Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

3.1. Định hướng phát triển NHTMCPCT Việt Nam

3.1.1. Năng lực cạnh tranh

 Năng lực về vốn.

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trãi qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với chiến lược phấn đấu trở thành một tập đồn

tài chính chủ lực trong nước và ngày càng vươn ra khu vực và quốc tế. Chiến

lược tăng năng lực tài chính và tăng năng lực cạnh tranh là mục tiêu xuyên suốt

của ngân hàng. Từ ngày thành lập với quy mô vốn cịn hạn chế đến nay quy mơ vốn của ngân hàng đã tăng rất nhanh, nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh.

 Năng lực công nghệ.

Trên nền tảng năng lực về vốn là điều kiện để ngân hiện nâng cao năng lực công nghệ tăng cường khả năng cạnh tranh. NHTMCPCT Việt Nam thời

gian qua đã thực hiện tốt kế hoạch hiện đại hóa ngân hàng. Hiện ngân hàng đã

nối mạng thông suốt từ các phòng giao dịch chi nhánh đến HSC, hệ thống CNTT liên tục được nâng cấp theo hướng hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tiện ích cho

người sử dụng, cải tiến năng suất lao động, tăng cường khả năng giám sát, kiểm

soát hoạt động nghiệp vụ. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách

hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới ngân hàng công

thương cần làm tốt các công việc sau:

- Định hướng coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phải đồng bộ, hiện đại, an tồn có tính thống nhất và ổn định

cao.

- Nhanh chóng triển khai thành cơng 19 Modul nghiệp vụ do IBM tư vấn gồm nhóm dự án Core, nhóm dự án cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh,

- Tổ chức các buổi tập huấn, triển khai đến tồn bộ cán bộ cơng nhân viên về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhằm nhanh chóng cập nhật kiến thức chun mơn, nhanh chóng phát huy tác dụng công nghệ mới.

 Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch.

Tính đến năm 2011 ngân hàng công thương là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm khoảng 10%

trong toàn hệ thống, thị phần huy động vốn chiếm 12%, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch chiếm thứ 2 toàn quốc sau Agribank. Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank ln là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Trên nền tảng vững mạnh trong thời gian tới Vietinbank nên chú trọng đầu tư vào một số công việc

sau đây:

- Đối với mạng lưới hệ thống trong nước, tiếp tục phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch, đặc biệt là ở các vùng mà địa bàn cịn ít các ngân hàng hoạt động nhằm tranh thủ chiếm lĩnh thị phần đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch.

- Bên cạnh việc cũng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động mạng

lưới trong nước, trong các năm tiếp theo NHTMCP Công thương tiếp tục đẩy

mạnh mạnh hoạt động ra thị trường quốc tế với việc mở chi nhánh tại Lào, Myanmar, Anh, Ba Lan. Nghiên cứu mở rộng sang các thị trường tiềm năng

như Trung Đông, Châu Mỹ...

- Đối với việc thành lập mới và phát triển các công ty con chuyên doanh cần theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị

trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)