Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 70)

Lãi suất cho vay vốn đối với cơ chế FTP đang áp dụng tại NHTMCPCT Việt Nam được phân thành hai loại. Nếu đứng trên lập trường của HSC lãi suất cho vay chính là lãi suất mà HSC bán vốn cho chi nhánh, nếu đứng trên lập

trường của chi nhánh lãi suất cho vay chính là lãi suất mà người đi vay phải trả

cho chi nhánh. Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay sẽ lần lượt đứng trên hai lập trường này:

 Giá bán vốn (Lãi suất) HSC bán vốn cho chi nhánh.

- Lãi suất bán vốn FTP do ngân hàng công thương công bố trong từng

thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và

chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo. Lãi suất có thể khác nhau cho từng kỳ hạn, loại khách hàng, loại sản phẩm và từng loại đồng tiền.

- Chi phí thanh khoản cũng do ngân hàng công thương công bố trong từng thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo. Chi phí này chỉ áp dụng cho các

giao dịch có lãi suất thả nổi và có thể thay đổi tùy theo chính sách điều hành của ngân hàng công thương.

- Cộng hoặc trừ các điều chỉnh đặc biệt (nếu có) là các khoản mà HSC cộng hoặc trừ vào giá bán vốn cho chi nhánh nếu HSC thấy cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của cả hệ thống.

 Lãi suất chi nhánh cho vay.

Trong trường hợp khoản vay đề nghị đủ điều kiện để cho vay, lãi suất cho vay được xác định như sau:

Lãi suất Lãi suất Tỷ suất chi Phần bù Phần bù Tỷ suất lợi Giá bán vốn = Lãi suất bán vốn FTP Chi phí thanh khoản Điều chỉnh đặc biệt (nếu có) + +/-

- Lãi suất mua vốn là lãi suất mà chi nhánh phải trả cho HSC mà phân tích ở trên.

- Tỷ suất chi phí hoạt động: gồm lãi suất huy động vốn mà chi nhánh

huy động vốn trong nền kinh tế sau đó bán cho HSC, chi phí quản lý và các chi

phí khác phân bổ đối với hoạt động cho vay chia tổng tài sản bình quân phục vụ cho vay. Chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục chi phí liên quan đến khoản vay, cụ thể các khoản phí và lệ phí, thuế phải nộp, chi phí trả lương cho

người lao động, chi phí hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi phí

bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi phí bất thường…

- Phần bù rủi ro kỳ hạn: được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) tương

ứng với thời gian vay, thời gian vay càng dài thì phần bù rủi ro càng cao.

- Phần bù rủi ro tín dụng: khi xem xét cho vay, ngân hàng phải thực hiện

đánh giá rủi ro đối với nội dung khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn. Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá khoản vay và phân loại khách hàng, ngân hàng xác định một tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định để bù đắp rủi ro đối với khoản tín

dụng. Phần bù rủi ro tín dụng được xác định dựa trên mơ hình đánh giá rủi ro tín dụng là một mơ hình khách quan, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cao.

- Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu phải đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi nhưng vẫn hài hịa lợi ích giữa người đi vay và cho vay, cụ thể phải thấp hơn lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế nhằm đảm bảo người đi vay có lãi trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)