1.1 .Truyền thông xã hội
1.1.1 .Quan điểm về truyền thông xã hội
1.2. Mạng xã hội
1.2.1 Khái niệm
Mạng xã hội còn đƣợc gọi là mạng xã hội ảo, mạng xã hội trực tuyến. Tên gọi trong tiếng Anh của mạng xã hội là social network hay vitural network. Khái niệm về mạng xã hội là một khái niệm rộng lớn và đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới định nghĩa theo những cách khác nhau.
Trong cuốn sách phát hành online Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship (Trang mạng xã hội: Định nghĩa, lịch sử và học thuật), hai tác giả
Danah M. boyd và Nicole B. Ellison cho rằng: “Trang mạng xã hội là dịch vụ dựa
trên nền tảng web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công trong một hệ thống giới hạn, thiết lập rõ ràng danh sách các người dùng mà họ có thể chia sẻ một kết nối, hoặc duyệt và nghiên cứu hồ sơ của những người khác trong hệ thống. Tính chất, tên gọi của các kết nối có thể thay đổi từ trang này sang trang khác” [70].
Trong luận văn tiến sĩ Online Social Networks: Measurement, Analysis, and Applications to Distributed Information Systems (Mạng xã hội trực tuyến: Đo lƣờng, phân tích và Các ứng dụng hệ thống thông tin phân tán), tiến sĩ Alan E. Mislove khẳng định: “Một mạng xã hội trực tuyến là một hệ thống mà người dùng sử dụng
các hồ sơ bán cơng khai hoặc hồn tồn cơng khai để thiết lập các mối quan hệ của mình. Mạng xã hội trực tuyến phục vụ cho nhiều mục đích, nhưng có ba vai trị chính phổ biến trên tất cả các trang web. Đầu tiên, mạng xã hội được sử dụng để duy trì và tăng cường các mối quan hệ hiện có, hoặc tạo những quan hệ xã hội mới. Thứ hai, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để mỗi thành viên đăng tải lên thơng tin của chính mình. Nội dung thơng tin được chia sẻ thường xun thay đổi từ trang này sang trang khác. Thứ ba, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để tìm kiếm các nội dung mới, thú vị bằng cách chọn lọc, đề xuất những nội dung đã được tải lên bởi người sử dụng” [66].
Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đƣa ra những định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hịa (Trƣởng bộ mơn Đô thị học trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) lại quan niệm: “Theo cách hiểu truyền thống thì mạng xã hội là một sự liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội. Tương tự nhóm xã hội, người ta có thể liệt kệ ra rất nhiều loại mạng xã hội dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức và mạng khơng chính thức, mạng thực và mạng quy ước, mạng lớn và nhỏ”. Định nghĩa này nhìn nhận mạng xã hội theo cách
truyền thống, coi đây là một dạng tổ chức nhằm thực hiện một số chức năng xã hội, không phụ thuộc vào môi trƣờng truyền thông [60].
Tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:“Mạng xã hội ảo là một trang web mà tại đó một người có thể kết nối với
rất nhiều người thơng qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…”.
Có thể thấy, định nghĩa này chƣa đƣa ra đƣợc đầy đủ các đặc điểm của mạng xã hội. Từ các quan niệm kể trên, tác giả đƣa ra quan điểm của mình về mạng xã hội nhƣ sau:
Mạng xã hội (social network) là một sản phẩm của thế hệ web 2.0, cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công khai trên môi trường internet để chia sẻ và lưu trữ thông tin cá nhân. Người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ, tìm kiếm thơng tin và liên kết với những thành viên khác có cùng sở thích, lợi ích, nhu cầu, nơi ở hay đặc điểm học vấn…
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
1.2.2.1 Trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, thực chất mạng xã hội đã xuất hiện từ khi thế giới loài ngƣời manh nha xuất hiện, bằng các hoạt động vui chơi, giải trí, chia sẻ thơng tin trong một bầy đàn. Tiếp đó, mạng xã hội phát triển hơn trong những xã hội có tổ chức, bằng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa nghệ thuật, giải trí…Sau khi internet ra đời, mạng xã hội đƣợc thu hẹp hơn và trở thành định nghĩa về một môi trƣờng phát triển trên thế giới ảo.
