1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông
2.3. Phân tích sự tác động của Facebook đối với văn hóa truyền thông
2.3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với văn hóa truyền thông
2.3.2.1. Xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, gây kích động cộng đồng
Do tính cá nhân hóa cao, Facebook đang lan truyền nhiều thông tin thất thiệt, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống chính trị, xã hội cũng nhƣ xâm phạm quyền cá nhân của mỗi ngƣời.
Hiện nay, một loạt tài khoản mang tên Thủ tƣớng, Chủ tịch nƣớc, Tổng bí thƣ, Phó Thủ tƣớng Chính phủ và các Bộ trƣởng có thể dễ dàng đƣợc tìm thấy trên Facebook. Tuy nhiên, ngoại trừ Fanpage của Bộ trƣởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đƣợc xác nhận, tất cả các địa chỉ còn lại đều là giả mạo.
Không chỉ sử dụng tên tuổi của các lãnh đạo, các trang Fanpage này còn ngang nhiên đặt ảnh đại diện, hình nền và chức danh của họ. Số lƣợng ngƣời like (ƣa thích) các Fanpage này vô cùng đông đảo. Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng có tới hai trang fanpage giả mạo: Fanpage mang tên “Thủ tƣớng Chính phủ” có 216.141 likes, Fanpage mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” có 751.723 likes. Tƣơng tự, Fanpage của Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng có 87.839 likes, Bộ trƣởng Bộ Công an Trần Đại Quang: 368.594 likes, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng: 26.045 likes. Tuy là lãnh đạo đầu tiên có fanpage cá nhân, Bộ trƣởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn có một loạt fanpage giả mạo cùng tên, ảnh đại diện. Số lƣợng ngƣời theo dõi các trang này cũng không hề ít ỏi, trong số đó 2 trang nhiều likes nhất có số lƣợng là 139.078 và 37.081 (số liệu khảo sát ngày 15/03/2015). Bên cạnh các trang lớn, có ảnh hƣởng rộng rãi kể trên, hàng loạt fanpage khác mang tên các lãnh đạo
đứng đầu Đảng và Nhà nƣớc cũng đƣợc lập ra. Những tài khoản này có thể đến từ những ngƣời yêu mến lãnh đạo, cũng có thể đƣợc lập ra với mục đích “câu khách”, thu hút lƣợt like, bình luận…
Điều đáng nói là, đa phần các trang fanpage này đều có link những website cùng tên, domain có đăng kí địa chỉ từ Hoa Kỳ. Trên fanpage có nhiều nội dung không hề liên quan tới hoạt động của chính phủ.
Bên cạnh việc xuất hiện các Fanpage giả mạo, nhiều nội dung, quan điểm sai trái, thù địch, chống đối Việt Nam cũng lan đang truyền rộng rãi trên Facebook. Những thông tin này đƣợc đƣa ra nhằm đầu độc thế hệ trẻ, khiến họ xa rời lý tƣởng cách mạng, kích động bạo loạn chống đối từ nội bộ dân tộc và tạo các lực lƣợng bao vây can thiệp bên ngoài.
Có thể dễ dàng nhận thấy những nội dung trên tại các trang fanpage nhƣ Nhật kí yêu nƣớc (200.772 likes), Chỉ có ở Việt Nam (24.589 likes), Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng (12.223 likes), Trịnh Công Sơn (223.948 likes)…Khảo sát có thể thấy, các thế lực phản động tập hợp 4 nguồn tin sau nhằm chống phá cách mạng:
- Nguồn tin do những kẻ phản động, chống đối tự tổ chức khai thác: Các câu chuyện về Hồ Chí Minh, về Đảng, chính quyền do chúng bịa đặt nhằm lung lạc niềm tin của nhân dân.
- Nguồn tin từ báo chí quốc tế: Các tin tức về nhân quyền, tự do dân chủ do báo chí Mỹ thêu dệt về Việt Nam.
- Nguồn tin được cung cấp có chủ đích từ trong nước: Các hình ảnh, thông tin do thế lực phản động trong nƣớc cung cấp.
