hỏi các ngân hàng càng ngày phải thắt chặt công tác quản trị rủi ro để giảm thiểu tổn thất và ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng, tổ chức thẻ và Hiệp hội thẻ, của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ. Việc đề ra các giải pháp được đưa ra trong luận văn này yêu cầu sự đồng bộ của các phòng ban và Ban lãnh đạo của ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, với sự chỉ đạo và điều hành từ Ngân hàng nhà nước, Chính phủ.

Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Huy Hồng đã tận tình hướng dẫn, và các Anh/Chị/Bạn đồng nghiệp tại Trung tâm thẻ và Dịch vụ tài khoản cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.

Do cịn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng tơi chưa làm được điều đó trong bài viết này, tơi rất mong có thể quay lại nghiên cứu trong một ngày gần đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Hải Hà, Đặng Thị Thanh (12/2007), “Thị trường thẻ Việt Nam hiện tại và tương lai”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, http://ww.sbv.gov.vn

2. Phạm Thị Bích Hạnh (09/2008), “Định hướng phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế (số 215)

3. Ninh Hằng, Sao Nguyễn, “Việc chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip sẽ mang lại lợi ích trong tương lai”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

4. Trần Huy Hoàng (2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao động xã hội, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. Trần Hoàng Ngân (2007), “Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân

hàng”, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010), “Báo cáo thường niên”

7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010), “Báo cáo thường niên”

8. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (ban hành và lưu nội bộ), “Qui trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế; thẻ ghi nợ nội địa; thẻ F@stAcess”, “Qui trình vận hành và quản lý rủi ro sử dụng thẻ”.

9. Lê Thị Kim Thu, “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng”, Trung tâm thẻ ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam BIDV,

http://www.bidv.com.vn

10. Bùi Quang Tiên (12/2007), “Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất – một xu thế tất yếu khách quan tại Việt Nam ”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 11. Trung tâm thẻ và Dịch vụ tín dụng Tiêu dùng - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2008, 2009, 2010 và 06 tháng đầu năm 2011), “Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ”.

12. http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/hacker-virus/2011/01/3ba25574/

14. http://bookjob .vn. 15. http://www.scribd.com/doc/50676902/26/Qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD- r%E1%BB%A7i-ro-trong-thanh-toan-th%E1%BA%BB. 16. http://cafef.vn/20110608051438373CA34/83-luong-the-atm-chi-dung-cho-muc- dich-rut-tien-mat.chn 17. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/ 18. http://cafef.vn/2011317165847512CA34/the-thanh-toan-quoc-te-tien-ich-va-bat- cap.chn 19. http://www.researchandmarkets.com/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng kỹ thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 104)