Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 101 - 104)

1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thơng

3.3.1. Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội

Trong hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ năm mới của Văn phịng Chính phủ diễn ra vào ngày 15/1/2015, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Điện thoại bật ra là có, lên facebook là đọc được thơng tin, mấy chục

triệu người dùng Internet và mạng xã hội rồi, vậy thì làm sao để thơng tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. Chúng ta không ngăn và cũng không cấm được đâu, quan trọng nhất là đưa thơng tin đúng, chính xác kịp thời để người ta có lịng tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thơng tin chính thống của Chính phủ" [39].

Để có thể quản lý đƣợc thơng tin trên mạng xã hội cần có một cơ chế, chính sách quản lý một cách phù hợp. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tƣ số 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Thông tƣ này quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân nƣớc ngồi trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thơng tin điện tử và mạng xã hội.

Theo đó, các trang thơng tin điện tử khơng phải cấp phép gồm: Trang thông tin điện tử nội bộ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; Trang thông tin điện tử cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc cung cấp thông tin đƣợc quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2011/NĐ-CP; Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; Diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.

Cịn các trang thơng tin điện tử phải cấp phép gồm: Trang thông tin điện tử tổng hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; mạng xã hội.

Thông tƣ quy định, đối với mạng xã hội phải lƣu trữ tối thiểu 2 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của ngƣời sử dụng và nhật ký xử lý thông tin đƣợc đăng tải; tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ ngƣời sử dụng; phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn cơng trên mơi trƣờng mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an tồn thơng tin. Đồng thời, đảm bảo phải có ít nhất một hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lƣu trữ, cung cấp thơng tin trên tồn bộ các trang thông tin tiện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định.

Về quản lý thông tin, mạng xã hội phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và đƣợc đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội; bảo đảm ngƣời sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phƣơng thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng đƣợc các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội; có biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin riêng, thơng tin cá nhân của ngƣời sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của ngƣời sử dụng trong việc cho phép thu thập thơng tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.

Đặc biệt, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội phải có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ- CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (bằng văn bản, điện thoại, email).

Tuy nhiên, trƣớc sự thay đổi một cách liên tục của mạng xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý thơng tin trên mạng xã hội thì ln cần những hoạch định chính sách phù hợp từ các cơ quan quản lý. Theo Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trƣơng Minh Tuấn: “Mạng xã hội là nhu cầu không thể thiếu hiện nay. Tính kết nối và chia sẻ của mạng xã hội vượt ra khỏi những ngăn cách về ngơn ngữ, địa lý, thời gian. Lợi ích lớn nhất của mạng xã hội là khả năng lan truyền thơng

tin nhanh chóng và xây dựng một mẫu định danh trực tuyến phục vụ yêu cầu công cộng cũng như giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là thơng tin nhanh chóng đó cũng sẽ trở thành tác hại lớn nhất nếu lan truyền tin đồn do người sử dụng thiếu ý thức về pháp luật và đạo đức. Đưa thơng tin chính thống đến cộng đồng thông qua mạng xã hội là xu hướng truyền thông công chúng gắn liền với hình thức sản xuất và tổ chức nội dung. Để kiểm soát được nội dung trên mạng xã hội, kiểm sốt tin đồn thì chúng ta nên dịch chuyển theo xu hướng truyền thông công chúng. Nhưng đây là vấn đề mới nên phải bàn thảo và xem xét lại cách thức cho phù hợp, tối ưu nhất nhằm đem lại lợi ích cho xã hội”. [45]

Một trong những điều kiện, quy định mới đƣợc Bộ đƣa ra trong Thông tƣ số 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội là: Các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội phải có cơ chế loại bỏ nội dung vi phạm. Hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có “bộ lọc”, thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thơng tin có nội dung vi phạm.

Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thơng tin điện tử tổng hợp phải có quy trình quản lý thơng tin công cộng, phải xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trƣớc và sau khi đăng tải. Đặc biệt, phải có cơ chế kiểm sốt nguồn tin, đảm bảo thơng tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thơng tin nguồn; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm theo quy định tại Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (bằng văn bản, điện thoại, e-mail).

Đối với mạng xã hội, phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại Nghị định 72 và đƣợc đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội. Mạng xã hội cũng phải bảo đảm ngƣời dùng đồng ý thỏa thuận sử dụng bằng phƣơng thức trực tuyến thì mới có thể phát huy sử dụng đƣợc các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội.

Bên cạnh việc quản lý về mặt pháp lý, ở khía cạnh Nhà nƣớc cũng cần có những chiến lƣợc cụ thể trong việc xây dựng và quản lý văn hóa truyền thơng từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong đó nhân tố là các tổ chức, cá nhân cụ thể.

“Để cho đời sống văn hóa tinh thần và những sự lệch chuẩn nêu trên quay về thăng bằng thì Nhà nước cần phải có các chiến dịch, biện pháp, chương trình tun truyền vì nhà nước nắm trong tay các cơng cụ truyền thông mạnh nhất, cần phải hỗ trợ các cơ quan đồn thể….xây dựng các chương trình hành động chứ như hiện nay gần như thả nổi, cần phải thực hiện một chương trình lớn mang tính quốc gia gọi là CULTURE SHIP (tức là thay đổi văn hóa) như ở các quốc gia khác đang làm, mà phải làm có chiến lược, tận gốc và theo phong cách hiện đại chứ không tuyên truyền như kiểu hiện nay đang làm vì thời thế đã thay đổi”, Ông Trịnh Bá Dƣơng - Tổng

giám đốc Truyền hình Life TV chia sẻ. [Phụ lục - 04]

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)