2.4. Thực trạng DN Việt Nam niêm yết trên TTCK quốc tế
2.4.1. Công ty Cavico niêm yết trên TTCK NASDAQ
2.4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Cavico được thành lập ngày 29/2/2000 và không ngừng lớn mạnh để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.
Cavico có hai hoạt động chính: thi cơng cơng trình ngầm và thi cơng các cơng trình hạ tầng cơ sở phục vụ công nghiệp và dân dụng với quy mô lớn. Lao động hiện nay của công ty hơn 3.500 nhân viên, sở hữu trên 20 công ty thành viên. Cavico đã và đang tiếp tục triển khai sản xuất kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam và mở rộng thi cơng cơng trình, khai thác mỏ sang các quốc gia khác như: Lào, Algeria, Australia, Mỹ.
Vào tháng 05/2006, Cavico đã thực hiện việc niêm yết cổ phiếu với mã cổ phiếu CVCP trên TTCK Hoa Kỳ. Đây là mốc son đánh dấu sự thành công của Cavico trong chương trình hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời Cavico cũng trở thành DN đầu tiên thực hiện niêm yết trên TTCK quốc tế. Vào tháng 04 năm 2008 Cavico Cavico chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán OTC.BB với mã cổ phiếu là CVIC. Ngày 18/9/2009, Cavico Corp được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ với mã chứng khốn CAVO thơng qua một cuộc sáp nhập với một công ty tại Mỹ. Với sự kiện này, Cavico trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu tại một trong những SGDCK lớn nhất trên thế giới.
2.4.1.2. Quá trình niêm yết trên TTCK NASDAQ.
Vào ngày 12/05/2006 Cavico đã chính thức sát nhập với cơng ty Mỹ đã niêm yết Agent155 Media Group có trụ sở tại San Diego thông qua công ty Provential Holdings, Inc (công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về sáp nhập và mua lại) và đổi tên thành Tổng Công ty Cavico- Cavico Corp. Agent155 Media Group là một công ty truyền thông đa phương tiện, mã cổ phiếu AGMG tại TTCK khơng chính thức (OTC). Cũng bắt đầu từ đây, Cavico Corp sẽ được giao dịch với ký hiệu CVCP.PK trên bảng Pink Sheets với mã số CUSIP mới là 149646101 thay cho mã AGMG. Thương vụ này được thực hiện cùng với việc tiến hành tách cổ phiếu ngược theo tỉ lệ 300 – 1 (nguyên văn following a 300 for 1 reverse split). Provential Holdings cũng sẽ có một phần sở hữu nhỏ trong Cavico Corp thay cho phí cung cấp dịch vụ cố vấn. Cavico đã bỏ ra xấp xỉ 1,5 triệu USD cho hành trình niêm yết này (bao gồm phí tư vấn, phí kiểm tốn quốc tế, phí dự phịng, phí thực hiện sáp nhập với
Agent155) và xúc tiến thực hiện việc gộp cổ phiếu. Bằng cách sáp nhập như vậy Cavico trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết tại thị trường giao dịch cổ phiếu tự do Mỹ Pink Sheets. Sàn Pink Sheets (thị trường OTC do tư nhân quản lý) là thị trường dành cho các công ty nhỏ và vừa, nhưng các cổ phiếu của công ty danh tiếng như Nestle, Heineken, Rolls Royce… vẫn giao dịch tại đây. Điều kiện để lên sàn này cịn ít hơn điều kiện niêm yết tại HOSE và HNX mặc dù nó lớn gấp nhiều lần so với SGDCK của Việt Nam. Hai điều kiện chính để niêm yết trên Pink Sheets là: cần một hồ sơ đăng ký với SEC (U.S Securities and Exchange Commisson); báo cáo tài chính đã được kiểm toán quốc tế và được một nhà tạo lập thị trường bảo lãnh. Hai điều kiện này phải đảm bảo đầy đủ và trung thực. SEC sẽ để thị trường tự đánh giá giá trị của cổ phiếu chứ không yêu cầu một giá trị cụ thể nào. Ngồi ra khơng có điều kiện nào khác về doanh thu, lợi nhuận, số năm hoạt động…như niêm yết trên thị trường chính thức.
