CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.5 Thực trạng hoạt động Mobile marketing tại thành phố Hồ Chí Minh
Minh:
Năm 2007, thế hệ điện thoại Iphone đầu tiên ra đời đã đánh dấu một bước
ngoặc mới trong lĩnh vực điện thoại di động, đó chính là sự khai sinh ra dòng
điện thoại với nhiều tính năng mới mang tên Smartphone. Khoảng thời gian
2007-2008 cũng đánh dấu một cơn sốt sử dụng Iphone trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ, thị trường điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí
Minh cũng bắt đầu xuất hiện những chiếc Iphone-thế hệ Smartphone đầu tiên. Kể từ đó các hãng điện thoại lớn trên thế giới như Nokia, Samsung, Sony…cũng
hoạch định chiến lược phát triển các dòng điện thoại Smartphone để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng. Có thể nói, thị trường Smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu từ 2007 nhưng ở một lĩnh vực khác đó là các hoạt động
Marketing áp dụng cơng nghệ số (digital marketing) thời điểm đó lại khơng phát triển tương ứng với nhịp độ của thế giới. Lúc bấy giờ, khái niệm Mobile marketing không phổ biến và hầu như chưa có một doanh nghiệp nào tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng trong các chương trình Marketing của doanh nghiệp, ngoại trừ những doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài và được sự hậu thuẫn của các công ty mẹ như công ty Cocacola, Unilever, P&G…số doanh
nghiệp áp dụng hình thức này là rất ít và chưa có một con số thống kê nào đo lường được hiệu quả của loại hình này.
Cho đến thời điểm 2009-2010, khi mà các hãng điện thoại lớn đều đồng
loạt cho ra đời nhiều dòng điện thoại Smartphone và ngày càng có nhiều người có khả năng sử dụng Smartphone hơn trước. Cùng với đó là sự phát triển công nghệ thông tin, độ bao phủ hệ thống internet ngày càng rộng, hệ thống công nghệ viễn thông của Việt Nam được nâng cấp mang đến một sức bật mới cho sự phát triển của thị trường các thiết bị di động tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên so với thế giới thì việc áp dụng Mobile marketing tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ở giai đoạn đầu là các loại hình cơ bản như SMS
marketing, Mobiweb và các ứng dụng trên thiết bị di động,
Với vị thế là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình Digital marketing bởi quy mơ thị trường lớn so với cả nước:
+ Theo số liệu được tác giả tính tốn từ dữ liệu của Tổng cục thống kê thì
tính đến hết ngày 31-12-2012 tại TP.HCM có 136.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, chiếm gần 29% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.
+ GDP/người là 3,600 với dân số cuối 2012 là gần 7,8 triệu người (Báo
cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh dân số (2003-2013) ngày 3/7/2013 của UBND TPHCM) [9]
+ Cùng với đó là nhu cầu sử dụng Smartphone tăng cao: trong quý 2/2013, smartphone trên thị trường Việt Nam tăng gấp đơi so với năm ngối. Cụ thể trong số 5,8 triệu máy điện thoại nhập vào thị trường VN, smartphone chiếm 32,7% (cùng kỳ năm ngoái là 14,7%) [3].
Với những yếu tố đó cùng với việc hạ tầng viễn thông, internet được đẩy mạnh phát triển, thành phố Hồ Chí Minh được kì vọng sẽ là nơi phát triển được loại hình Mobile marketing nhanh chóng, nhưng trên thực tế, vòng 3 năm trở lại
đây chưa đạt được những bước tiến đáng kể: (1) hoạt động marketing trên thiết
bị di động vẫn chủ yếu là bằng SMS marketing nhưng lại bị lạm dụng tràn lan
gây ra tình trạng tin nhắn rác, spam gây ra phản ứng tiêu cực từ phía người nhận quảng cáo. Ngồi ra, một nguyên nhân khác được đưa ra là do (2) cơ sở pháp lý
điều chỉnh hoạt động Mobile marketing chưa đồng bộ, dẫn đến việc lạm dụng
quá đà ở một số doanh nghiệp, điển hình là việc sử dụng trái phép cơ sở dữ liệu
của khách hàng như số điện thoại, email để quảng cáo tràn lan mà khơng có sự sàng lọc khách hàng mục tiêu, thực trạng này diễn ra trong một thời gian dài khiến cho người dùng điện thoại di động nói chung có phản ứng không tốt về Mobile marketing khi họ nhận được những thông điệp tương tự trên điện thoại của họ. Mặc dù việc ban hành Nghị định 77 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác [5] đã giúp chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên thuê bao di động từ đầu năm 2013 đến nay, tuy nhiên do đặc thù phát
triển nhanh của lĩnh vực Công nghệ thông tin nên thực trạng tin nhắn rác vẫn xảy ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn mà khung pháp lý hiện tại chưa thể kịp
thời điều chỉnh. Bên cạnh đó, thị trường quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh (3) chưa có một thống kê đầy đủ nào đo lường hiệu quả cũng như sự tương tác
giữa người dùng Smartphone với các doanh nghiệp áp dụng loại hình Mobile marketing dẫn đến việc tiếp cận các doanh nghiệp có nhu cầu muốn thuê các đơn
vị quảng cáo để thực hiện các chương trình marketing nhưng lại chưa thể có được cơ sở để đánh giá hiệu quả của Mobile marketing so với các chương trình
marketing khác mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Hiện nay, các tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới như WPP (tập đoàn quảng cáo lớn của Anh), Omnicom (Mỹ), Dentsu (Nhật Bản) đều đã có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp nội như Admicro- Vccorp (công ty truyền thông và thông tin Việt Nam), Eclick của FPT, Adsnet-VNPT…sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quảng cáo số (Digital marketing), đồng thời với trình độ và sự chuyên nghiệp ngày càng cao của các doanh nghiệp này hứa hẹn sẽ tạo ra một bước đột phá mới trong sự phát triển của lĩnh vực quảng cáo số nói chung và quảng cáo trên Smartphone nói riêng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.