2.6.1. Những kết quả đạt được.
Tại Việt Nam tính từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng chung khủng
hoảng nền kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn, tỷ lệ lạm
phát tăng cao, nhập siêu căng thẳng, thị trường vàng và hối đoái bất ổn, thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh... Nhưng nhờ có những chính
sách kịp thời của chính phủ và NHNN đã đưa nền kinh tế dần đi vào ổn định. Lạm phát và lãi suất dần được kiểm soát, cán cân thanh toán được cải thiện...Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được giữ vững, lợi nhuận
năm sau có xu hướng cao hơn năm trước, công tác quản lý phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngân hàng ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Những kết quả
mà Vietinbank đạt được trong những năm qua như sau:
- Ngân hàng được xếp là một trong nhóm ngân hàng có khả năng tài chính mạnh, chiếm thị phần lớn về vốn cũng như tín dụng trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2011 theo thống kê của NHNN ngân
hàng công thương là ngân hàng đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam. Hiệu quả
602,800 1,149,442 1,844,464 2,529,858 3,405,478 5,784,415 2006 2007 2008 2009 2010 2011
- Các chỉ số về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), khả năng
sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Đồ thị trên cho thấy các chỉ tiêu này đều đạt và cao hơn so với chỉ tiêu đầu năm mà ngân hàng đặt ra. Đặc biệt năm 2011 cả hai chỉ tiêu ROE và ROA đã có kết quả cao so với các năm trước, chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tốt cơng
tác kinh doanh và phịng ngừa rủi ro chặt chẽ.
Ngân hàng tuân thủ chặt chẽ những quy định về lãi suất cho vay và lãi
suất huy động mà NHNN quy định từng thời kỳ, khơng để xảy ra tình trạng vi phạm theo quy định. Mặt khác ngân hàng luôn chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu
vào đầu ra hợp lý theo tín hiệu lãi suất thị trường.
Ngân hàng đã nhận thức được những rủi ro về thị trường chẳng hạn như rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng mà từ đó đã có đầu tư đáng kể
cho cơng tác phịng ngừa này như nguồn nhân lực, mua sắm công nghệ phần mềm hiện đại trang bị cho phòng quản lý nguồn vốn, phòng quản lý rủi ro...
1.01%
1.35% 1.54% 1.50%
2.03%
2007 2008 2009 2010 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: NHTMCP Cơng thương Việt Nam
Đồ thị 2.2. Lợi nhuận của NHTMCP Công thương Việt Nam qua các năm
Đồ thị 2.3. Chỉ số ROE qua các năm Đồ thị 2.4. Chỉ số ROA qua các năm
14.10% 15.70%
20.60% 22.10%
26.74%
2007 2008 2009 2010 2011
ro lãi suất được nâng cấp cập nhật theo thông lệ quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Công tác quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng khơng ngừng
được chú trọng, cụ thể tính cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có trong các năm qua được duy trì ở mức hợp lý, một mặt đảm bảo tính linh hoạt trong cơ cấu tài
sản có tài sản nợ nhằm gia tăng lợi nhuận trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, mặt khác vẫn đảm bảo khả năng chịu đựng được rủi ro trong điều kiện lãi suất thị trường có những “cú sốc” tiêu cực. Hiện nay ngân hàng đang
lượng hóa rủi ro lãi suất theo phương pháp định giá lại, phương pháp hạch toán,
mẫu biểu báo cáo do NHNN ban hành theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN.
2.6.2. Những hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Cơng tác phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng các cơng cụ tài chính phái
sinh được sử dụng cịn rất ít chưa tương xứng với tầm hoạt động của một ngân
hàng lớn như ngân hàng cơng thương, để phịng ngừa rủi ro chủ yếu được sử dụng bằng các hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi là chủ yếu.