- Nguồn tin khai thác ngay trên báo chí của Việt Nam: Dựa vào các sai phạm của chính quyền, những thiếu sót của luật pháp, chúng thổi phồng, bóp méo. Thông tin về các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đi thăm nƣớc ngoài, đƣờng lối chính sách mới cũng thƣờng xuyên bị xuyên tạc theo hƣớng bất lợi cho Đảng và Nhà nƣớc ta.
Bên cạnh các thông tin ảnh hƣởng tới chính trị, tƣ tƣởng, Facebook còn xuất hiện tràn lan các thông tin sai sự thật về các vấn đề đời sống, xã hội.
Ngày 11/8/2014, thông tin Hà Nội có ngƣời diễm dịch Ebola và không đƣợc công bố đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam hoang mang. Hai đối tƣợng đƣợc làm rõ là Vũ Hƣơng Thảo, 23 tuổi, trú tại phƣờng Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; và Nghiêm Thùy Trang, 30 tuổi, trú tại phƣờng Bách Khoa, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Trang cho biết, trên trang cá nhân, cô chia sẻ: “Ebola đã đến Việt Nam, mọi ngƣời ơi cẩn thận...”. Sau khi đọc bài viết của Trang, Thảo đã comment (bình luận) với nội dung là có ngƣời quen trong Viện Nhiệt đới nói là có ngƣời mắc bệnh thật. Trang đã dựa trên thông tin đó để soạn thảo status (trạng thái) khẳng định lại thông tin, chia sẻ với mọi ngƣời. Khi thấy số lƣợng ngƣời chia sẻ quá nhanh và nhiều, Thảo đã lo sợ và khóa tài khoản Facebook lại.
Tuy nhiên, do sức lan tỏa nhanh chóng của cộng đồng mạng, Thảo đã không thể kiểm soát đƣợc Facebook, hình ảnh của Facebook đã bị nhiều ngƣời chụp lại qua màn hình máy tính và tiếp tục chia sẻ. Chỉ hai ngày sau khi thông tin trên đƣợc đăng tải, hai đối tƣợng đã bị công an triệu tập và điều tra về hành vi của mình.
Trƣớc đó, vào nửa đêm ngày 31/8/2013, thông tin về vụ việc “chặt tay cƣớp điện thoại giữa Sài Gòn” đƣợc đăng tải trên một trang Facebook có tên Tý Nhóc Lóc Chóc. Sau đó, “vụ việc” này đã đƣợc cƣ dân mạng, các diễn đàn... chia sẻ, dẫn lại với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo sợ cho nhiều ngƣời. Tuy nhiên, sau đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Công an phƣờng Bến Thành (quận 1, TP HCM) khẳng định: “Từ đêm qua đến giờ công an phƣờng chƣa tiếp nhận bất cứ thông tin liên quan đến chặt tay và cƣớp trên địa bàn”. Cơ quan công an quận 1 cũng khẳng định: “Không hề có vụ chặt tay cƣớp iPhone nào xảy ra trên địa bàn quận 1 vào đêm qua”.
Khảo sát của tác giả luận văn cũng cho thấy, có tới 181 ngƣời đƣợc hỏi (chiếm 90.5%) cho rằng thông tin lan truyền trên Facebook có độ chính xác thấp, 2 ngƣời (chiếm 1%) cho rằng các thông tin này hoàn toàn không chính xác, chỉ có 18 ngƣời (chiếm 8.5%) trong số những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng thông tin trên Facebook có độ chính xác cao.
