Tình hình hoạt động Mobile marketing trên Smartphone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của mobile marketing lên thái độ và hành vi khi tiếp nhận quảng cáo của người dùng smartphone tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Tình hình hoạt động Mobile marketing trên Smartphone

Trong việc đăng ký nhận các thông điệp quảng cáo qua thiết bị Smartphone (email, ứng dụng thông báo, tin nhắn, các thông điệp quảng cáo khi truy cập mạng…) thì chỉ có 37,1% tương đương 105 người trả lời có đăng ký nhận quảng cáo qua số điện thoại của họ hoặc là qua email, hay qua các ứng

dụng trên Smartphone. Có đến 178 người (xấp xỉ 62,9%) trong tổng số 283 người trả lời rằng họ khơng có đăng ký nhận các thông điệp quảng cáo qua chiếc

Smartphone mình đang sử dụng. Điều này cho thấy một thực tế là người dùng rất ngại bị quấy nhiễu với những loại quảng cáo mà họ khơng quan tâm, nó sẽ gây

cho người dùng sự khó chịu và đa phần họ không muốn đăng ký nhận các tin

nhắn hay các loại thông điệp quảng cáo dạng này qua chiếc Smartphone của họ.

Bảng 4.8: Đăng ký nhận QC qua điện thoại

Tần suất Tỉ lệ (%) Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ

Valid Có 105 37,1 37,1 37,1

Không 178 62,9 62,9 100,0

Total 283 100,0 100,0

Ở đây ta cần chú ý một chi tiết, đó là bên cạnh những người tham gia trả

lời cho biết họ có nhận được thơng điệp quảng cáo trong thời gian gần đây

(85,5%) (bảng 4.5), nhưng chỉ có 37,1% trong số họ là thực hiện hành động

hàng ngày vẫn nhận được quảng cáo. Đây là dấu hiệu chỉ ra những yếu kém và tồn tại của việc quản lý lơi lỏng đối với hoạt động này ở Việt Nam.

Vậy họ nhận được những loại quảng cáo nào khi sử dụng Smartphone, bảng thống kê dưới đây cho thấy rằng loại hình quảng cáo mà người dùng

Smartphone nhận được nhiều nhất là quảng cáo qua tin nhắn với 216 người, còn quảng cáo qua game/ứng dụng trên thiết bị di động thì có 105 người trả lời là có nhận được loại hình này, kế đến là 75 người với loại hình quảng cáo qua hình ảnh/video/banner… khi lướt web, chỉ có 7 người nói rằng họ có nhận được dạng

quảng cáo tương đối mới ở Việt Nam đó là quảng cáo qua bluetooth/ định vị

GPS/ mã QR code. Điều này cho thấy một thực tế rằng hoạt động Mobile marketing tại Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển với biểu hiện chỉ là những loại quảng cáo cơ bản như tin nhắn SMS, quảng cáo hình ảnh

banner trên các trang web…mà chưa có một sự phát triển rõ nét cho các loại hình

Mobile marketing tiên tiến như sử dụng công nghệ bluetooth hay định vị GPS và công nghệ mã vạch QR code.

Bảng 4.9: Loại hình quảng cáo nhận được

Tần suất (tỉ lệ %) Tần suất xuất hiện (1) Tần suất xuất hiện (2) Tần suất xuất hiện (3) Tổng Quảng cáo qua tin nhắn 216

(76,3%)

216 Quảng cáo qua hình

ảnh/video/banner… khi lướt web

22 (7,8%)

53 75

Quảng cáo qua bluetooth, định vị GPS, mã QR code

1 (0,4%)

6 7

Quảng cáo qua game, ứng dụng di

động

44 (15,5%)

33 23 5 105

Total 283

Bảng 4.10: Lĩnh vực mong muốn nhận quảng cáo

Tần suất Tỉ lệ/524 câu trả lời Tỉ lệ/283 người khảo sát

Điện tử viễn thông 107 20.4% 37.8%

Thời trang, làm đẹp 124 23.7% 43.8%

Giáo dục, y tế 63 12.0% 22.3%

Ăn uống, du lịch 120 22.9% 42.4%

Ơ tơ xe máy 64 12.2% 22.6%

Không muốn nhận quảng cáo 46 8.8% 16.3%

Lĩnh vực mà các chủ nhân Smartphone ưa chuộng và thích được nhận các thông tin quảng cáo nhất là các thông tin về mảng Thời trang/làm đẹp với 124

người trả lời, kế đến là lĩnh vực thuộc Ẩm thực và du lịch với 120 người, cịn vị

trí thứ 3 thuộc về lĩnh vực Điện tử/viễn thơng. Ta có thể thấy 3 vị trí đầu tiên này là những lĩnh vực rất phù hợp cho hoạt động Mobile marketing phát triển mạnh bởi nó là những lĩnh vực mà người tiêu dùng có nhu cầu rất lớn và mong muốn tìm kiếm thơng tin về nó. Vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt thuộc về lĩnh vực Ơ tơ/xe

máy/nhà đất (64 người trả lời) và giáo dục/y tế (63 người trả lời). Trong 46 người

trả lời không muốn nhận quảng cáo, có thể họ muốn nhận quảng cáo từ những lĩnh vực khác như Kinh tế/tài chính nhưng do tác giả không liệt kê đầy đủ trong bảng câu hỏi khảo sát nên có thể họ sẽ đánh vào mục không muốn nhận quảng cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của mobile marketing lên thái độ và hành vi khi tiếp nhận quảng cáo của người dùng smartphone tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)