Nâng cao kỹ năng phân tích, sàng lọc và chia sẻ thông tin của công

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 108 - 144)

1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thơng

3.3.5.Nâng cao kỹ năng phân tích, sàng lọc và chia sẻ thông tin của công

chúng một cách thơng minh và có trách nhiệm

Đối với thông tin, trên internet và mạng xã hội, điều quan trọng là cần trang bị cho độc giả, công chúng những kỹ năng cơ bản để thẩm định và chọn lọc thông tin.

3.3.5.1. Thay đổi đối với ngƣời sử dụng Internet

Ngƣời sử dụng internet khơng cịn là những ngƣời tiêu thụ tin tức thụ động nữa. Họ ít phụ thuộc vào nhà báo và tồ soạn trong việc quyết định đâu là tin tức và cái gì thì quan trọng đối với họ. Họ là những ngƣời tham gia chủ động vào quá trình sản xuất tin tức.

Ngƣời dùng, chứ không phải các tổ chức tin tức, đang chi phối quá trình phân phối tin tức. Truyền thông xã hội và các thuật tốn máy tính đóng vai trị quan trọng trong việc tham gia và chia sẻ tin tức của ngƣời dùng.

Việc này địi hỏi ngƣời sử dụng thơng tin ln phải sử dụng phƣơng thức VIA (Verification, Independence, Accountability - Xác minh, Độc lập, Trách nhiệm) khi tiếp nhận các thông tin.

• Chúng ta đánh giá mức độ đáng tin cậy của thơng tin nhƣ thế nào? • Làm thế nào để ta biết đƣợc cái gì là đáng tin?

• Làm thế nào để ta biết đƣợc ai là ngƣời đáng tin

3.3.5.2. Các phƣơng pháp thẩm định nguồn tin từ Internet

Tìm ra đƣợc thơng tin mình cần trên cả một xa lộ thông tin khổng lồ của Internet đã không dễ, thẩm định những nguồn tin này cịn khó hơn.

Đâu là tin tức, đâu không phải là tin tức, nên tin vào điều gì hay khơng tin vào điều gì trên mạng Internet ln là vấn đề “khó” cho ngƣời dùng. Nó địi hỏi ngƣời dùng phải có đƣợc những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Dƣới đây là một vài cách giúp bạn thẩm định nguồn tin trên Internet một cách khả dĩ nhất:

Thứ nhất, kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó

Cụ thể: Ai đƣa thơng tin đó lên mạng? Họ có nêu rõ danh tính khơng? Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang web đó để trực tiếp kiểm tra tính xác thực của thơng tin hay khơng? Cơ quan nào phụ trách website đó? Phần giới thiệu trong mục “Về chúng tơi» (About us) có xác thực khơng?

Ví dụ: Gần nửa đêm ngày 31/8/2013, thơng tin về vụ việc “chặt tay cƣớp điện thoại giữa Sài Gòn” đƣợc đăng tải trên một trang Facebook có tên Tý Nhóc Lóc Chóc. Sau đó, “vụ việc” này đã đƣợc cƣ dân mạng, các diễn đàn... chia sẻ, dẫn lại

với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo sợ cho nhiều ngƣời. Tuy nhiên, sau đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cơng an phƣờng Bến Thành (quận 1, TP HCM) khẳng định: “Từ đêm qua đến giờ công an phƣờng chƣa tiếp nhận bất cứ thông tin liên quan đến chặt tay và cƣớp trên địa bàn”. Cơ quan công an quận 1 cũng khẳng định: “Không hề có vụ chặt tay cƣớp iPhone nào xảy ra trên địa bàn quận 1 vào đêm qua”.

Phân tích: Ngƣời đƣa thơng tin lên mạng thậm chí khơng có tên thật, chỉ có tên trên mạng là Tí Nhóc Lóc Chóc, khơng hề có các thơng tin cá nhân có thể kiểm tra lại đƣợc. Thơng tin đƣa lên chỉ thông qua trang mạng xã hội Facebook, không hề có các cổng kiểm duyệt thơng tin và chỉ xuất phát từ một nguồn duy nhất.

Thứ hai, kiểm tra xem trên website của tố chức (cơ quan, đơn vị) đó xem họ có nêu rõ các mục tiêu, và những mục tiêu này có nhất quán với các thơng tin được đăng tải trên website đó khơng.

Ví dụ: Nếu một trang web tự nhận mình là một trang báo điện tử, thì bạn kiểm tra xem có đúng là nó có giấy phép hoạt động nhƣ một trang báo điện tử hay không? Tổ chức (cơ quan, đơn vị) đó có quyền ban hành ấn phẩm báo chí hay khơng? Thơng tin đăng tải có phù hợp với thơng tin báo chí chƣa?