258
86,810
75,228
19,242 20,236
2007 2008 2009 2010 2011
Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP mới đưa vào vận hành trên toàn
hệ thống chỉ mới phát huy tác dụng giai đoạn đầu nên chỉ hỗ trợ một phần trong công tác quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng. Khi giai đoạn II đi vào hoàn tất hệ thống FTP sẽ phát huy hết tác dụng sẽ hỗ trợ công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ hiệu quả hơn.
Đơn vị tính: triệu đồng
Đồ thị 2.5. Giá trị các cơng cụ tài chính phái sinh của ngân hàng qua các năm
Quy trình quản trị rủi ro thị trường đang trong giai đoạn xây dựng
chưa được ban hành thành văn bản thực hiện, nên chưa có một thang đo thống
nhất trong đo lường và phòng ngừa rủi ro.
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng:
Nguyên nhân chủ quan.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt có chun mơn sâu về quản lý rủi ro thị trường còn hạn chế. Mặc dù các năm qua ngân hàng đã có
chính sách riêng để tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về
quản lý rủi ro này nhưng số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngân hàng.
- Cơ chế mua bán vốn FTP mới chỉ triển khai giai đoạn 1, nên chỉ hỗ trợ ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch. Sang giai đoạn 2 cơ chế FTP sẽ hỗ trợ HSC quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ danh mục.
- Thiếu một chiến lược quản lý rủi ro thị trường tổng thể và đồng bộ, thể hiện ở chính sách và quy trình hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro lãi suất chưa
được xây dựng hồn thiện.
- Dự án hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thông tin cũng như các phần mềm hỗ trợ quản lý trong kinh doanh đang trong giai đoạn triển khai đưa vào sử dụng, phải có thời gian điều chỉnh nhằm phù hợp với điều kiện của Việt
Nam nên chưa phát huy hết chức năng trong hỗ trợ quản lý.
Nguyên nhân khách quan.
- Cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng chủ yếu sử dụng các hợp
đồng tín dụng với lãi suất thả nổi có điều chỉnh theo định kỳ, cịn đối với các
cơng cụ tài chính phái sinh thì hầu như chưa được sử dụng. Nguyên nhân hạn chế một phần là do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển và ngân hàng
công thương chưa chú trọng sử dụng cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất hữu
hiệu này.
nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Vì vậy các loại lãi suất định hướng ở thị trường tài chính Việt Nam liên tục thay đổi đã tác động mạnh đến lãi suất huy động và cho vay ở các NHTM, đặt các ngân hàng đối
diện với rủi ro lãi suất và thanh khoản rất lớn.
- Quy mô vốn tại các NHTM ở Việt Nam còn thấp, khả năng đáp ứng vốn cho thị trường tại các thời điểm khan hiếm vốn trên thị trường thấp vì vậy
các ngân hàng thường xem lãi suất như là một công cụ mạnh trong cạnh tranh huy động vốn, nên thị trường vốn thường xảy ra các cuộc đua lãi suất giữa các
NHTM với nhau dẫn đến ngân hàng thường xuyên đối diện với nguy cơ rủi ro lãi suất.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của
NHTMCPCT Việt Nam, cơ chế vận hành FTP trong quản trị tài sản có tài sản nợ và phương pháp định giá lại mà ngân hàng TMCPCT Việt Nam đang áp dụng trong đo lường rủi ro lãi suất. Ngoài ra luận văn cũng áp dụng mơ hình
định giá lại với mơ hình mơ phỏng trong công tác đo lường rủi ro lãi suất cũng như vận dụng cơ chế FTP trong cơng tác phịng ngừa rủi ro lãi suất. Mơ hình có
tính tham khảo rất cao, có thể áp dụng cho các NHTM khác có điều kiện tương tự như NHTMCPCT Việt Nam. Luận văn đã tổng kết các chỉ số kinh doanh quan trọng mà ngân hàng đã đạt thành tích cao trong nhiều năm liên tiếp, và cũng chỉ ra những kết quả đạt và chưa đạt trong công tác quản lý rủi ro lãi suất
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHTMCPCT VIỆT NAM.