Giới thiệu chung về các trang Facebook đƣợc khảo sát

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 55)

1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thơng

2.2. Giới thiệu chung về các trang Facebook đƣợc khảo sát

2.2.1. Trang Fanpage “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Khoảng 12h ngày 08/10/2013, 4 ngày sau khi đại tƣớng Võ Nguyên Giáp qua đời, trang fanpage chính thức của đại tƣớng đã đƣợc gia đình thành lập. Thơng tin đƣợc anh Võ Hoài Nam (cháu nội Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp) thơng báo trên trang Facebook cá nhân của mình.

Chỉ sau 1 ngày, Fanpage đã vƣợt qua con số 100.000 lƣợt like. Tính đến thời điểm 15h30 ngày 10.10, trang Facebook chính thức về Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã cán mốc 220.000 lƣợt like [56]. Hiện tại, Fanpage đang có 391.894 lƣợt like, 10.464 ngƣời thƣờng xuyên theo dõi (số liệu ngày 1/3/2015).

Fanpage “Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp” trở thành nơi thông báo các thông tin mới về tang lễ, ngày kỉ niệm của gia đình đại tƣớng, kho tƣ liệu quý báu về Đại tƣớng. Đây còn là diễn đàn giúp ngƣời dân thể hiện tình cảm u kính, q trọng sâu sắc với Đại tƣớng. Fanpage đã góp phần bồi đắp tình yêu đất nƣớc, tạo nên sự gắn kết sâu sắc của một bộ phận cộng đồng ngƣời Việt.

2.2.2. Trang Fanpage “Kenny Sang”

Kenny Sang (Nguyễn Thanh Sang) sinh năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng làm cộng tác viên cho một tờ báo, sau đó có một cửa hiệu thời trang của riêng mình.

Với những phát ngơn gây sốc nhƣ “Ở Việt Nam không ai đẹp bằng tôi”, Muốn gặp tơi thì phải có tài sản triệu đơ, khơng thì đừng có mơ”, “Tiền tơi đốt hết cả tồ soạn của bạn cịn đủ”, “Nếu không là hotboy số 1 Sài Thành mà đi đá bóng, chắc tơi đã nổi tiếng hơn C. Ronaldo”, Kenny Sang đã trở thành một trong những cái tên quen thuộc đối với cộng đồng mạng xã hội từ tháng 04/2014.

Sau khi đƣợc cộng đồng mạng quan tâm, Kenny Sang đổi từ tài khoản Facebook cá nhân sang trang fanpage Kenny Sang từ ngày 27/10/2014. Vẫn với

những phát ngơn gây sốc, video, hình ảnh hài hƣớc, gây cƣời, fanpage Kenny Sang lôi cuốn tới 591.621 lƣợt yêu thích. Theo thống kê của Google, Kenny Sang là cái tên trên mạng xã hội đƣợc tìm kiếm nhiều thứ hai, sau một hiện tƣợng mạng khác mang tên Lệ Rơi. [22].

Sử dụng các chiêu trò lố bịch để nổi tiếng song sau gần một năm, sức hút của Kenny Sang vẫn không hề suy giảm. Các thông tin anh đƣa ra trên trang cá nhân luôn luôn lôi kéo hàng chục ngàn lƣợt like và hàng ngàn lƣợt chia sẻ. Sự nổi tiếng của Kenny Sang trở thành một thách thức đối với văn hóa truyền thơng cũng nhƣ đặt ra nhiều dấu hỏi về sự xuống cấp của đạo đức ngƣời trẻ trong môi trƣờng mạng xã hội.

2.2.3. Trang Fanpage “Beat.vn”

Fanpage “Beat.vn” tiền thân là một website chia sẻ thơng tin đời sống, xã hội, giải trí dành cho giới trẻ, ra đời vào tháng 4/2004. Bên cạnh việc đăng tải thông tin, Beat.vn cũng tạo forum (diễn đàn) cho ngƣời sử dụng, tổ chức một số cuộc thi sắc đẹp nội bộ. Ngày 16/06/2009, fanpage Beat.vn chính thức xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.

