Các tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

3.3. Các giải pháp quản trị rủi ro lãi suất

3.3.4. Các tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản vay

Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến mơi trường kinh doanh

 Chu kỳ kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh của một ngành gắn liền với

mức gia tăng hay giảm sút GDP của một quốc gia và các yếu tố khác tùy theo

đặc thù của ngành. Chỉ tiêu này nhằm đánh gia DN đang nằm ở giai đoạn nào

trong chu kỳ kinh doanh của mình.

 Triển vọng tăng trưởng của ngành: Một ngành kinh doanh đang tăng

trưởng mạnh có thể đem lại lợi nhuận những lợi nhuận và cơ hội đầu tư. Các cơ

hội này là tiềm năng mở rộng thị phần, khả năng cải thiện vị trí của doanh nghiệp. Ngược lại một ngành đã hoặc đang có dấu hiệu suy giảm sẽ là nguy cơ

 Áp lực cạnh tranh trong ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ

yếu diễn ra trên các phương diện: giá cả, chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, hậu mãi, quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm. Sự cạnh tranh liên quan đến số lượng

các đối thủ cạnh tranh, khả năng gia nhập ngành, năng lực cung ứng của toàn

ngành, sức chịu đựng của sản phẩm doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Các nguồn cung ứng đầu vào đối với ngành: Chỉ tiêu này đánh giá

tính ổn định của các nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc

của doanh nghiệp vào những nhà cung cấp chính. Vị thế của doanh nghiệp với vai trị là khách hang trong mối quan hệ với nhà cung cấp.

 Các chính sách của nhà nước: Đặc điểm của luật lệ hiện hành, cũng

như các chính sách kinh tế định hướng của nhà nước trong việc hỗ trợ phát

triển ngành có ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển trong dài hạn của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp một khi có những yếu tố thay đổi trong nền kinh tế vĩ mơ.

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh: Việc đánh giá các

điều kiện kinh doanh của một doanh nghiệp cần được xem xét trên nhiều yếu

tố. Tuy nhiên, một số yếu tố chính và quan trọng thường gặp và được sử dụng

để phân tích điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp theo như dưới đây:

 Vấn đề đa dạng hóa kinh doanh: Việc đa dạng hóa kinh doanh có thể

giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh xét trên bình diện tổng thể một khi có sự suy giảm trong hoạt động trong một số sản phẩm nào đó mà doanh nghiệp đang sản xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bổ sung thêm một sản phẩm kinh doanh mới nào đó cũng có thể làm giảm tổng lợi nhuận thu được vì một sản phẩm mới cần có thời gian được thị trường chấp nhận.

 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này đánh giá về quá

trình hoạt động của doanh nghiệp qua một số năm hoạt động. Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ ổn định cũng như vững chắc càng

cao. Đối với các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức thì thời gian hoạt động

 Quy mô thị trường: Quy mô thị trường tiềm năng là tổng mức cầu có

khả năng thanh tốn đối với sản phẩm trong một giai đoạn cụ thể hay cũng có thể hiểu là thổng doanh thu tối đa mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành có thể đạt được. Quy mô thị trường tiềm năng được đánh giá dựa trên những số liệu ước tính về số người có nhu cầu sử dụng nhân với mức mua hàng bình quân của số người đó. Độ lớn của thị trường tương ứng tỷ lệ thuận độ ổn định cũng như khả năng thâm nhập thị trường của một sản phẩm.

 Thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa

doanh số bán của doanh nghiệp so với tổng doanh số bán của ngành. Do việc thống kê thị trường về tổng doanh số bán của ngành là khá khó khăn nên thị phần của doanh nghiệp được xác định ở mức tương đối. Doanh nghiệp chiếm thị phần càng cao cho thấy mức độ chấp nhận của thị trường về sản phẩm càng tốt.

 Các hoạt động nghiên cứu phát triển: Cùng với sự phát triển nhanh

chóng của khoa học và kỹ thuật, sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng có

nguy cơ lỗi thời. Do đó có thể doanh nghiệp có vị trí tốt trong ngành nếu khơng

có sự đầu tư thích đáng trong cơng tác nghiên cứu, đổi mới cơng nghệ thì vị trí của nó chắc chắn sẽ sụt giảm trong tương lai.

 Thương hiệu sản phẩm: Chỉ tiêu này đánh giá sự ổn định cũng như sự

biết đến về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Các tiêu

chí đánh giá như: mức độ phổ biến của sản phẩm đối với công chúng, sản phẩm được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao...

Nhóm các chỉ tiêu về nhân sự, quản trị điều hành: Chất lượng quản lý

là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành cơng trong hoạt

động của doanh nghiệp. Khi có những tình huống bất ngờ xảy đến thì vai trị

của người quản lý trong việc ra những quyết sách thích hợp nhằm ổn định tình hình là vơ cùng cần thiết. Chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

đưa ra liệu có phù hợp hay khơng? Đội ngũ người lao động đáp ứng được yêu

cầu công việc đến mức độ nào? Các chỉ tiêu cụ thể gồm:

nghiệp đều có đặc thù về ngành nghề, sản phẩm, bản sắc kinh doanh của riêng mình nên khơng có một mơ hình chung để áp dụng cho tất cả các doanh

nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà doanh nghiệp đang triển khai để

đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp.

 Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Ban lãnh đạo là người đưa ra những

quyết định ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng có thể mắc sai lầm trong quyết định của mình đơi khi bị tình cảm chi phối... Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá ban lãnh đạo doanh nghiệp

thường là trình độ, uy tín, năng lực, tư cách đạo đức, khả năng đảm đương

nhiệm vụ, học vấn, sức khỏe, độ tuổi, đội ngũ lãnh đạo kế thừa...

 Sự ổn định đội ngũ người lao động: Xem xét các chính sách về tuyển

dụng chọn nhân sự, đào tạo, chính sách thu nhập, đãi ngộ người lao động. Qua

đó, thấy được khả năng thu hút, đào tạo giữ ổn định và nâng cao tay nghề người lao động. Mức độ thỏa mãn và tinh thần làm việc của nhân viên cao hay

không thể hiện qua số ngày nghỉ việc, số người rời bỏ doanh nghiệp hàng năm,

năng suất lao động... Trong đa số các trường hợp doanh nghiệp có lao động

giỏi, ổn định đóng góp một phần khá lớn trong sự thành công của doanh nghiệp.

 Chính sách chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động trong

nền kinh tế thị trường địi hỏi doanh nghiệp ln phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, với nền kinh tế ngày càng phát triển thì cung thường

có xu hướng lớn hơn cầu, nên để đảm bảo doanh nghiệp giữ được thị phần và

ngày càng mở rộng địa bàn địi hỏi phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của riêng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)