Ngay sau khi cơng bố hoàn tất việc mua lại Agent155 Media Group, Cavico cũng công bố mục tiêu của họ là nâng cấp niêm yết cổ phiếu CVCP lên sàn cao cấp hơn như NYSE hoặc NASDAQ. Yêu cầu đầu tiên mà Cavico Corp phải thực hiện là tiến hành kiểm toán, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn của NYSE và NASDAQ. Do vậy, ngay sau đó Cavico Corp đã chính thức hợp tác với Jaspers & Hall để tiến hành kiểm tốn và hồn thiện bộ tài liệu công bố đối với cơng ty niêm yết theo đúng tiêu chuẩn kiểm tốn GAAP của Mỹ (Jaspers & Hall là công ty kiểm tốn có trụ sở ở Colorado, là thành viên Hội đồng Giám sát Kế tốn các Cơng ty niêm yết tại Mỹ.)
Ngày 16/01/2007, Cavico thông báo đã lập hội đồng kiểm toán và ấn định thành viên hội đồng. Thành viên trong hội đồng sẽ gồm cả những người từ Cavico và từ bên ngoài độc lập với công ty. Ban Giám đốc công ty thành lập hội đồng trên cơ sở đánh giá công việc kiểm toán cho ba năm 2004, 2005 và 2006 đã sắp kết thúc và nhằm chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch trên NYSE hoặc NASDAQ.
Ngày 3/4/2008, Cavico chính thức niêm yết trên Sàn chứng khoán OTC Bulletin Board (OTCBB) với mã cổ phiếu là CVIC. Quá trình chuyển từ Pink Sheet
lên OTCBB là những bước đệm quan trọng để Cavico để tiếp tục mục tiêu lên các sàn giao dịch chứng khoán tiêu chuẩn như NASDAQ hay NYSE.
Với sự tư vấn thành công của ngân hàng Rodman & Renshaw LLC, sau khi hồn tất qúa trình kiểm tốn nghiêm ngặt và yêu cầu chặt chẽ từ phía Mỹ, sau một thời gian nộp đơn, SEC đã chính thức phê duyệt và ngày 18/09/2009, Cavico đã chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ với mã chứng khoán là CAVO. Như vậy, bằng hình thức sát nhập với một cơng ty đã niêm yết của Mỹ, sau ba năm tiến hành mọi thủ tục, cổ phiếu Cavico đã chính thức có tên trên bảng điện tử của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ.
Việc niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngồi khơng q khó cho các DN Việt Nam. Cái khó là đứng vững được qua sự đào thải khắc nghiệt trên sàn chứng khoán. Mặc dù bước đầu Cavico đã thành công lớn khi là DN Việt Nam đầu tiên được lên sàn chứng khoán lớn như NASDAQ. Tuy nhiên, hai năm sau Cavico Việt Nam đã bị buộc phải hủy niêm yết tại NASDAQ do không đáp ứng được các điều kiện khắc nghiệt tại đây. Vào ngày 06/07/2011, sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ đã thông báo hủy niêm yết đối với mã cổ phiếu này vì Cavico chậm nộp báo cáo tài chính năm 2010 và NASDAQ cũng từ chối gia hạn nộp báo cáo kết quả kinh doanh 2010 của Cavico. Trước đó, ngày 24/6, Cavico đã nhận được cảnh báo từ sàn chứng khoán NASDAQ do giá cổ phiếu Cavico giao dịch ở mức giá dưới 1 USD trong 30 ngày giao dịch liên tiếp từ ngày 14/05/2011 đến ngày14/06/2011, điều này đã vi phạm Luật 5450 của Sàn NASDAQ. Ngoài việc cảnh báo, sàn này cũng yêu cầu Công ty khắc phục tình hình trong 6 tháng. Nếu đến ngày 14/12/2011, Cavico không vượt qua giá 1 USD/cổ phiếu trong ít nhất 10 ngày liên tiếp thì sẽ bị hủy niêm yết. Tuy nhiên chưa đến thời hạn trên thì Cavico bị hủy niêm yết vì vi phạm điều kiện khác là chậm nộp báo cáo tài chính năm 2010.
Sau khi hủy niêm yết Cavico vẫn đủ điều kiện giao dịch trao tay trên thị trường khơng chính thức Grey Market (đây là thị trường OTC tại Mỹ khơng có quản lý), chưa đủ điều kiện giao dịch trên OTCBB. Ơng Trần Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Cavico Corp, cho biết: “Hiện công ty vẫn đang tiếp tục thực hiện hồn thiện các báo cáo. Chúng
tơi tin tưởng rằng sự chậm trễ trong việc hồn thành báo cáo tài chính kiểm tốn của
cơng ty sẽ sớm được giải quyết”.