Trang fanpage Beat.vn có một ban quản trị riêng, chuyên tiếp nhận và đăng tải các thơng tin chính trị, xã hội mới, do chính thành viên của website cung cấp. Sau một thời gian hoạt động, Beat.vn đã trở thành kênh thông tin phổ cập với nhiều thành viên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Hiện tại, Beat.vn có 394.166 ngƣời ƣa thích. Nhiều thơng tin từ Beat.vn đã trở thành nguồn tin của các phóng viên báo chí nhƣ tin về nữ sinh Trà Vinh bị đánh đập”, trộm cắp tại cửa hàng quần áo ở Hà Nội…

2.3. Phân tích sự tác động của Facebook đối với văn hóa truyền thơng

Để đánh giá tác động của Facebook đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam, bên cạnh việc phân tích các dẫn chứng, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra bảng hỏi với số lƣợng 200 mẫu, đối tƣợng là những thành viên của mạng xã hội Facebook đang sinh sống tại Việt Nam. Thông qua số liệu từ bảng hỏi, tác giả sẽ đánh giá cụ thể các tác động tích cực, tiêu cực mà Facebook mang lại.

Với những thông tin thu thập đƣợc qua bảng câu hỏi sau khi tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên đƣợc phân chia theo những nhóm cơ cấu nhƣ sau:

- Tỷ lệ nam nữ: Trong số 200 mẫu thì có 98 đáp viên là nam chiếm 44.5%

trong khi có 102 đáp viên là nữ (chiếm 55.5% số ngƣời đƣợc hỏi).

- Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp: Theo dữ liệu thu thập đƣợc phần lớn đáp viên thuộc nhóm sinh viên (40.4%) và nhân viên làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp tƣ nhân (47.5%). Số còn lại là viên chức nhà nƣớc (chiếm 10.6%), lao động tự do (chiếm 1%), ngƣời thất nghiệp chiếm 0.5%.

Sự đa dạng về đối tƣợng trả lời sẽ tạo ra tính bao quát, chân thực cho kết quả nghiên cứu của luận văn này.

2.3.1. Tác động tích cực của Facebook đối với văn hóa truyền thơng

2.3.1.1. Facebook góp phần đa dạng hóa hình thức truyền tải thơng tin

Với những tiện ích hỗ trợ về cả ngơn ngữ, hình ảnh, video, clip âm thanh, mạng xã hội là nơi hỗ trợ ngƣời dùng hiệu quả nhất trong việc chia sẻ thơng tin lên internet. Có thể nói, khác biệt lớn nhất của mạng xã hội so với những trang web thơng thƣờng chính là cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Trang web thông thƣờng cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tƣơng tác để mọi ngƣời tự tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dịng tin đó.

Đăng nhập vào Facebook, có thể thấy phần cập nhật thông tin mới đƣợc đặt ngay trên phần đầu trang cá nhân của mỗi ngƣời dùng với giao diện đơn giản, dễ hiểu.

Hình 2.2: Phần cập nhật thơng tin mới trên giao diện người dùng.

Trên thanh cơng cụ, ngƣời dùng có thể thoải mái lựa chọn cách thức đăng tải tƣơng ứng với dữ liệu đang có với các tiện ích: Status (Trạng thái): Cho phép đăng tải từ ngữ truyền đạt thông tin, miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của ngƣời dùng, không

giới hạn kí tự, khơng địi hỏi một quy chuẩn bất kì; Ảnh, video: Cho phép đăng tải video, một hoặc nhiều hình ảnh với chất lƣợng tùy chọn. Có thể dễ dàng ghi chú thích ảnh, video ngay trong quá trình đăng tải; Sự kiện trong đời: Nơi cho phép ngƣời dùng chia sẻ và lƣu giữ lại những sự kiện lớn trong cuộc đời, đƣợc chia ra thành nhiều thƣ mục khác nhau.

