1.5.1. Khái niệm và mục đích quản lý vốn tập trung
Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Tranfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính. Hội sở chính sẽ mua tồn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
Mục đích thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung:
Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hướng kinh doanh, đảm bảo các an tồn giới hạn theo
quy định, kiểm sốt rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Quản lý vốn và sử dụng vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của ngân hàng. Phát huy được lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên địa bàn khác nhau
Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan. Xác định đúng mức đóng góp của từng chi nhánh vào chung của toàn hệ thống.
1.5.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung
Nguyên tắc quản lý vốn tập trung và thống nhất. Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất.
Tập trung công tác quản trị, điều hành vốn tại hội sở chính trong đó có tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Các chi nhánh thực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
1.5.3. Ưu và nhược điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung Ưu điểm của cơ chế: Ưu điểm của cơ chế:
Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất, trong kinh doanh ngân hàng đây là ba loại rủi ro chính. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh. Với cơ chế mới, các chi nhánh chỉ tập trung vào cơng việc kinh doanh, tồn bộ rủi ro nêu trên được chuyển về Hội sở chính.
Hạn chế tình trạng thừa thiếu thanh khoản. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính thơng qua trung tâm vốn. Khi huy động được vốn chi nhánh bán về Hội sở chính và khi có nhu cầu đầu tư chi nhánh sẽ mua vốn từ hội sở chính. Trên cơ sở đó trung tâm vốn sẽ tiến hành cân đối vốn cho tồn hệ thống vì vậy sẽ tránh được tình trạng vốn thừa và thiếu tại các chi nhánh trong hệ thống.
Cơ chế quản lý vốn tập trung được thông qua quy định mức lãi mua bán vốn giữa Hội sở chính và chi nhánh, chi nhánh sẽ chủ động được kế hoạch huy động
vốn và đầu tư và Hội sở chính sẽ khơng can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thêm vào đó sẽ tạo điều kiện tinh gọn nhẹ bộ máy quản lý cũng như đơn giản hóa cơng tác báo cáo tại chi nhánh.
Nhược điểm của cơ chế này:
Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh. Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề hình thành nên tập đồn tài chính ngân hàng trên cơ sở toàn bộ các rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất chuyển về hội sở chính. Theo cơ chế này các chi nhánh chỉ đóng vay trị là nơi tiếp xúc khách hàng tiếp nhận nhu cầu và chuyển về Hội sở chính xử lý. Vì vậy các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh sẽ được bị hạn chế dần, về lâu dài sẽ làm hạn chế trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng.
Chi phí ứng dụng cao. Để áp dụng cơ chế này phải triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống trên toàn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lưới rộng lớn việc đầu tư cho phát triển công nghệ là rất tốn kém.