3.3. Các giải pháp quản trị rủi ro lãi suất
3.3.5. Các chính sách lãi suất cho vay
Chính sách lãi suất thâm nhập thị trường: Chính sách này khơng nhấn
mạnh đến lợi nhuận và chi phí bù đắp tối thiểu trong ngắn hạn. Lãi suất đưa ra có thể thấp hơn lãi suất thị trường nhằm thu hút khách hàng. Chính sách này là nhằm mở rộng thị trường đối với các ngân hàng mới thành lập hoặc tại các địa bàn mà ngân hàng cần thâm nhập. Về cơ bản đây là một chiến lược hơn là một
phương pháp, mục đích nhằm vào thị trường đang trên đà tăng trưởng nhanh và
cịn khả năng phát triển.
Chính sách lãi suất cạnh tranh: Chính sách này thích hợp trong trường
hợp để lôi kéo khách hàng về với ngân hàng, đặc biệt những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt và đi kèm với tín dụng là các dịch vụ về tiền gửi, thanh toán. Để thu hút những khách hàng này ngân hàng đưa ra lãi suất cho vay thấp
hơn thông thường. Việc gia tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng
làm cho khách hàng khó có thể bỏ đi nơi khác vì mối bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng.
Chính sách lãi suất theo mối quan hệ: Các khách hàng truyền thống
đặc biệt, các ngành nghề đang nằm trong quy hoạch phát triển của địa phương,
tỉnh hay cho vay hỗ trợ khắc phục khó khăn (lũ lụt, thiên tai), cho vay ngân
sách địa phương, cho vay theo chỉ định của chính phủ có thể áp dụng lãi suất
thấp hơn với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ chính quyền thực thi chính sách tại địa phương.
Chính sách lãi suất thắt chặt tín dụng: Một khi mức tăng trưởng tín
dụng quá cao, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ để cho vay, ngân hàng có thể hạn chế tín dụng thơng qua việc áp dụng lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất thị trường. Tuy nhiên trong trường hợp này việc áp dụng cho vay cao nên chỉ thực hiện nhóm khách hàng chất lượng tín dụng trung bình trở xuống vì nếu áp dụng rộng rãi có khả năng ngân hàng sẽ mất luôn cả những khách hàng co chất lượng tín dụng tốt.