Biểu đồ 2.5. Độ chính xác của thông tin trên Facebook
Điều đáng lo ngại là trong khi đa phần ngƣời sử dụng Facebook đều không mấy tin tƣởng vào các thông tin lan truyền trên Facebook thì một số nhà báo lại “cố tình” đặt niềm tin vào mạng xã hội này. Sự phát triển của Facebook đã làm xuất hiện một tầng lớp ngƣời làm báo “salon”, ngồi bàn giấy. Họ sẵn sàng đăng tải những thông tin này trên Facebook mà không cần đến sự xác minh của nhân vật. Ngày 28/08/2014, hình ảnh giáo sƣ Toán học Ngô Bảo Châu đứng lớp đƣợc Facebook của nhà báo Trần Đăng Tuấn chia sẻ trên Facebook. Ngay sau đó, trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có bài “Giáo sƣ Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy học” ở bản Lũng Luông”, báo Gia đình & Xã hội Online có bài “Giáo sƣ Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong “dạy học” “. Ngày 30/03/2014, trên báo điện tử VnExpress có bài: “Ảnh GS Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong dạy học lay động cộng đồng”. Sau khi bức ảnh đƣợc lan truyền với tốc độ chóng mặt trên báo chí, GS Ngô Bảo Châu đã đăng một status trên facebook của ông và cho biết đại ý: Ông cùng đoàn thiện nguyện đến Trƣờng tiểu học Lũng Luông (Võ Nhai, Thái Nguyên), vì đƣờng lên bản phải vƣợt qua hai con suối, 7 km dốc đá hộc và bùn, giày bị ƣớt nên phải mƣợn dép, ngƣời ta đƣa cho dép nào thì ông đi dép ấy. Ông chỉ nhân thể nói chuyện với mấy học sinh còn lại trong lớp, kiểm tra xem các em có biết đánh vần, biết viết tên mình hay có biết làm tính cộng, chứ không dạy gì cả. Ðặc biệt, ông viết rất rõ: "Chuyến đi không hề có các nhà
báo đi cùng nên nhóm từ thiện không chịu trách nhiệm về các bài viết dựa trên trí tƣởng tƣợng của một số nhà báo"! [45].
Có một thực tế trong hoạt động báo chí ở nƣớc ta hiện nay là, một số tờ báo và một số nhà báo đang "hành nghề" theo lối viết lại những gì thấy trên mạng xã hội, thay vì phải thâm nhập thực tế để phát hiện, kiểm chứng, phân tích qua đó phản ánh đúng đắn, trung thực, chính xác về sự kiện - hiện tƣợng. Ðặc biệt, nhất cử nhất động của "ngƣời nổi tiếng" từ việc họ yêu ngƣời này bỏ ngƣời khác, ăn gì mặc gì, đến mua gì sắm gì, vui buồn hay nói xấu ngƣời khác ra sao... đều đƣợc đăng tải kỹ lƣỡng. Đáng chú ý là những thông tin này đều đƣợc suy luận từ các hình ảnh, nội dung do ngƣời nổi tiếng đăng tải trên Facebook, không hề có sự xác minh rõ ràng từ phía nhân vật.
Trên Ione.vnexpress.net, chuyên trang dành cho giới trẻ của VnExpress có hẳn một chuyên đề dành cho Facebook của sao Việt với các bài viết “vô thƣởng vô phạt”: “Sao Việt 31/3: Đông Nhi 'hành' ngƣời yêu, Khởi My hóa bà già” đăng tải ngày 31/03/2014, “Sao Việt 8/2: Bê Trần thân mật hot girl, Phƣơng Trinh béo ú khoe răng đen” đăng tải ngày 08/02/2014, “Sao Việt 24/1: Yến Chibi đắp mặt nạ nửa mặt, Bình An đi ép dẻo dạo” đăng tải ngày 24/01/2014…
