Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mạng xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 33 - 34)

1.1 .Truyền thông xã hội

1.1.1 .Quan điểm về truyền thông xã hội

1.2. Mạng xã hội

1.2.6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mạng xã hội

Đảng, Nhà nƣớc ta đã và đang có những chủ trƣơng khá cởi mở về việc quản lý thông tin, báo chí. “Cách đây hàng chục năm, quan điểm thận trọng “trình độ quản lý tới đâu phát triển tới đó” đã đƣợc thay bằng chủ trƣơng xuyên suốt “phát triển tới đâu, quản lý tới đó” và “quản lý tốt để phát triển”. [56]. Nhờ chủ trƣơng này, lĩnh vực thông tin, báo chí tại Việt Nam, trong đó có mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu thƣờng xuyên, liên tục của ngƣời Việt.

Trong Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ vào ngày 15/01/2015, Thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lần đầu tiên yêu cầu văn phòng chính phủ tổ chức, định hƣớng thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook một cách nhanh chóng, chính xác. Theo Thủ tƣớng, hiện nay có hàng chục triệu ngƣời Việt đang sử dụng các mạng xã hội và đó là nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm đƣợc. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói, nhƣng có thông tin chính thống của Chính phủ thì ngƣời dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt hơn trong năm nay”.

Trƣớc đó, vào năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Thông tƣ số 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang điện tử và mạng xã hội.

Thông tƣ quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Theo đó, mạng xã hội thuộc loại trang thông tin điện tử phải cấp phép, với những điều kiện cụ thể cần phải đảm bảo về nhân sự, tài chính, kĩ thuật. Đồng thời, mạng xã hội cũng cần có ít nhất một hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể thanh tra, kiểm tra, lƣu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ mạng xã hội do tổ

chức, doanh nghiệp tổ chức theo quy định. Đặc biệt, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội phải có cơ chế phối hợp để loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)