Bên cạnh việc cho phép ngƣời dùng cập nhật trạng thái ngay lập tức, Facebook cịn giúp họ chia sẻ thơng tin bằng nhiều kênh khác nhƣ Note (Ghi chú), Event (Sự kiện), Comment (Bình luận).

Nhờ việc đa dạng hóa hình thức truyền tải thông tin, Facebook thu đƣợc một nguồn dữ liệu khổng lồ về các nhân vật, sự kiện. Khi một vấn đề trở nên “nóng hổi” trong dƣ luận, ngƣời dùng ngay lập tức có thể nhìn thấy tin tức, hình ảnh, video, quan điểm của bạn bè, ngƣời thân đối với sự kiện trên phần Home (Trang chủ) của Facebook.

Khảo sát trên fanpage “Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp” cho thấy, đến hết năm 2014, trên trang fanpage “Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp” đã có 314 hình ảnh, 182 trạng thái đƣợc đăng tải. Trong đó riêng tháng 10/2013, thời điểm diễn ra lễ Quốc tang, có 23 status, 26 hình ảnh đƣợc đăng tải. Các trạng thái, hình ảnh tập trung vào các nội dung sau: Thông báo thời điểm diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; chia sẻ các hình ảnh tƣ liệu, hình ảnh về lễ tang do báo chí và nhân dân gửi về, các hoạt động thiện nguyện do gia đình đại tƣớng thực hiện…Tuy khơng cập nhật thơng tin liên tục (trung bình 3 trạng thái/tuần) song Fanpage đã làm nổi bật chân dung đại tƣớng bằng những hình cảm động, những thơng tin ngắn gọn (thƣờng dƣới 100 từ) nhƣng rõ ràng, gợi nhớ lại các dấu mốc thời gian quan trọng: “Em Trung, cháu nội đại tƣớng mang hoa viếng ơng.”; “Gia đình Đại tƣớng cùng với sự ủng hộ của các công ty và bạn bè đã hỗ trợ 56 hộ gia đình thƣơng binh liệt sỹ, mỗi hộ 4,5 triệu đồng”; “"Ba ln dạy chúng tơi: việc có lợi chung thì dù nhỏ cũng làm. Việc gì có hại thì kiên quyết khơng làm" - Võ Hồng Nam”…

Ngoài fanpage của Đại tƣớng, cịn có nhiều trang fanpage hƣớng tới những nội dung khác nhau thu hút sự quan tâm của các thành viên mạng xã hội. Là một

trong những trang chia sẻ thông tin đời sống, xã hội tích cực nhất trên Facebook, trong hai năm 2013 - 2014, trang fanpage Beat.vn đã đăng tải lên mạng xã hội này 165 album ảnh theo từng chủ đề, 434 video, hàng chục ngàn status và hình ảnh cập nhật thơng tin mới về tình hình xã hội cũng nhƣ tâm tƣ, tình cảm của giới trẻ. Beat.vn huy động đƣợc một loạt thành viên tích cực, thƣờng xuyên chia sẻ đƣờng link, video, thông tin mới. Trong hàng trăm thông tin đƣợc gửi tới fanpage mỗi ngày, sẽ có trung bình 15 thơng tin hay đƣợc chia sẻ. Các status trên trang thƣờng chỉ bao gồm 50 – 100 kí tự, đi kèm hình ảnh minh họa. Nhiều thơng tin đƣợc gắn liền ngay trên hình ảnh, giúp dễ gây ấn tƣợng với ngƣời dùng.

Hiện tƣợng mạng Kenny Sang cũng đã tận dụng triệt để các hình thức đăng tải thông tin trên Facebook để gia tăng mức độ nổi tiếng của mình. Trong khoảng thời gian từ 25/10/2014 đến 25/3/2015, Kenny Sang đã đăng tải 734 lƣợt thông tin lên trang cá nhân, trong đó có 214 thơng tin bao gồm từ ngữ và hình ảnh, 364 thơng tin bao gồm từ ngữ và đƣờng link liên kết, 3 thông tin bao gồm từ ngữ và clip, 153 thơng tin chỉ bao gồm từ ngữ.