Sản phẩm World Wide Web (gọi tắt là Web) do viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee phát minh vào ngày 12/03/1989 là tiền đề cơ bản giúp mạng xã hội ra đời. Đây là mạng lƣới tồn cầu – nơi mọi ngƣời có thể truy cập qua máy tính nối với mạng internet. Các tài liệu trên web đƣợc lƣu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), ngƣời dùng phải sử dụng một chƣơng trình gọi là trình duyệt web (web browser) để đọc siêu văn bản. Ngƣời dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để kết nổi với tài liệu khác, hoặc gửi thơng tin phản hồi theo máy chủ trong q trình tƣơng tác.
5 năm sau, thế hệ Web 2.0 đầu tiên đƣợc Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media đƣa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất tại Mỹ. Dougherty không
đƣa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh để phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0… Theo đó, sự khác biệt của Web 2.0 là có thể chạy trên mọi ứng dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, dữ liệu có vai trị then chốt; Phần mềm đƣợc cung cấp ở dạng dịch vụ web và đƣợc cập nhật không ngừng; Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng…Với những đặc điểm trên, có thể nói Web 2.0 chính là nền tảng kĩ thuật hồn hảo dành cho mạng xã hội.
Cuối năm 1994, David Bohnett và John Rezner (hai nhà sáng lập của Beverly Hills Internet) đã thành lập trang GeoCites, với ý tƣởng để cho ngƣời dùng tạo ra trang web riêng của họ. Tại đây, ngƣời dùng có thể tạo ra các trang web và đặt chúng tại một “thành phố” (city). Năm 1995, mạng xã hội mang tên TheGlobe.com ra đời. Trang web cho phép ngƣời dùng xuất bản nội dung theo ý mình, đồng thời có thể dễ dàng tƣơng tác với bạn bè cùng chung sở thích. Tuy vậy, do thiếu chiến lƣợc lâu dài, mạng xã hội này nhanh chóng phải đóng cửa.
Đầu những năm 2000, các trang mạng xã hội dùng để tìm kiếm bạn bè phát triển hơn, đáng chú ý nhất trong số đó là Friendster. Friendster tập trung vào việc cho phép những ngƣời bạn-của-bạn bè có thể làm quen và tìm hiểu lẫn nhau. Friendster hoạt động dựa chính vào ngƣời dùng và có tới 3 triệu ngƣời tham gia ngay trong 3 tháng đầu ra mắt. Các trang web tƣơng tự đƣợc tạo ra trong cùng khoảng thời gian này bao gồm Cy World, Ryze, và LinkedIn.
Năm 2004, Facebook ra đời bởi sự sáng lập của Mark Zuckerberg – khi đó đang là sinh viên của Đại học Harvard. Sự xuất hiện của mạng xã hội này đã tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng internet trên toàn thế giới. Theo thống kê của Search Engine Journal vào năm 2014, Facebook đang thu hút đông đảo thành viên nhất với hơn 1,15 tỷ ngƣời dùng; Twitter có 440 triệu ngƣời dùng; Google+ hiện đã đạt đến 359 triệu ngƣời dùng hoạt động hàng tháng…Ngoài ra, các mạng xã hội khác cũng phát triển mạnh mẽ nhƣ Pinterest; Instagram, LinkedIn, YouTube, Tumblr [9].
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Mạng xã hội phát triển khá muộn màng tại Việt Nam, khi mà đến những năm 2005 – 2008, các blog cho phép chia sẻ nội dung thơng tin và hình ảnh đơn giản mới
xuất hiện, trong đó điển hình là Yahoo!360. Đến năm 2009, Zing Me ra đời và trở thành mạng xã hội Việt thành công nhất trong một thời gian ngắn. Tính tới năm 2011, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên. Giữa năm 2010, mạng xã hội Go.vn do Tổng công ty truyền thơng VTC đầu tƣ xuất hiện. Đã có thời điểm, Go.vn đạt con số 3 triệu thành viên.
