Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 90)

3.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Ngân hàng cơng thương là một trong nhóm bốn ngân hàng thương mại

lớn có đội ngũ nhân sự đơng về số lượng và chuẩn về chất lượng. Tính đến cuối

Ngân hàng công thương cần xác định nguồn nhân lực là nhân tố mang

tính quyết định phát triển bềnh vững của hệ thống. Trong các năm qua ngân hàng không ngừng tăng cường cải thiện số lượng và chất lượng nguồn lực lao

động để đáp ứng yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển.

Hằng năm ngân hàng tiến hành thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận phục vụ khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng

thường xuyên tổ chức các đợt học tập, thực tập, khảo sát hội thảo trong và

ngoài nước về các lĩnh vực then chốt như quản trị, giải pháp công nghệ ... Đặc

biệt chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ cho sự phát triển của ngân hàng, quan tâm tới chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo ưu đãi tiền lương cán bộ, thu hút tuyển dụng nhân tài, đánh giá sử dụng cán bộ đúng người đúng việc để phát huy công tác điều hành.

Trong chính sách tuyển dụng và đào tạo ngân hàng đã ban hành, theo đó ngân hàng thực hiện việc tuyển dụng lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển ngân hàng, Vietinbank chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vietinbank thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ thơng qua việc tham gia các khóa học bên ngoài do ngân hàng đài thọ, ngân

hàng đã ban hành quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho toàn hệ thống.

Về chính sách tiền lương và phúc lợi cho người lao động, ngân hàng

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ % phân theo trình độ người lao động của NHTMCP Công thương Việt Nam năm 2011

Nguồn: NHTMCP Công thương Việt Nam

10.99% 4.71%

5.13% 79.17%

phụ cấp nếu có trả theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định từng thời kỳ. Đối với mức lương kinh doanh Vietinbank trả theo vị trí cơng tác và hiệu quả cơng việc theo Quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT2 ngày 04/02/2008. Dựa trên kết quả hoạt động có hiệu quả trong các năm qua thu nhập của người lao động liên tục

tăng qua các năm.

Trên cơ sở các thành tích đạt được, nhằm chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển ngân hàng trong thời

gian tới khi mà nên kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần xây dựng ngân hàng cơng

thương ngày càng phát triển vững mạnh:

- Về chính sách tuyển dụng nhân sự ngân hàng cần có chính sách cụ thể trẻ hóa đội ngũ vì hiện tại ngân hàng cơng thương vẫn cịn một số người có độ tuổi cao nhưng vẫn chưa được đào tạo lại, mặt dù thời gian vừa qua ngân hàng

đã xúc tiến mạnh quá trình tinh giản biên chế nhằm tinh gọn bộ máy, nhưng

phần lớn thực hiện nhiều ở các thành phố lớn, trong khi đó đặc biệt ở các tỉnh thì quá trình này mặc dù thực hiện nhưng vẫn chưa sâu rộng, vẫn cịn tình trạng nể nang qua lại.

Đồ thị 3.4. Thu nhập bình quân người lao động của NHTMCP Công thương

Việt Nam qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng 5.5 7.16 13.5 16.68 17.86 20.76 2006 2007 2008 2009 2010 2011

- Về chính sách đào tạo, ngân hàng cần có chính sách cụ thể bằng các kế hoạch định kỳ hàng năm và đột xuất trong kỳ khi có nhu cầu cần thiết. Cần xây dựng các trung tâm và học viện tại các tỉnh là trung tâm của vùng nhằm tạo

điều kiện cho người học dễ tiếp cận trong quá trình được đào tạo và tự đào tạo.

Yêu cầu công việc và thời gian làm việc của Vietinbank rất cao, vì vậy người

lao động tự đào tạo là rất khó khăn, ngân hàng cần có chính sách khuyến khích như hỗ trợ kinh phí, khích lệ tinh thần nhằm kích thích tinh thần tự học tập của người lao động là rất cần thiết.

- Về chính sách đãi ngộ, Vietinbank thuộc trong nhóm các ngân hàng có thu nhập cao. Tuy nhiên ở góc độ HSC việc tuyển dụng lao động có trình độ

cao ở cấp độ chun gia thì q trình nay có thể thực hiện, tuy nhiên ở cấp độ chi nhánh và phịng giao dịch rất khó khăn. HSC nên có chính sách cho phép

các chi nhánh được đặt cách tuyển dụng những nhân sự có trình độ cao này

nhằm đảm bảo chi nhánh mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện

đại, mở rộng địa bàn hoạt động và tự bảo vệ mình trước các rủi ro có thể xảy

ra, tuy nhiên chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình và chịu sự giám sát của HSC.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III đã tổng hợp, phân tích các kết quả mà thời gian quan ngân hàng công thương đã đạt được, bên cạnh đó đề xuất các giải pháp với ngân

hàng công thương trong chiến lược phát triển trong thời gian tới. Ngoài ra tác

giả cũng đề xuất với NHNN và các cơ quan ban ngành liên quan, với hiệp hội ngân hàng Việt Nam các giải pháp cần thiết nhằm giúp ngân cơng thương nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt

Nam” đã giải quyết được một số nội duang quan trọng sau:

Một là, nêu rõ cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh

doanh tại các NHTM, và các giải pháp hữu hiệu phòng ngừa loại rủi ro này.