Có thể nói, Facebook đã hỗ trợ ngƣời dùng một cách tối đa trong việc truyền tải thông tin lên mạng internet với những hình thức đa dạng, phong phú. Với những thao tác đơn giản, ngƣời dùng có thể đồng thời đăng tải từ ngữ, hình ảnh, video, clip âm thanh. Facebook cũng “chiều lịng” khách hàng với những tiện ích tùy chọn theo nhu cầu cá nhân về độ nét hình ảnh, phạm vi riêng tƣ, trạng thái cảm xúc…

Khảo sát của tác giả luận văn với đối tƣợng là 200 ngƣời dùng Facebook cho thấy, có tới 176 ngƣời dùng (chiếm 88%) đánh giá cao các hình thức truyền tải thơng tin trên mạng xã hội, trong khi đó chỉ có 24 ngƣời đƣợc hỏi (12%) cho rằng cách truyền tải thông tin trên Facebook còn đơn điệu và chƣa phong phú. Con số này cho thấy, đa số ngƣời dùng đã hài lịng với những hình thức truyền tải thông tin mà Facebook đang áp dụng ở thời điểm hiện tại, tuy vậy một số ít thành viên Facebook vẫn đang mong đợi nhiều hơn ở mạng xã hội này.

Sự đa dạng, linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức truyền tải thông tin trên Facebook đã tác động mạnh mẽ tới các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt

là báo điện tử. Sự xuất hiện của Facebook khiến cho ngƣời đọc ngày càng “lƣời biếng” trong việc đọc các thông tin dài và hứng thú với các thơng tin xúc tích, đi thẳng vào vấn đề. Mạng xã hội đã phần nào thúc đẩy và nâng cao nhu cầu thiết lập tòa soạn hội tụ, trong đó ngƣời phóng viên, biên tập viên cần phải hiểu thị hiếu và thói quen của cơng chúng để có cách biên tập, trình bày phù hợp. Theo Stephen Quinn, nhà nghiên cứu truyền thông của Đại học Deakin Australia: “Hội tụ đại diện cho một hình thức đƣa tin mới và là tƣơng lai của báo chí” [32].

Những fanpage về tin tức lớn nhƣ Beat.vn cũng đang duy trì hình thức đƣa tin theo mơ hình của một tịa soạn hội tụ. Trong đó, thành viên mạng xã hội sẽ cung cấp các sản phẩm thô với nội dung thông tin từ những góc độ khác nhau. Các admin (ngƣời quản trị) trở thành biên tập viên, lựa chọn thơng tin, hình thức đăng tải và ngôn ngữ để thu hút cơng chúng. Mơ hình này đã giúp fanpage vừa có một nguồn thơng tin khổng lồ, vừa có một lƣợng độc giả lớn mà hồn tồn khơng mất phí.

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã tạo ra một môi trƣờng thông tin phong phú, đa dạng, giúp công chúng dễ dàng tiếp cận, chọn lọc những thông tin hữu ích cho bản thân, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ dân trí thơng qua các fanpage thuộc mọi lĩnh vực trên mạng xã hội. Nhiều fanpage mang tính học thuật cao đƣợc lập ra nhƣ “Lớp học tiếng Anh”, “Trung tâm văn hóa Pháp”, “Hội những ngƣời mê thiên văn học”… Có thể nói, cùng với báo chí, “mạng xã hội đã đƣa văn hóa vào tận buồng ngủ với giá tiền rẻ nhất, thời gian phù hợp nhất” [55].