Một số trang web vẫn đƣa thông tin thời sự trong khi giấy phép không phải là báo điện tử:

Tinnhanh24h: Cơ quan chủ quản: Công ty Dịch vụ và Truyền thông Vinaon Nguyentandung.org: khơng hề có thơng tin về cơ quan chủ quản

Soha.vn: Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam - VC Corp

Thứ ba, phân biệt rõ giữa thơng tin chính thống và ý kiến riêng của người viết và cả nguồn tin, tránh trích dẫn nhầm, đưa ra những phán đốn khơng chính xác

Ví dụ: Đầu tháng 7-2013, cộng đồng mạng nhƣ xơn xao về thông tin TP.HCM ra văn bản cấm phụ nữ trên 33 tuổi mang thai. Chỉ từ một mẩu tin nhỏ do phóng viên báo điện tử V diễn đạt chƣa đúng ý kiến của bà Tô Thị Kim Hoa - chi cục trƣởng Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, hàng trăm bài viết khác về việc này đã xuất hiện trên các trang mạng với đủ kiểu bình luận, mở rộng thơng tin, lập những diễn đàn bình luận, thậm chí chửi bới để hút dƣ luận tăng view. Sự việc liên tục kéo

dài cho đến khi một số tờ báo chính thống thực hiện bản tin phỏng vấn bà Tô Thị Kim Hoa khẳng định khơng hề có quy định này. Sau đó, trừ báo mạng V có lời xin lỗi, các trang mạng từng nối đuôi gây ra cơn bão dƣ luận đã thản nhiên rút bài nhƣ chƣa từng đƣa tin và không kèm theo lời xin lỗi nào. Bà Hoa cho biết phóng viên của báo V đã đƣa bản tin đầu tiên việc phụ nữ trên 33 tuổi không đƣợc mang thai là sơ sót, ghi sai ý của bà khi trao đổi bên lề dẫn tới hiểu nhầm. Tuy nhiên, các trang mạng khác khi dẫn lại đã cố tình lờ đi bối cảnh thơng tin, nâng mức độ quan trọng rằng đó là thơng tin đƣợc trích từ văn bản.

Thứ tư, kiểm tra đường dẫn (URL) – có thể nhanh chóng biết được một số thơng tin khi nhìn vào đường dẫn của một website.

Ví dụ: Một đƣờng dẫn tên miền có đi .com mà đơn thuần chỉ nhằm vào mục tiêu kiếm lợi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến. Các tên miền có đi .org (ở nƣớc ngồi) thƣờng đƣợc coi là phi lợi nhuận, nhƣng lại hô hào cho chủ trƣơng riêng. Tuy nhiên có thể có lợi cho một khía cạnh nào đó khi khai thác thơng tin này (trong việc phê bình chẳng hạn).

Các tên miền có đi .edu có thể là website của một trung tâm nghiên cứu, một học viện hay thậm chí của một học sinh – vì thế nên kiểm tra kỹ.

Thứ năm, nếu website đó trích dẫn thơng tin từ nguồn khác thì phải tiếp tục kiểm tra nguồn được trích dẫn này, tìm đến website “chính gốc” để kiểm chứng và nếu cần thì trích dẫn từ trang này.

Ví dụ: Thơng tin hủ tiếu gõ đƣợc nấu với chuột cống lan truyền mạnh mẽ trên mạng, đƣợc nhiều trang báo mạng trích đăng lại thực chất là xuất phát từ trang web khơng hề có nguồn gốc rõ ràng nguyentandung.org. Tại trang này, lúc đầu, bài viết đƣợc ký tên tác giả là Đại Lâm nhƣ một phóng viên thực thụ đã chứng kiến vụ việc và đăng kèm hình ảnh để chứng minh. Tuy nhiên, sau đó, tác giả của bài viết lại ký là “bạn đọc” và hình ảnh đã sửa thành “minh họa”. Sau đó, nội dung của báo viết nói trên cũng đƣợc cơ quan chức năng khẳng định là bịa đặt.

Thứ sáu, kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu - cần lưu ý xem tài liệu bị“lạc hậu” tới mức nào.

Ví dụ: Một số liệu từ năm 2007 chắc chắn đã lỗi thời và tính chính xác thấp so với số liệu đƣợc nghiên cứu năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ bảy, kiểm tra vị trí xếp hạng trang web, vì nó chỉ ra cho chúng ta biết độ tin cậy và sự phổ biến của trang web một cách khá chắc chắn.

Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp các website có thể “thƣơng mại” vị trí xếp hạng của mình nên khi có nghi ngờ bạn thử truy cập vào whois.domaintools.com để kiểm tra. Những tên miền con (subdomain) trực thuộc một trang web nào đó cũng nên kiểm tra kỹ có “đúng” khơng trƣớc khi quyết định tin tƣởng nó? Thêm từ khóa “hoax”, “fake”... để tìm kiếm và phát hiện những trang mô phỏng hay giả mạo (snopes.com/ istwitterwrong/ tineeye/...).

3.3.5.3. Cách tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội

+ Không nên tin vào ngƣời lạ, dẫu cho họ trơng có đáng tin, lịch thiệp và «thật» đến cỡ nào. Số lƣợng “like”, “comment”, ngƣời theo dõi có thể phản ánh độ nổi tiếng, nhƣng khơng phải uy tín.

+ Đọc và kiểm tra những gì họ đã viết, chia sẻ trong quá khứ.

+ Xây dựng mạng lƣới riêng của bạn, tìm kiếm những cá nhân và tổ chức bạn có thể tin tƣởng. Đừng tin vào một nguồn duy nhất, dù cho bạn có tin tƣởng tổ chức và cá nhân đó đến nhƣờng nào.

Ví dụ: Hoa hậu Mai Phƣơng Thúy từng bị giả mạo Facebook để quảng cáo cho một sản phẩm đối thủ của nhãn hàng mà Thúy làm quảng cáo. Đàm Vĩnh Hƣng chƣa hề sử dụng Facebook cũng bị kẻ gian lập Facebook giả nói xấu ngƣời khác. Uyên Linh bị kẻ xấu giả mạo Facebook toàn đƣa lên những chuyện tình dục, đồng tính. Diễn viên hài Hồi Linh bị giả mạo Facebook quảng cáo bán hàng. “Giáo sƣ Xoay” Đinh Tiến Dũng bị giả mạo Facebook với những phát biểu linh tinh, phản động. Mới nhất là nghệ sĩ hài Minh Vƣợng bị giả mạo Facebook để kêu gọi làm từ thiện.

Thậm chí cịn có một Facebook giả mạo Wanbi Tuấn Anh nhằm huy động tiền trả nợ cho ngƣời ca sĩ quá cố này. Theo đó, trang Facebook này đã đăng tải những dòng chia sẻ về chuyện nợ nần trong thời gian chữa bệnh của Wanbi với số nợ lên đến 6 tỷ đồng. Ngồi ra, kẻ giả mạo này cịn cung cấp số tài khoản ngân hàng và ra lời kêu gọi ngƣời hâm mộ ủng hộ tiền giúp Wanbi trả nợ [15].

Tiểu kết chƣơng 3

Trong xu hƣớng truyền thông hiện đại, văn hóa truyền thơng đã và đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức. Nhiệm vụ của những ngƣời làm truyền thông là phải biết vận dụng những cơ hội để phát triển một nền văn hóa truyền thanh lành mạnh, đậm đà bản sắc. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh các giải pháp hiệu quả để giải quyết những thách thức do xu thế hiện đại đặt ra. Trong đó cần chú trọng đến các nhóm giải pháp liên quan đến pháp lý, con ngƣời…

Về pháp lý cần xây dựng một hệ thống pháp luật với các văn bản quy phạm chặt chẽ nhằm quản lý các hoạt động báo chí truyền thơng hiệu quả. Đặc biệt trƣớc sự tác động của mạng xã hội việc quản lý thông tin trên mạng xã hội là cần thiết. Những văn bản quy phạm cần đƣợc lấy ý kiến rộng rãi để nhận đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân.

Đối với mỗi lĩnh vực, con ngƣời là yếu tố quan trọng. Với báo chí truyền thơng cũng khơng ngoại lệ. Việc nâng cao chất lƣợng con ngƣời cần chú trọng ngay từ gốc rễ. Nâng cao chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là đƣa vào các chuyên đề của văn hóa truyền thơng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trƣờng sẽ giúp tạo ra một thế hệ làm truyền thông vững chuyên môn, mạnh nghiệp vụ, kỹ năng và có văn hóa trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển ngày một nhanh chóng của mạng xã hội đã từng bƣớc làm thay đổi mơi trƣờng truyền thơng ở Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói chung. Với những tiện ích quan trọng trong việc truyền tải thông tin, liên kết dữ liệu, mạng xã hội tạo ra những thói quen mới trong cộng đồng những ngƣời sử dụng internet. Mạng xã hội cũng làm nảy sinh một loại hình truyền thơng mới – truyền thơng xã hội.