2.4.2. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai- niêm yết trên TTCK London London
2.4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Khởi nghiệp từ năm 1990 là một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưbrông, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cơng ty được cổ phần hóa vào năm 2006 và chính thức niêm yết trên HOSE năm 2008 với mã chứng khốn là HAG. Đến nay, Hồng Anh Gia Lai đã đạt bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đồn tư nhân hàng đầu khơng chỉ tại Việt Nam mà còn tại một số nước trong khu vực như Lào, Campuchia….trong các hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê; sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite; trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su; đầu tư,xây dựng và khai thác thủy điện; khai thác và chế biến khống sản…
Hồng Anh Gia Lai ngay trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2007-2010) vẫn tăng trưởng bình quân 45%/năm và lợi nhuận 53,6%/năm. HAG cũng là một trong số ít những DN có một lực lượng lớn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tên tuổi như: Jaccar, Dragon Capital, Deutsche Bank, Temasek, Vietcombank, Sacombank, BIDV…
Đến ngày 23/03/2011, chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) của Hoàng Anh Gia Lai đã được niêm yết và chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn London.
2.4.2.2. Q trình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London.
Ngày 23/3/2011, chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR) của Hoàng Anh Gia Lai đã được niêm yết và chính thức giao dịch trên sàn PSM của Sở giao dịch chứng khoán London (LSE). Số chứng chỉ GDR này được phát hành dựa trên số lượng 16.216.250 cổ phiếu phổ thông mà HAG đã phát hành riêng lẻ cho ngân hàng lưu ký Deutsche Bank Trust Company Americas vào ngày 17/12/2010 với giá 72.000 đồng/cổ phiếu cộng với số 8.108.125 cổ phiếu thưởng mà Công ty đã phát hành vào ngày 26/1/2011 cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1. Deutsche Bank Trust Company Americas đã phát hành 24.324.375 chứng chỉ GDR của HAG. Số chứng chỉ lưu ký này được bán cho nhà đầu tư
ở nước ngồi, sau đó được đem niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp là Professional Securities Market (PSM) của LSE. Deutsche Bank Trust Company Americas là ngân hàng lưu ký được ủy thác để phát hành chứng chỉ GDR. Các đơn vị thực hiện công tác tư vấn nghiệp vụ bao gồm Elara Capital (Ấn Độ) và Cơng ty Chứng khốn SBS và đơn vị tư vấn pháp lý là Mayer Brown International LLP (Mỹ).
Hoàng Anh Gia Lai là DN tiên phong trong việc niêm yết bằng GDR ở nước ngoài nên phải mất gần 2 năm trong việc triển khai các thủ tục phát hành và niêm yết GDR cũng như chọn ngân hàng lưu ký, chọn cơng ty chứng khốn nước ngoài, nhà tư vấn luật, tư vấn cấu trúc DN, tìm kiếm nhà đầu tư. Số tiền thu được từ đợt phát hành này là 60 triệu USD được sử dụng để đầu tư vào ngành cao su và thủy điện của Tập đoàn. Việc phát hành và niêm yết thành công chứng chỉ GDRs trên Sở Giao dịch Chứng khốn London cịn có một ý nghĩa to lớn trong việc giới thiệu hình ảnh của Hoàng Anh Gia Lai ra thị trường thế giới và tạo tiền đề thuận lợi cho việc IPO và niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế cho các DN Việt Nam trong tương lai.
So với hình thức niêm yết trực tiếp nước ngồi, việc phát hành chứng chỉ GDR khơng địi hỏi q nhiều thủ tục và DN không buộc phải tuân thủ các quy định sau niêm yết như báo cáo kế toán, luật quản trị cơng ty. Hình thức huy động vốn qua GDR còn giúp khắc phục những khác biệt về hệ thống lưu ký, thanh toán, chuẩn mực kế toán, quy trình cơng bố thơng tin, những đặc thù về cổ phiếu (như quy định mệnh giá) giữa các thị trường. Tuy nhiên, đây không phải là kênh gọi vốn dành cho mọi DN. DN muốn phát hành GDR thì bản thân DN phải hoạt động hiệu quả, tiềm năng rõ ràng, bộ máy quản lý chuyên nghiệp và thông tin minh bạch. Nói cách khác, khi muốn huy động được nguồn vốn lớn thì DN phải có quy mơ vốn nhất định và có triển vọng kinh doanh tương xứng.
