CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN CEN SÀI GÒN – TP .HCM
2.3. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Bất động
2.3.1.2. Yếu tố kinh tế
Mơi trường kinh tế tồn cầu trở nên kém thuận lợi hơn. Tăng trưởng tồn cầu đang trì trệ, sự phục hồi trong thương mại và các hoạt động sản xuất, chế biến đang bị mất đà. Cú sốc đại dịch Covid-19 để lại gây nên sự suy thoái của nhiều ngành, dẫn đến suy giảm kinh tế
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP các nước
Nguồn: Ngân hàng Quốc tế
Tăng trưởng GDP các quốc gia có xu hướng giảm từ 5.9 % năm 2019 xuống 2.3% năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 các hoạt động kinh tế bị chững lại, các ngân hàng trung ương tiếp tục rút dẫn chính sách tạo thuận lợi, thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục yếu đi trong điều kiện căng thẳng gia tăng của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù mơi trường tồn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng. Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2020, nhưng mức tăng GDP 2,91% trong năm nay là mức tăng trưởng thấp nhất của thập kỷ 2011-2020.
Hình 2. 2: GDP Việt Nam giai đoạn 2021
Nguồn: Ngân hàng Quốc tế
Năm 2020, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 3 cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2001) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160 ngàn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119,8 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.
Cũng trong năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua.