Phân tích đánh giá tổng quan những điểm mạnh, hạn chế, thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 81)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu luận văn

3.3. Phân tích đánh giá tổng quan những điểm mạnh, hạn chế, thách thức

và thời cơ đối với phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dƣơng.

3.3.1. Những điểm mạnh.

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là tỉnh năng động trong kinh tế,

thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi, có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng đầu của nƣớc ta.

Bình Dƣơng có 22 khu cơng nghiệp đang hoạt động, đã thu hút trên 8.500 dự án đầu tƣ, trong đó hơn 2.000 dự án nƣớc ngồi, vì vậy nhu cầu về lao động nghề hàng năm của các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng rất cao. Mỗi năm tỉnh Bình Dƣơng thu hút từ 400 đến 500 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với nhu cầu lao động từ 30.000 đến 40.000 ngƣời.

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dƣơng đã ln quan tâm đến công tác đầu tƣ đào tạo nghề cho lao động, coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội đó là chiến lƣợc:“Năng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thực hiện tốt chính sách thu hút lao động, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...

Lãnh đạo tỉnh Bình Dƣơng ln chú trọng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, hệ thống dạy nghề của tỉnh đã xây dựng đƣợc hai hệ thống: hệ thống dạy nghề đại trà (gồm các Trung tâm dịch vụ việc làm, trƣờng dạy nghề dân lập, trung tâm dạy nghề của các đoàn thể, các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống có dạy nghề) và hệ thống trƣờng, trung tâm dạy nghề chất lƣợng cao (gồm các trƣờng dạy nghề của tỉnh, trƣờng dạy nghề TW đóng trên địa bàn tỉnh). Từ hai hệ thống này, sẽ tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tƣợng có nhu cầu, từ đó tỉnh sẽ từng bƣớc phổ cập nghề, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật cao cung ứng cho thị trƣờng lao động, chủ yếu là các khu chế xuất, khu công nghiệp.

3.3.2. Những hạn chế.

Chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, đa số lao động ở nơng thơn, trình độ văn hóa cịn thấp. Ý thức học tập chƣa tốt, tỷ lệ bỏ học còn cao. Mặt khác, thời gian đào tạo nghề ngắn chủ yếu cung cấp về lý thuyết, thiếu điều kiện thực hành nên học viên khó thành thạo nghề. Lực lƣợng lao động hiện có chƣa đáp ứng đủ nên phải thu hút lao động từ bên ngoài tỉnh.

Các cơ sở dạy nghề phần lớn tập trung ở những vùng có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhƣ: Dĩ An, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một trong khi đó các huyện nhƣ Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát lại chƣa có cơ sở dạy nghề cơng lập cũng nhƣ ngồi cơng lập.

Việc đầu tƣ xây dựng trƣờng nghề cịn q chậm (hiện nay trên tồn địa bàn tỉnh có hơn 40 cơ sở đào tạo nghề, trong đó 6 cơ sở mới thành lập chƣa đi vào hoạt động) vì do việc tuyển sinh đầu vào ở các xã, huyện xa trung tâm tỉnh gặp nhiều khó khăn, số lƣợng học viên ít, phân tán. Vì vậy,việc thu hút nguồn nhân lực xã hội trong việc triển khai và phát triển mạng lƣới dạy nghề còn rất hạn chế.

Trang thiết bị ở các trƣờng dạy nghề nói chung cịn thiếu, vừa lạc hậu và khơng đồng bộ nên không theo kịp với công nghệ mới của doanh nghiệp. Một số cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập đầu tƣ với qui mô nhỏ, chủ yếu là các lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản nhằm thu hồi vốn nhanh.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và chƣa đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai, tốc độ tăng giáo viên dạy nghề quá chậm so với qui mô đào tạo và tốc độ tăng của các cơ sở dạy nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải hợp đồng giáo viên ở tỉnh, thành khác nên rất bị động.