HAG huy động thành công được 60 triệu USD qua GDR là nhờ tập đoàn này đang đầu tư nhiều dự án lớn tiềm năng. Nhà đầu tư nước ngồi ít quan tâm đến mảng bất động sản của HAG, họ mua GDR của HAG chủ yếu vì nhìn thấy triển vọng dài hạn ở các dự án cao su, thủy điện, khai khống của Tập đồn này. Phát hành GDR chỉ thích hợp với những DN thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm, bán lẻ, tiêu dùng.
Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất đối với DN muốn phát hành GDR là thông tin công bố trước nhà đầu tư phải được các định chế tài chính chuyên nghiệp thẩm định, chỉ riêng việc thuyết phục các định chế lớn như: Deutsche Bank; Bank of New York Mellon; JP Morgan; Citibank… chịu đứng ra làm ngân hàng lưu ký GDR cũng đã là một thách thức. Vì thế, cơng ty nào vượt qua được vịng thẩm định của các tổ chức này là rất đáng tự hào và có khả năng trở thành DN tầm cỡ, vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2.5. Một số thành quả đạt được của DN Việt Nam khi niêm yết chứng khốn ra nước ngồi. ra nước ngồi.
Tuy thời gian niêm yết chưa lâu, nhưng với hai DN Việt Nam đã niêm yết chứng khốn ra nước ngồi bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định mặc dù còn nhiều vấn đề mà DN cần phải cải thiện để làm tiền đề cho những DN Việt Nam muốn niêm yết chứng khốn ra nước ngồi trong tương lai. Sau đây tác giả sẽ tổng kết những cái “được” và “mất” của hai DN đã phân tích ở mục 2.4.
Huy động được một lượng lớn, ổn định từ thị trường vốn quốc tế nhằm cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Cavico và Hồng Anh Gia Lai luôn là những DN đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh của họ;
Sau khi niêm yết trên thị trường NASDAQ và LSE, Cavico và HAG đã được đơng đảo các nhà đầu tư trong và ngồi nước biết đến như là một trong những DN uy tín nhất tại Việt Nam, là DN đầu tiên của Việt Nam được niêm yết chính thức trên trên những SGDCK uy tín hàng đầu thế giới. Nên thương hiệu của hai DN này cũng được nâng lên đáng kể cả trong và ngồi nước. Từ đó mở ra cơ hội hợp tác với các tổ chức, DN lớn nước ngoài.
Hệ thống quản trị của DN này đã cải thiện đạt được hệ thống quản trị công ty theo chuẩn của sàn NASDAQ và LSE. Bước đầu hai công ty đã thành lập các tiểu ban đại diện HĐQT trong việc giám sát hoạt động công ty như các tiểu ban chiến lược, nhân sự, đãi ngộ, tài chính, quan hệ với nhà đầu tư.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã được điều chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế là một nổ lực rất lớn của hai DN trong việc cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư quốc tế và đáp ứng tiêu chuẩn của của sàn Mỹ và Anh.
Tuy nhiên, để đạt được những kết quả như trên Cavico và HAG cũng đã đánh đổi rất nhiều như: chi phí niêm yết tốn kém (Cavico 1,5 triệu USD), thời gian niêm yết để được niêm yết rất lâu (Cavico mất gần 3 năm, HAG 2 năm); tốn kém chi phí cho quá trình cải thiện nhân lực, thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị của DN cho phù hợp với thế giới; uy tín, thương hiệu của DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá cổ phiếu giảm liên tục và bị hủy niêm yết (Cavico) do không đáp ứng được yêu cầu. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến những DN khác của Việt Nam. Cavico đã chọn thời điểm niêm yết trên sàn NASDAQ không phù hợp khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu chưa đến hồi kết. Chính vì vậy, cơng ty khơng huy động được nhiều vốn như mong đợi mà còn bị thiệt hại khi buộc phải hủy niêm yết trên sàn NASDAQ.
2.6. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế khi DN Việt Nam khi niêm yết chứng khoán ra nước ngồi yết chứng khốn ra nước ngồi
2.6.1. Hạn chế
Quy mô của các DN Việt Nam đa số cịn nhỏ so với các DN nước ngồi đang niêm yết trên các sàn chứng khốn uy tín trên thế giới. Các DN có quy mơ lớn thì hoạt động đa ngành nghề, doanh thu phân tán và chưa có chiến lược phát triển dài