Hai là, đưa ra thực trạng, nguyên nhân mà các NHTM phải đối diện với

loại rủi ro này thường trực trong kinh doanh nói chung và NHTMCP Cơng

thương Việt Nam nói riêng. Luận văn đã áp dụng phương pháp định giá lại mà NHNN đang quy định đối với NHTM trong báo cáo rủi ro lãi suất, kết hợp với

mơ hình mơ phỏng và chiến lược phịng ngừa chủ động theo cơ chế FTP. Mơ hình có giá trị tham khảo rất cao, có thể áp dụng ngay vào thực tế góp phần

nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp ngân hàng phát triển bền vững trong điều

kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Ba là, có những đề xuất rất thiết thực cho riêng ngân hàng công thương

trong hoạt động trong thời gian tới, cũng như những đề xuất đối với NHNN và

các cơ quan ban ngành liên quan nhằm đưa hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần vào công cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải.

2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia TPHCM.

4. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học quốc gia

TPHCM.

5. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội. 6. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao

thông vận tải.

7. Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập mơn Tài chính – Tiền

tệ, NXB lao động xã hội.

8. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê.

9. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Lao động xã hội. 10. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

11. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

13. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB

Tài chính.

14. Báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương Việt Nam qua các

Phụ lục

Phụ lục 1. Diễn biến lãi suất tái cấp vốn theo quy định của NHNN qua các

năm.

Giá trị (%/năm) Văn bản quyết định Ngày áp dụng

14% 407/QĐ-NHNN 12/3/2012 13/03/2012 15% 2210/QĐNHNN 06/10/2011 10/10/2011 14% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011 13% 692/QĐ-NHNN 31/3/2011 01/04/2011 12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011 11% 271/QĐNHNN 17/02/2011 17/02/2011 9% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010 9% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010 8% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010 8% 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009 7% 2232/QĐ-NHNN 15/9/2009 01/10/2009 7% 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/04/2009 8% 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009 9.5% 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 11% 2949/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008 12% 2810/QĐ-NHNN 20/11/2008 21/11/2008 13% 2561/QĐ-NHNN 03/11/2008 05/11/2008 14% 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 15% 1316/QĐ-NHNN 10/06/2008 11/06/2008 13% 1099/QĐ-NHNN 16/05/2008 19/05/2008 7,5% 306/QĐ-NHNN 30/01/2008 01/02/2008 6,5% 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005 6% 316/QĐ-NHNN 25/03/2005 01/04/2005 5,5% 20/QĐ-NHNN 07/01/2005 15/01/2005 5% 833/QĐ-NHNN 30/7/2003 01/08/2003 6% 552/2003/QĐ-NHNN 30/05/2003 01/06/2003

4,8% 839/2001/QĐ-NHNN 29/06/2001 01/07/2001 5,4% 243/2001/QĐ-NHNN 29/03/2001 01/04/2001 6% 465/2000/QĐ-NHNN 02/11/2000 06/11/2000 4,8% 238/2000/QĐ-NHNN 31/07/2000 01/08/2000

Phụ lục 2. Diễn biến lãi suất chiết khấu theo quy định của NHNN qua các

năm

Giá trị (%/năm) Văn bản quyết định Ngày áp dụng

12% 407/QĐ-NHNN 12/3/2012 13/03/2012 13% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011 12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011 7% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010 7% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010 6% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010 5% 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009 5% 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/04/2009 6% 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009 7.5% 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 9,% 2949/QĐ-NHNN 3/12/2008 05/12/2008 10% 2810/QĐ-NHNN 21/11/2008 11% 2561/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008 12% 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 13% 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008 11 1099/QĐ-NHNN 16/05/2008 19/05/2008 11% 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 6% 306/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008 4,5% 1746/QĐ-NHNN 1/12/2005 01/12/2005 4% 316/QĐ-NHNN 25/3/2005 01/04/2005 3,5% 20/QĐ-NHNN 07/01/2005 15/01/2005 3% 832/QĐ-NHNN 30/7/2003 01/08/2003

5,4% 466/2000/QĐ-NHNN 02/11/2000 06/11/2000 4,2% 239/2000/QĐ-NHNN 31/07/2000 01/08/2000 4,8% 102/2000/QĐ-NHNN 31/03/2000 05/04/2000

Phụ lục 3: Diễn biến lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN qua các năm Giá trị (%/năm) Văn bản quyết định Ngày áp dụng

9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 12/01/2010 9% 2619/QĐNHNN 05/11/2010 11/05/2010 8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 11/01/2010 8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 03/01/2010 8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 02/01/2010 8% 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 12/01/2009 7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 11/01/2009 7% 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 02/01/2009 8,5% 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 10% 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 12/05/2008 11% 2809/QĐ-NHNN 6/11/2008 21/11/2008 12% 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 11/05/2008 13% 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 14% 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 25/06/2008 12% 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 06/01/2008 12% 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 8,75% 978/QĐ-NHNN 29/4/2008 05/01/2008 8,25% 3096/QĐ-NHNN 15/12/2007 01/01/2008 8,25% 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 12/01/2005 7,8% 1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 11/01/2005 7,5% 1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 01/01/2005 7,5% 1522/QĐ-NHNN 30/11/2004 12/01/2004 7,5% 285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003 04/01/2003 7,44% 792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002 08/01/2002 7,2% 1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001 10/01/2001 7,8% 557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001 05/01/2001 8,4% 237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001 04/01/2001 8,7% 154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001 03/01/2001 9% 242/2000/QĐ-NHNN 02/08/2000 08/05/2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)