Tuyển chọn nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu luận văn

1.2.3 Tuyển chọn nguồn nhân lực

Tuyển chọn lao động là tiến trình thu hút những ngƣời có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. Khi các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng, mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, địi hỏi phải tuyển dụng thêm lao động mới. Mặt khác, để thay thế số nhân viên cũ đã có tuổi, sức lao động yếu, nhà quản trị phải căn cứ vào thực tế và tƣơng lai của đơn vị để dự báo nhu cầu lao động trong tƣơng lai, có kế hoạch tuyển dụng và tìm nguồn cung lao động kịp thời cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.1 Đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo là quá trình học hỏi nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng, thái độ và hành vi làm việc của nhân viên. Điều đó, có nghĩa là đào tạo sẽ làm thay đổi những hiểu biết, cách thức làm việc và thái độ của ngƣời lao động đối với công việc; đào tạo là định hƣớng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp họ có ngay các kỹ năng và khả năng đặc biệt cần thiết để thực hiện tốt các công việc hiện tại.

Trong quá trình đào tạo, mỗi ngƣời sẽ đƣợc bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, đƣợc cập nhật hóa kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để không những hồn thành tốt những cơng việc đƣợc giao mà cịn có thể đƣơng đầu với những

biến đổi của mơi trƣờng xung quanh có ảnh hƣởng tích cực tới việc làm của ngƣời lao động.

Các phương pháp đào tạo phổ biến hiện nay là:

* Đào tạo tại nơi làm việc :

- Huấn luyện, kèm cặp, hƣớng dẫn tại chỗ.

- Luân phiên thay đổi công việc, môi trƣờng làm việc

* Đào tạo ngoài nơi làm việc

- Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, thực hành tại hiện trƣờng thực tế

- Đào tạo học nghề.

- Phƣơng pháp xử dụng dụng cụ mô phỏng.

- Đào tạo xa nơi làm việc.

- Phƣơng pháp hội thảo.

- Chƣơng trình liên hệ với các trƣờng đại học.

- Phƣơng pháp huấn luyện theo dõi mơ hình mẫu.

1.2.3.2 Trả tiền công cho lao động

Tiền lƣơng là giá cả sức lao động và ngƣời lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trƣờng. Trả tiền công cho lao động luôn là vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thƣờng có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả lƣơng, nhƣng nhìn chung các doanh nghiệp đều hƣớng tới 4 mục tiêu cơ bản:

- Thu hút lao động

- Duy trì những lao động giỏi

- Đáp ứng nhu cầu của pháp luật.

Thu nhập của ngƣời lao động từ việc làm bao gồm: tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp, tiền thƣởng và các loại phúc lợi.

Tiền lƣơng cơ bản: là tiền lƣơng đƣợc xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu

cơ bản về sinh học, xã hội học về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động từng ngành nghề, công việc.

Phụ cấp lƣơng: là tiền trả cơng lao động ngồi tiền lƣơng cơ bản. Nó bổ sung

cho lƣơng cơ bản, bù đắp thêm cho ngƣời lao động khi họ phải làm việc trong điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà khơng đƣợc tính tới khi xác định lƣơng cơ bản.

Tiền thƣởng: Là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với ngƣời lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Có nhiều hình thức khen thƣởng :

- Thƣởng năng suất, chất lƣợng.

- Thƣởng sáng kiến.

- Thƣởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung.

- Thƣởng tìm đƣợc nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết đƣợc hợp đồng mới.

- Thƣởng đảm bảo ngày cơng.

- Thƣởng về lịng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.

Phúc lợi: Các loại phúc lợi mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng rất đa dạng và phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của ngƣời lao động, có tác động kích thích đƣợc nguời lao động trung thành và gắn bó với doanh nghiệp v.v. Phúc lợi doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, hƣu trí, nghỉ phép, trợ cấp của doanh nghiệp cho ngƣời lao động có hồn cảnh khó khăn v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)