Trên báo Lao Động, mục Văn hóa, ngày 02/04/2014 có bài “Những ảnh hot trong ngày của sao Việt trên Facebook”, ngày 23/12/2014 có bài “Diễm My 9x háo hức trong ngày tốt nghiệp, Huyền My làm giám khảo cuộc thi sắc đẹp”, ngày 24/1/2014 có bài “Diễm My 9x hôn bạn trai trong lễ tốt nghiệp, Minh Hằng chăm chỉ làm bánh”…
Với cơ chế kiểm duyệt thiếu chặt chẽ, thông tin sai sự thật trên Facebook đang lan truyền một cách rộng rãi, đặc biệt là khi chúng nhận đƣợc sự “tiếp tay” của một số tờ báo, trang tin hoạt động trên môi trƣờng internet. Trên báo Nhân Dân ngày 09/08/2014, trong bài viết “Khi mạng xã hội trở thành "nguồn tin" của báo chí!”, tác giả Chi Anh đã chỉ ra rằng: “Hậu quả tiêu cực từ việc khai thác thông tin bừa bãi, thiếu kiểm soát từ mạng xã hội đang trở thành nỗi quan ngại lớn của báo chí Việt Nam. Nguyên nhân đƣa tới thực trạng này trƣớc hết là ý thức nghề nghiệp, thái độ
trách nhiệm của một số cơ quan báo chí và ngƣời làm báo; việc quản lý hoạt động của báo mạng và trang tin điện tử chƣa hiệu quả, có phần lỏng lẻo. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chƣa thật sự có tính răn đe, nên sai phạm vẫn tái diễn. Ai đó có thể bao biện rằng, thói quen tiếp cận thông tin của công chúng đã thay đổi, dẫn đến việc ra đời những cách đƣa tin để thỏa mãn nhu cầu đọc tin kiểu mới của lớp công chúng mới”.
Trao đổi với tác giả luận văn, ông Trịnh Bá Dƣơng, Tổng giám đốc kênh truyền hình Life TV khẳng định: “Việc lan truyền các thông tin gây kích động, sai lệch đang gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sự xuống cấp của đời sống văn hóa, nó làm cho con ngƣời ngày càng xa rời các giá trị văn minh mà đang đi về với những thứ bản năng, thấp kém”.
Các thông tin sai lệch, gây kích động cộng đồng đã ảnh hƣởng không nhỏ tới niềm tin của công chúng. Một bộ phận không ít ngƣời trẻ đã bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi thông tin của các thế lực thù địch, hình thành tâm lý bất mãn với gia đình, cộng đồng, Đảng và Nhà nƣớc. Việc sử dụng các thông tin sai sự thật hoặc chƣa đƣợc xác minh trên Facebook cũng khiến công chúng ngày càng mất niềm tin vào báo chí cũng nhƣ truyền thông đại chúng. Điều này suy cho cùng chính là sự xuống cấp về văn hóa.
2.3.2.2. Ngôn ngữ Tiếng Việt bị biến tấu, lai tạp
Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ phong phú và đẹp, thể hiện hình ảnh, truyền thống văn hóa của con ngƣời Việt Nam. Việc ngôn ngữ đang ngày bị biến tấu, bóp méo, lai căng trên mạng xã hội Facebook ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo tồn, duy trì, phát triển tiếng Việt.
Sự hỗn độn, lai tạp, lai căng đƣợc biểu hiện rõ nhất khi giao tiếp trên mạng xã hội Facebook. Các bạn trẻ có rất nhiều cách biến tấu từ ngữ khác nhau. Ví dụ thay vì dùng từ “vui quá” các bạn lại viết thành “vui tóa”, “mình” thì viết thành “miềng”, “mềnh”, “con gái” thành “koan gái”, “cho” thành “choa”… Sự sáng tạo này vô cùng khó kiểm soát và không gây tác hại nghiêm trọng. Thế nhƣng theo thời gian, thói quen này đang dần dần làm biến tƣớng sự trong sáng của tiếng Việt và làm mất đi sự thuần Việt, bình dị của ngƣời Việt Nam trong lời ăn tiếng nói.