Mặt khác, sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ. Hoạt động dạy nghề trong tỉnh chủ yếu dựa vào khả năng thực tế của thị trƣờng lao động và doanh nghiệp, chƣa chú trọng đúng mức đến nhu cầu thực tế của thị trƣờng doanh nghiệp. Do đó dẩn đến tình trạng vừa khơng đủ học viên có tay nghề cung ứng cho doanh nghiệp, vừa có nhiều học viên khơng kiếm đƣợc việc làm phù hợp; doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng nhƣng cơ cấu chƣa hợp lý, nên vẩn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp thiều lao động có kỹ thuật; lao động qua đào tạo vẩn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động về chất lƣợng và số lƣợng.

3.3.3. Những thời cơ.

Hiện nay trong tỉnh một số nhóm nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo nhƣ: may mặc, vận hành máy và thiết bị, cơ khí, lắp ráp máy móc, xây dựng, chế biến, lắp rắp thiết bị điện tử, gỗ gia dụng....vv thế nhƣng các cơ sở đào tạo vẩn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đây là cơ hội để tỉnh mở rộng, nâng cao hoạt động dạy nghề và thu hút lao động có tay nghề cũng nhƣ tiến hành cơng tác đào tạo nghề.

Bình Dƣơng hiện có Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam- Singapore, là một trong những cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hơn nữa hiện tỉnh đã liên kết với trên 15 tỉnh, thành trong cả nƣớc, nhất là các tỉnh khu vực Miền Trung, Miền Tây để thu nhận lao động đến Bình Dƣơng làm việc.

Nguồn lao động cho nhu cầu đào tạo rất lớn, hiện nay dù tỷ lệ trúng tuyển vào đại học và cao đẳng tăng lên hàng năm nhƣng tỷ lệ này còn rất thấp. Nhƣ vậy vẩn cịn một lƣợng rất đơng học sinh khơng trúng tuyển. Mặt khác mỗi năm tỉnh thu hút hàng chục ngàn lao động chƣa qua đào tạo từ các địa phƣơng trong nƣớc, đó là cơ hội có thề thu hút học viên cho các trƣờng dạy nghề.

3.3.4. Những thách thức.

Là một tỉnh cơng nghiệp, có tốc độ tăng trƣởng cao, hàng năm tiếp nhận một lƣợng lớn dân nhập cƣ từ các tỉnh thành trong cả nƣớc đến sinh sống và làm việc trong đó phần lớn là chƣa qua đào tạo, điều này sẽ gây sức ép về đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh.

Bình Dƣơng vẩn đang ở thời kỳ “Dân số vàng” với cả hai mặt cơ hội và thách thức về phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm. Do vậy, thách thức lớn nhất là giải quyết đƣợc việc làm cho cả dân nhập cƣ và sự dịch chuyển lao động nội bộ tỉnh từ nơi thu nhập thấp, cơ hội việc làm ít nhƣ Dầu Tiếng, Phú Giáo đến nơi có thu nhập và việc làm cao hơn, điều này gây khó khăn cho việc phân bố dân cƣ lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một trong những thách thức cần xem xét là Bình Dƣơng thuộc vùng Đơng Nam Bộ và địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam, mặc dù có sự phát triển rất nhanh, nhƣng vị thế trong vùng Đơng Nam Bộ có một số chỉ tiêu chỉ so sách với Tây Ninh và Bình Phƣớc có nhiều chỉ tiêu đứng sau Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Với bối cảnh chung một thị trƣờng lao động cũng nhƣ cùng một xu thế phát triển công nghiệp với sản phẩm không khác nhau nhiều. Do vậy sự cạnh tranh không lành mạnh là khó trách khỏi. Ví dụ nhƣ năng suất lao động trong khu vực cơng nghiệp năm 2009; Bình Dƣơng là: 35,88 triệu đồng /lao động, Đồng Nai: 63,9 triệu đồng/lao động Tây Ninh: 47,4 triệu đồng/lao động; Bình Phƣớc: 76,1 triệu đồng/lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)