Khác biệt có ƣu thế lớn nhất của truyền thông xã hội so với các phƣơng tiện truyền thơng truyền thống chính là tính bình đẳng trong q trình kết nối và truyền tải tin tức. Trên mạng xã hội, mỗi thành viên có thể tƣơng tác trực tiếp, gián tiếp, hai chiều hoặc nhiều chiều một cách bình đẳng, chủ động. Sự tƣơng tác này đã tạo nên những tác động quan trọng của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Ƣu thế nổi trội của mạng xã hội là sự cập nhật, nhanh chóng, phá vỡ các khoảng cách về thời gian và không gian đi cùng với căn bệnh lƣời biếng cho giới trẻ hiện nay. Tính tƣơng tác cao và đa chiều của mạng xã hội cũng đi cùng với nguy cơ khó có thể kiểm sốt đƣợc các mối quan hệ trên mạng. Việc tham gia các nhóm hội gia tăng cơ hội kết nối cá nhân và nhóm song cũng tạo ra sự phân rẽ ngày càng rõ rệt giữa các nhóm theo đẳng cấp giàu nghèo...Sự lan truyền thông tin một cách nhanh chóng kích thích sự ham mê thể hiện mình trƣớc cộng đồng song cũng lại tạo ra nhiều những “cơn sóng” trên mạng khi khơng ít bạn trẻ trở thành nạn nhân của sự lan truyền thông tin kiểu gây sốc, mập mờ, tạo scandal. Có thể nói, mạng xã hội là một kho tri thức khổng lồ nếu biết tiếp cận nó song lại tạo ra sự lƣời biếng trong suy nghĩ, sáng tạo của giới trẻ cũng nhƣ làm gia tăng sự phụ thuộc của họ đối với kho thông tin trên mạng.

Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thơng. Bên cạnh những tác động tích cực nhƣ thơng tin phong phú, đa dạng, nhân rộng tính nhân văn trong giới trẻ, tạo dƣ luận xã hội, mạng xã hội cũng mang lại nhiều yếu tố tiêu cực, khó kiểm sốt.

Đó là những nội dung trái thuần phong mĩ tục đƣợc lan truyền mạnh mẽ, ngôn ngữ tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng, thay vào đó là những từ ngữ dung tục, thiếu quy chuẩn. Nhiều hành vi bạo lực, khiêu dâm lan truyền trên mạng xã hội thay vì bị phản ánh lại đƣợc cổ vũ, kích động. Những thực tế này gây ảnh hƣởng khơng nhỏ tới tâm lý tình cảm của cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ.

Thực trạng trên cho thấy, cần xây dựng một hệ thống pháp luật với các văn bản quy phạm chặt chẽ nhằm quản lý các hoạt động báo chí truyền thơng hiệu quả. Đặc biệt trƣớc sự tác động của mạng xã hội việc quản lý thông tin trên mạng xã hội là cần thiết. Những văn bản quy phạm cần đƣợc lấy ý kiến rộng rãi để nhận đƣợc sự đồng thuận ý kiến của tất cả mọi ngƣời.

Chuyên môn của con ngƣời là điều cần đƣợc chú trọng và phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Với báo chí truyền thơng cũng không ngoại lệ. Việc nâng cao chất lƣợng con ngƣời cần chú trọng ngay từ gốc rễ. Nâng cao chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là đƣa vào các chun đề của văn hóa truyền thơng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trƣờng sẽ giúp tạo ra một thế hệ làm truyền thông vững chuyên môn, mạnh nghiệp vụ, kỹ năng và có văn hóa trong tƣơng lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu An, (2012), Báo chí và cuộc thỏa hiệp với mạng xã hội,

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bao-chi-va-cuoc-thoa-hiep-voi- mang-xa-hoi-1729921.html

2. Chu Thị Vân Anh (2011), Mối quan hệ thơng tin giữa báo chí và một số cơng cụ

truyền thơng internet ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí,

ĐHKHXH&NV.

3. Hải Anh (2014), Én đồng Thành Trung và dự án Từ Thiện thật,

http://www.nguoiduatin.vn/en-dong-thanh-trung-va-du-an-tam-huyet-tu-thien- that-a70178.html

4. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Hồng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Hà Chính (2015), Khi Thủ tướng nói về Facebook, Báo điện tử Chính phủ,

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Khi-Thu-tuong-noi-ve- Facebook/218398.vgp

7. Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Sơn Minh, Đỗ Anh Đức, Bài giảng lý thuyết và thực hành

báo chí trực tuyến, Khoa Báo chí - ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN.

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 108 - 144)