Trên fanpage Beat.vn, trong một hình ảnh đăng tải ngày 12/10/2014, cũng chứa nhiều từ tiếng Việt sai quy chuẩn: “Ở đây thỳ e hơi quê/ Nhƣng về quê thỳ em hơi chất đới” (Ở đây thì em hơi quê/ Nhƣng về quê thì em hơi chất đấy). Trong số 213 comment dƣới bức ảnh cũng có tới 87 comment sai chính tả: “Em bị đin”, “Nhìu lúc thấy buz min”…Không ít comment chứa những từ tục tĩu quen thuộc trên Facebook: “vãi”, “kinh vồn”, “hãm lúa”, “đẹp dị”…
Status trên Fanpage của Kenny Sang cũng thƣờng mang những nội dung khó hiểu. Vào 08h ngày 22/03/2015, anh chàng đăng tải dòng trạng thái: “Dạo nay cham mac somi quan au ra cua hang tiep khach hihihi Con trai mặc quần âu sơmi là đẹp nhất” (Dạo này chăm mặc sơ mi quần Âu ra cửa hàng tiếp khách. Hi hi. Con trai mặc quần Âu sơ mi là đẹp nhất) cũng cho thấy hàng loạt bình luận sai chính tả. Trong số 106 lƣợt bình luận, có 84 comment có sử dụng từ tiếng Việt không dấu, tiếng Việt cải biên và tiếng Việt chèn ngôn ngữ nƣớc ngoài: “Oppa kenny sang quan au mac ko anh?”, “Cua hang di muon ban quan ao ma goi la dai gia con coh may”, “Me tao o xa..vao nam khong duoc..tao ma vao duoc..tao se nem da vao cua hang may”; “Oppa kenny sang that dep trai va phong do”, “Mặt đz ghê”, “Chah cho”…
Theo khảo sát của tác giả luận văn, có 20 thành viên Facebook cho biết họ thƣờng xuyên sử dụng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Việt kiểu mới (thay đổi các kí tự trong một từ) trên mạng xã hội, 85 thành viên dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Trong khi đó có 95 thành viên khẳng định mình chƣa từng sử dụng tiếng Việt sai quy chuẩn nhƣ trên.
Nhiều tờ báo điện tử cũng đang bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi sự lan truyền của ngôn ngữ mạng. Hàng loạt các bài báo, chuyên mục sử dụng các từ tiếng Việt “mới”, từ không thuần nghĩa nhằm đánh trúng vào tâm lý ngƣời đọc. Ngày 29/12/2014, báo điện tử Dân trí có bài “Những bức ảnh “tự sƣớng” bị… “ném đá” nhiều nhất năm”, ngày 18/02/2015 có bài “Cận Tết, bắt đƣợc lƣơn đồng khủng”, ngày 12/03/2015 có bài “Asus, Sony đồng loạt “ném đá” Apple Watch”…Trên báo Tiền Phong Online, ngày 17/10/2014 có bài “Xem lính Đức dàn quân khoe vũ khí 'khủng'”; ngày 24 tháng 11 năm 2014 có bài “Singapore cấm „gậy tự sƣớng‟ ở AFF Cup 2014”…Ngày 22/2/2014, VnExpress có bài “Video trèo lên nóc chặn xe chồng và bồ hot nhất Internet tuần qua”, ngày 17/12/2014 có bài “Quý Bình sốc vì đóng cảnh nóng với vai vua độ xe”…Xu hƣớng dùng dấu ngoặc kép kiểu mới cũng xuất hiện trong hàng loạt bài của tờ báo này: “Nhím 'đi lạc' vào nhà cán bộ xã”; “Cảnh sát biển tìm kiếm dấu hiệu 'máy bay rơi gần Trƣờng Sa'”…
Trên các trang tin lớn dành cho giới trẻ nhƣ Kênh 14, Tiin.vn, tình trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chệch chuẩn còn trở nên phổ biến hơn. Trong số 16 chuyên mục của Kênh 14, có tới 10 chuyên mục mang tên tiếng Anh, hoặc nửa Anh nửa Việt: “Star”, “Music”, “Cine”, “Made by Me”, “2-Tek”, “Lạ và Cool”…Nội dung các bài viết cũng có nhiều ngôn ngữ teen, từ ngữ thiếu trong sáng và có chèn từ ngữ nƣớc ngoài. Ngày 12/2/2015, trên Kênh 14 có bài “Chấm điểm các ông bố "giỏi