1.1 .Truyền thông xã hội
1.1.1 .Quan điểm về truyền thông xã hội
1.2. Mạng xã hội
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
1.2.2.1 Trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, thực chất mạng xã hội đã xuất hiện từ khi thế giới loài ngƣời manh nha xuất hiện, bằng các hoạt động vui chơi, giải trí, chia sẻ thông tin trong một bầy đàn. Tiếp đó, mạng xã hội phát triển hơn trong những xã hội có tổ chức, bằng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa nghệ thuật, giải trí…Sau khi internet ra đời, mạng xã hội đƣợc thu hẹp hơn và trở thành định nghĩa về một môi trƣờng phát triển trên thế giới ảo.
Sản phẩm World Wide Web (gọi tắt là Web) do viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee phát minh vào ngày 12/03/1989 là tiền đề cơ bản giúp mạng xã hội ra đời. Đây là mạng lƣới toàn cầu – nơi mọi ngƣời có thể truy cập qua máy tính nối với mạng internet. Các tài liệu trên web đƣợc lƣu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), ngƣời dùng phải sử dụng một chƣơng trình gọi là trình duyệt web (web browser) để đọc siêu văn bản. Ngƣời dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để kết nổi với tài liệu khác, hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong quá trình tƣơng tác.
5 năm sau, thế hệ Web 2.0 đầu tiên đƣợc Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media đƣa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất tại Mỹ. Dougherty không
đƣa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh để phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0… Theo đó, sự khác biệt của Web 2.0 là có thể chạy trên mọi ứng dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, dữ liệu có vai trò then chốt; Phần mềm đƣợc cung cấp ở dạng dịch vụ web và đƣợc cập nhật không ngừng; Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng…Với những đặc điểm trên, có thể nói Web 2.0 chính là nền tảng kĩ thuật hoàn hảo dành cho mạng xã hội.
Cuối năm 1994, David Bohnett và John Rezner (hai nhà sáng lập của Beverly Hills Internet) đã thành lập trang GeoCites, với ý tƣởng để cho ngƣời dùng tạo ra trang web riêng của họ. Tại đây, ngƣời dùng có thể tạo ra các trang web và đặt chúng tại một “thành phố” (city). Năm 1995, mạng xã hội mang tên TheGlobe.com ra đời. Trang web cho phép ngƣời dùng xuất bản nội dung theo ý mình, đồng thời có thể dễ dàng tƣơng tác với bạn bè cùng chung sở thích. Tuy vậy, do thiếu chiến lƣợc lâu dài, mạng xã hội này nhanh chóng phải đóng cửa.
Đầu những năm 2000, các trang mạng xã hội dùng để tìm kiếm bạn bè phát triển hơn, đáng chú ý nhất trong số đó là Friendster. Friendster tập trung vào việc cho phép những ngƣời bạn-của-bạn bè có thể làm quen và tìm hiểu lẫn nhau. Friendster hoạt động dựa chính vào ngƣời dùng và có tới 3 triệu ngƣời tham gia ngay trong 3 tháng đầu ra mắt. Các trang web tƣơng tự đƣợc tạo ra trong cùng khoảng thời gian này bao gồm Cy World, Ryze, và LinkedIn.
Năm 2004, Facebook ra đời bởi sự sáng lập của Mark Zuckerberg – khi đó đang là sinh viên của Đại học Harvard. Sự xuất hiện của mạng xã hội này đã tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng internet trên toàn thế giới. Theo thống kê của Search Engine Journal vào năm 2014, Facebook đang thu hút đông đảo thành viên nhất với hơn 1,15 tỷ ngƣời dùng; Twitter có 440 triệu ngƣời dùng; Google+ hiện đã đạt đến 359 triệu ngƣời dùng hoạt động hàng tháng…Ngoài ra, các mạng xã hội khác cũng phát triển mạnh mẽ nhƣ Pinterest; Instagram, LinkedIn, YouTube, Tumblr [9].
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Mạng xã hội phát triển khá muộn màng tại Việt Nam, khi mà đến những năm 2005 – 2008, các blog cho phép chia sẻ nội dung thông tin và hình ảnh đơn giản mới
xuất hiện, trong đó điển hình là Yahoo!360. Đến năm 2009, Zing Me ra đời và trở thành mạng xã hội Việt thành công nhất trong một thời gian ngắn. Tính tới năm 2011, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên. Giữa năm 2010, mạng xã hội Go.vn do Tổng công ty truyền thông VTC đầu tƣ xuất hiện. Đã có thời điểm, Go.vn đạt con số 3 triệu thành viên.
Tuy vậy, các trang mạng xã hội Việt Nam nhanh chóng bị Facebook vƣợt mặt, đây thực tế cũng là xu hƣớng chung trên toàn thế giới, đặc biệt là các nƣớc Châu Á. Vào thời điểm tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã chính thức vƣợt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều ngƣời dùng nhất Việt Nam [14]. Trong khi các địa chỉ nhƣ Zing Me, Yume, Go.vn…ngày càng trở nên xa lạ thì Facebook đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của ngƣời Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Theo thống kê mới nhất của WeAreSocial vào tháng 01/2014, tỉ lệ ngƣời xâm nhập mạng xã hội trên tổng dân số Việt Nam là 38%; Thời lƣợng ngƣời dùng trung bình vào các mạng xã hội là 2h23 phút; Tỉ lệ ngƣời dùng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại là 58%; Tỉ lệ ngƣời dùng sử dụng các dịch vụ theo địa điểm là 25%. [19]. Mạng xã hội đang trở thành kênh thông tin lớn nhất, có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu rộng tới phong cách, lối sống ngƣời Việt.