kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
NHTM là một loại hình kinh doanh hàng hóa đặc biệt-tiền tệ. Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn tiền của các NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do gia tăng sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính, bảo hiểm, các tổ chức phi ngân hàng và thị trường chứng khoán dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình tồn cầu hóa. Nguồn tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi của lãi suất. Điều này tạo điều kiện các ngân hàng dễ tìm kiếm lợi nhuận song lại tăng tính mỏng manh, thiếu ổn định cho cả hệ thống. Bên cạnh đó tài sản của các NHTM chủ yếu là tài sản tài chính (các khoản cho vay, chứng khốn) với tính rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất rất lớn. Thị trường tài chính ngày càng mang tính tồn cầu, vì vậy đây cũng là cơ hội để các ngân hàng đa dạng hóa đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, cũng như phân tán rủi ro, song mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro biến động lớn trên thị trường thế giới và khu vực.
- Năm 1984 Ngân hàng Ilinois, năm 1991 ngân hàng BOA đều gặp phải sự giảm sút rất lớn tiền gửi, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
- Vào những năm 90, các NHTM Nhật Bản và các hãng chứng khoán gặp nguy khốn và kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở Nhật Bản.
- Năm 1987, Merrill Lynch tổn thất 350 triệu USD do việc nắm chứng khoán khi lãi suất tăng đột ngột.
- Năm 1992, JP Morgan tổn thất 200 triệu USD trong trường hợp tương tự khi lãi suất giảm đột ngột.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác nhận biết và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà nhiều kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất được ứng dụng. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng tùy điều kiện thực tế mà áp dụng mỗi cách khác nhau. Ví dụ ở Mỹ hay Australia NHTW khuyến khích các NHTM áp dụng phương pháp thời lượng trong công tác dự báo rủi ro lãi suất.
Ở Việt Nam, khi thị trường tài chính dần đi vào hồn thiện, các NHTM ngày càng phát triển. Cơ cấu tài sản có tài sản nợ ngân hàng ngày càng phức tạp. Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, công tác quản lý rủi ro lãi suất trong các NHTM được quản lý thống nhất, ngày 18 tháng 04 năm 2007 NHNN đã phát hành Quyết số 16/2007/QĐ-NHNN hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, quyết định này đến nay vẫn cịn hiệu lực.
NHTMCP công thương Việt Nam là một trong nhóm các ngân hàng có tiềm lực tài chính, cơng nghệ cũng như nguồn nhân lực có chất lượng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thức rất rõ những rủi ro rất lớn từ rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. Trong năm 2011 ngân hàng đã tiến hành triển khai toàn hệ thống cơ chế điều chuyển vốn tập trung, chuyển toàn bộ rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản về hội sở chính quản lý, tập trung kiện toàn bộ phận quản lý rủi ro để ứng phó những rủi ro trong tình hình mới.
TĨM TẮT CHƯƠNG I
Chương I đã hệ thống hóa lý thuyết về rủi ro lãi suất và các mơ hình quản trị rủi ro lãi suất, cũng như cơ chế quản lý vốn tập trung và tính ưu nhược điểm của cơ chế này. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam nói chung và NHTMCP Cơng thương Việt Nam nói riêng. Việc ứng dụng phương pháp nào trong phịng ngừa rủi ro lãi suất là tùy thuộc vào điều kiện của mỗi ngân hàng, tuy nhiên ở Việt Nam, tính đến nay Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007 của NHNN vẫn là văn bản duy nhất hướng dẫn chế độ báo cáo đối với các NHTM, nội dung báo cáo quy định đối với cơng tác Quản lý rủi ro tài chính các NHTM áp dụng phương pháp định giá lại trong phân tích rủi ro lãi suất. Thực tế cho thấy phương pháp này dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện với các NHTM Việt Nam trong quá trình tiến lên hiện đại hóa, bên cạnh đó các NHTM nên áp dụng phương pháp mơ phỏng Monte Carlo kết hợp với phương pháp định giá lại nhằm kiện toàn phương pháp lượng hóa và phòng ngừa rủi ro lãi suất mà trong phần II của luận văn sẽ làm sáng tỏ hơn.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCPCT VIỆT NAM.