Tuy vậy, các trang mạng xã hội Việt Nam nhanh chóng bị Facebook vƣợt mặt, đây thực tế cũng là xu hƣớng chung trên toàn thế giới, đặc biệt là các nƣớc Châu Á. Vào thời điểm tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã chính thức vƣợt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều ngƣời dùng nhất Việt Nam [14]. Trong khi các địa chỉ nhƣ Zing Me, Yume, Go.vn…ngày càng trở nên xa lạ thì Facebook đã trở thành “món ăn tinh thần” khơng thể thiếu của ngƣời Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Theo thống kê mới nhất của WeAreSocial vào tháng 01/2014, tỉ lệ ngƣời xâm nhập mạng xã hội trên tổng dân số Việt Nam là 38%; Thời lƣợng ngƣời dùng trung bình vào các mạng xã hội là 2h23 phút; Tỉ lệ ngƣời dùng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại là 58%; Tỉ lệ ngƣời dùng sử dụng các dịch vụ theo địa điểm là 25%. [19]. Mạng xã hội đang trở thành kênh thơng tin lớn nhất, có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu rộng tới phong cách, lối sống ngƣời Việt.
1.2.3. Một số đặc điểm của mạng xã hội
1.2.3.1. Tính đa phƣơng tiện
Tính đa phƣơng tiện của mạng xã hội thể hiện ở việc ngƣời dùng có thể xử lý và tiếp nhận thông tin theo nhiều cách khác nhau: chữ viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hình khối…Mạng xã hội hoạt động dựa trên nền tảng của Web 2.0 với nhiều tiện ích và ứng dụng. Sau khi thiết lập một hồ sơ cá nhân riêng với việc tùy chỉnh thơng tin cá nhân, ngƣời dùng có thể chia sẻ mọi vấn đề mình u thích, quan tâm. Các mạng xã hội hàng đầu hiện nay nhƣ Facebook, Zing Me, Twitter…đều cho phép ngƣời dùng chia sẻ trạng thái, các bài hát, bộ phim hay video, hình ảnh do bản thân mình tự sản xuất. Mạng xã hội cũng có những tính năng rất quan trọng để các thành viên liên kết, tìm hiểu lẫn nhau thông qua việc sử dụng ơ tìm kiếm, hộp tin nhắn, phần mềm chat với bạn bè, hộp thƣ điện tử…
1.2.3.2. Tính kết nối cộng đồng
Mạng xã hội mở rộng khả năng kết nối con ngƣời cả về không gian và thời gian. Chỉ cần một cú click chuột, thành viên mạng xã hội có thể kết bạn, theo dõi hoặc trở thành ngƣời hâm mộ của một nhóm, một cá nhân có chung sở thích hay mục đích. Tất cả các thành viên sẽ trao đổi thông tin với nhau một cách thƣờng xuyên thông qua việc đƣa ra các ý kiến cá nhân của mình trên trang cá nhân hoặc trên trang mạng xã hội của ngƣời mình thiết lập quan hệ.
1.2.3.3. Tính tƣơng tác
Tƣơng tác là sự tác động qua lại, có ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các đối tƣợng ngƣời hoặc vật. Tƣơng tác có vai trị rất quan trọng trong hoạt động truyền thơng nói chung.
Sự tƣơng tác trên mạng xã hội đƣợc thể hiện rất rõ nét qua việc thông tin đƣợc truyền đi và ngay sau đó đƣợc phản hồi lại từ phía ngƣời nhận. Đây cũng là ƣu điểm lớn nhất của loại hình truyền thơng này so với các loại hình truyền thơng truyền thống. Thơng qua mạng xã hội, ngƣời dùng có thể ngay lập tức bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình khơng giới hạn ngơn ngữ, hình ảnh, nội dung không qua kiểm duyệt.
1.2.3.4. Khả năng truyền tải, lƣu giữ thông tin
Mạng xã hội là mạng đƣợc tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tƣơng tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi ngƣời là một mắt xích để tạo nên một mạng lƣới rộng lớn truyền tải thơng tin trong đó.
Về cơ bản, mạng xã hội giống nhƣ một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thƣờng ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Tính năng lƣu giữ thơng tin cũng khiến ngƣời dùng mạng xã hội có thể tạo ra nhật kí cá nhân qua từng năm, từng tháng. Trên trang Facebook, ngƣời dùng có thể tạo nhật kí từng năm bằng video, hình ảnh hoặc thống kê lại những hình ảnh, nội dung chia sẻ đƣợc click like nhiều nhất. Trong khi đó, trên Youtube, ngƣời dùng có thể tạo nhật kí cá nhân hàng ngày qua phần mềm tạo và chia sẻ clip cực nhanh. Những video của ngƣời dùng có thể đƣợc sắp đặt theo nhiều cách khác nhau: Video mới nhất, Video đƣợc xem nhiều nhất, Video theo cùng chủ đề…
1.2.4. Các tính năng chính của mạng xã hội
1.2.4.1. Lập hồ sơ cá nhân cho ngƣời dùng
Hồ sơ cá nhân là đặc điểm nổi bật nhất của mạng xã hội. Từ việc lập hồ sơ cá nhân, ngƣời dùng internet thời hiện đại có thể khẳng định cái tơi cá nhân của mình mạnh mẽ hơn hẳn so với các thời kì trƣớc. Chủ tài khoản có thể thiết lập một hồ sơ hoàn tồn cơng khai, hoặc bán cơng khai và thƣờng xun thay đổi những thơng tin cá nhân của mình.