2.3.1.2. Facebook đẩy mạnh tốc độ lan tỏa, truyền bá thông tin

Chất lƣợng đƣờng truyền internet ngày càng đƣợc nâng cao, các tiện ích hỗ trợ chia sẻ thông tin tối ƣu trên mạng xã hội giúp thông tin ngày càng đƣợc lan truyền một cách nhanh chóng và tạo ra sự tƣơng tác cao giữa những ngƣời tham gia. Trong cuốn sách “Hiệu ứng lan truyền”, Giáo sƣ ngành Markerting Jonah Berger từng nhấn mạnh: “Trong xã hội hiện nay, sự lan truyền thông tin diễn ra với tốc độ và mức độ mà chỉ vài thập kỷ trƣớc, chúng ta khó có thể tƣởng tƣợng đƣợc. Những ý tƣởng, sản phẩm, câu chuyện…có thể đƣợc chia sẻ rộng khắp chỉ trong tích tắc thơng qua các trang mạng xã hội, trang web, cùng vô số các kênh truyền thông khác và mang lại những ảnh hƣởng vô cùng lớn”[62].

Tốc độ lan truyền thông tin siêu tốc giúp Facebook nhanh chóng xác lập “chƣơng trình nghị sự”. Khi một tin tức đƣợc nhắc tới thƣờng xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng khác sẽ nhớ tới nó, đánh giá nó quan trọng, đáng lƣu ý và đáng đọc hơn các thông tin khác. Hoạt động truyền thông trên mạng xã hội dễ dàng nâng cao tần suất và cƣờng độ đƣa tin về một sự kiện, qua đó chọn lọc ra thơng tin đáng quan tâm cho ngƣời sử dụng.

Tại Việt Nam, Facebook đã trở thành nơi xuất hiện và lan truyền của nhiều

nguồn tin quan trọng. Tối ngày 4/10/2013, thông tin đại tƣớng Võ Nguyên Giáp

qua đời xuất hiện đầu tiên trên trang cá nhân của một Facebook lớn và ngay lập tức đƣợc ngƣời dùng chia sẻ một cách chóng mặt. Tiếp sau đó, vào lúc 20h42 phút cùng ngày, báo điện tử VnExpress đăng tải thông tin, trở thành tờ báo chính thống đầu tiên tại Việt Nam xác nhận tin tức này. Trong Bản tin thời sự 12h trƣa ngày 5/10/2013, Đài truyền hình Việt Nam mới có thơng báo xác nhận.

Thơng tin về cái chết của vlogger Tồn Shinoda (nhân vật có sức ảnh hƣởng lớn với giới trẻ trên mạng xã hội) cũng bắt nguồn từ mạng xã hội Facebook. Vào buổi tối ngày 24/07/2014, một ngƣời đã tự nhận là em họ của của Toàn Shinoda và đăng tải status về việc anh đã qua đời ở tuổi 27. Sau khi thông tin đƣợc lan truyền rộng rãi trên Facebook, ngày 25/07, các tờ báo lớn nhƣ VietNamNet, VnExpress mới có thơng tin xác nhận.

Facebook cũng trở thành nơi sáng tạo, cổ vũ, truyền tải nhiều hoạt động

văn hóa. Trên fanpage Beat.vn, một cuộc thi ngƣời đẹp trên mạng xã hội mang tên

“Miss Beat” đƣợc tổ chức với hơn 120 thí sinh dự thi, thu hút hơn 3000 lƣợt ngƣời tham dự bình chọn. Fanpage Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp cũng trở thành kênh tuyên truyền nhiều hoạt động uống nƣớc nhớ nguồn, tƣởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, tập trung các dữ liệu văn hóa, lịch sử về cuộc đời của Đại tƣớng…Ngoài ra, ngƣời dùng cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều fanpage giá trị trong lĩnh vực văn hóa nhƣ “Đến với nghệ thuật chèo” ( trên 3.000 thành viên), “Những sự kiện văn hóa tại Hà Nội ( trên 41.000 thành viên)…

Vậy tại sao thông tin trên mạng xã hội lại xuất hiện sớm và có tốc độ lan truyền thơng tin nhanh hơn hẳn các phƣơng tiện truyền thông đại chúng?. Thứ nhất, thông tin trên Facebook không phải đi qua một hệ thống kiểm duyệt chặt chẽ do đăng tải dƣới dạng quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Ngƣời dùng Facebook hoàn toàn

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)