1.2.4.2.Tập trung bạn bè và lập nhóm
Thơng qua các chức năng tìm kiếm, gửi thƣ mời, ngƣời dùng mạng xã hội khơng chỉ có khả năng kết bạn với những ngƣời đã quen biết mà còn xây dựng, thiết lập những mối quan hệ mới. Các trang mạng xã hội hiện nay đều phục vụ nhu cầu kết bạn của ngƣời dùng một cách tối đa bằng các tính năng thơng minh nhƣ tìm bạn bè cùng sở thích, khu vực, trƣờng lớp, thần tƣợng…
Hiện tại, hầu hết các mạng xã hội cũng đã có chức năng tạo nhóm, bao gồm những ngƣời cùng cơ quan, cùng lớp hay cùng một mối quan tâm, niềm đam mê. Ví dụ: Hội đồng hƣơng, Hội thích nấu ăn, Hội những ngƣời cùng năm sinh…Những thơng tin đƣợc nhóm chia sẻ sẽ đƣợc trao đổi và nhìn nhận một cách đa chiều từ các thành viên trong nhóm. Hiện nay có ba nhóm chủ yếu trang mạng xã hội đó là: nhóm mở, nhóm đóng và nhóm bí mật.
1.2.4.3. Chế độ bảo mật
Các mạng xã hội lớn hiện nay đều cung cấp chức năng cho phép ngƣời dùng tự thiết lập quyền riêng tƣ của mình. Thành viên mạng xã hội hồn tồn có khả năng thiết lập đối tƣợng xem những hình ảnh, clip mà mình đăng tải, cũng nhƣ ngăn chặn một thành viên khác trong mạng xã hội xem thơng tin cá nhân của mình. Ngƣời dùng mạng xã hội cũng có thể nhấn nút báo cáo để quản trị mạng hủy một hồ sơ cá nhân, nếu cá nhân này gây ảnh hƣởng xấu tới hoạt động của một ngƣời hay một nhóm ngƣời nào đó.
1.2.5. Phân loại mạng xã hội
Có nhiều cách phân chia các loại mạng xã hội. Dựa trên những đặc điểm, tính năng của các loại mạng xã hội, tác giả phân chia mạng xã hội thành các loại hình nhƣ sau.
+ Blogging
Blog là một dạng của hệ thống quản lý nội dung (CMS) nhằm giúp ngƣời dùng thông thƣờng xuất bản những bài viết ngắn. Blog cung cấp đầy đủ các tính năng kết nối bao gồm bình luận, blogrolls (danh sách liên kết yêu thích của bloger), đăng kí theo dõi… Blog thƣờng mang dáng dấp của một website cá nhân, nơi thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của tác giả. Một số nền tảng blog phổ biến và có cộng đồng đơng đảo hiện nay là WordPress, Tumblr, Blogspot…
+ Mạng xã hội (Social network)
Social network là một website nơi mọi ngƣời có thể sử dụng để kết nối và cập nhật thông tin từ bạn bè, bạn bè ở đây có thể là bạn bè ngồi đời thật, hoặc cũng có thể là bạn bè thông qua sự trao đổi trên internet. So với những loại hình mạng xã hội khác, đây là hình thức mang tính nhân bản nhiều nhất, bởi nó là sự kết hợp giữa yếu tố đời thƣờng giữa con ngƣời với con ngƣời lẫn những yếu tố vốn thuộc về internet (khả năng kết nối, khả năng chia sẻ).
+ Các dịch vụ chia sẻ trực tuyến (Media Sharing)
Các trang web nhƣ Youtube, Flicks, Instagram, Vimeo…đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với tính năng chia sẻ file âm thanh, vi deo, hình ảnh trực tuyến…Sự ra đời của hàng loạt các thiết bị có khả năng sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