Những thách thức cho DN Việt Nam muốn niêm yết chứng khoán ra nước ngoài trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

nước ngoài trong tương lai.

Sự khác nhau về hệ thống pháp lý, các điều kiện kinh tế, hệ thống chính trị, thị hiếu của các nhà đầu tư các chuẩn mực văn hóa truyền thống… ở mỗi quốc gia và thách thức lớn cho các DN Việt Nam khi muốn niêm yết chứng khốn ra nước ngồi. Họ phải tìm hiểu kỹ các vấn đề trên để xem xét lựa chọn thị trường nào phù hợp với bản thân DN họ nhất để tránh những xung đột có thể xảy ra trong và sau quá trình niêm yết.

Yêu cầu về báo cáo tài chính: phải theo chuẩn quốc tế. Hiện nay, hầu hết tất cả các sàn giao dịch chứng khoán ở các nước đều yêu cầu các công ty phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và được soạn lập theo IFRS của 3 năm tài chính trước khi niêm yết. Các DN Việt Nam phải bỏ ra một chi phí đáng kể và q trình thực hiện sẽ cần phải có sự liên kết của rất nhiều bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Q trình chuẩn bị cho việc soạn lập các báo cáo tài chính theo IFRS là một cơng việc khá nặng nề. Các DN của Việt Nam có thể mất ít nhất là 2-3 năm để hồn thành q trình chuẩn bị này. Các báo cáo này phải được kiểm tốn nếu các báo cáo tài chính có ý kiến kiểm tốn loại trừ, sẽ có thể khơng được các sàn giao dịch chứng khốn nước ngồi hay các nhà đầu tư tiềm năng quốc tế chấp nhận.

Sự minh bạch trong thông tin: tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của DN như tình hình tài chính kế tốn, sự thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo, các thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh … kể cả các thông tin nhạy cảm cũng phải được cơng bố kịp thời chính xác. Mọi hành vi giấu giếm hay báo cáo nửa với đều bị coi là nói dối trước pháp luật và đây là tội hình sự. Các cơ quan giám sát của các SGDCK nước ngoài, các nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các tổ chức tài chính uy tín sẽ đọc các báo cáo tài chính của các cơng ty rất kỹ. Vì vậy mọi thơng tin sai lệch hay khơng đầy đủ sẽ nhanh chóng bị đem ra ánh sáng.

Sau khi hoàn tất việc niêm yết ở nước ngoài các DN Việt Nam sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với các nhà đầu tư quốc tế. Các nhà đầu tư này sẽ địi hỏi cơng ty nỗ lực hỗ trợ để họ có thể theo dõi mọi hoạt động của công ty. Một trang web sử dụng dễ dàng, được cập nhật kịp thời và có đầy đủ tất cả thông tin về công ty là một cách thức tốt mà các cơng ty nên áp dụng. Ngồi ra, các nhà đầu tư lớn như các quỹ đầu tư và những thành viên tầm cỡ khác trong giới đầu tư sẽ có thể liên lạc để tổ chức các cuộc gặp mặt với lãnh đạo hoặc để hiểu rõ thêm về các vấn đề đã được công bố ra đại chúng. Do vậy, các DN muốn niêm yết trên các thị trường lớn trên thế giới thường phải có một bộ phận chuyên trách về quan hệ với nhà đầu tư. Bộ phận này phải am hiểu chuyên sâu về các quy định, văn bản pháp luật ở nước sở tại và thông thạo ngoại ngữ.

Đối thủ cạnh tranh lớn và nhà đầu tư tinh vi ở các sàn ngoại cũng là một thách thức lớn cho các DN. Tại các SGDCK lớn trên thế giới các cơng ty niêm yết tại đây có quy mô lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng với những sản phẩm chất lượng cao luôn dẫn đầu thị trường. Vì vậy các DN Việt Nam muốn niêm yết ra nước ngoài sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong nước rất nhiều để giữ được tính thanh khoản cho chứng khốn, gia tăng số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước mà họ niêm yết. DN muốn tồn tại được ở thị trường này phải là những cơng ty có tính đột phá hay cơng nghệ cao. Nơi đây có dịch vụ pháp l ý, những nhà tư vấn sành sỏi, nhà phân tích tài chính chun sâu, có kiến thức đầy đủ về thị trường, có kinh nghiệm và kỹ năng phân tích. Nơi tập trung

những quỹ quản lý có tổ chức, có nhiều năm kinh nghiệm nên để lọt vào mắt những nhà đầu tư này công ty niêm yết không thể công bố thông tin một cách sơ sài và kế hoạch kinh doanh tồi. French (2008) đã chứng minh rằng những nhà đầu tư tổ chức đã chiếm lĩnh thị trường của những nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ, khi mà mức sở hữu nhà đầu tư cá nhân giảm từ 47.9% còn 21.5% từ năm 1980 đến 2007.

Phải tn thủ theo các tiêu chí quản trị cơng ty theo sàn nước ngồi, có thể sẽ bị ngồi tù nếu không tuân thủ .Thị trường phát triển càng cao càng địi hỏi cao về tính độc lập của thành viên HĐQT. Số lượng thành viên HĐQT phù hợp với từng quy mô công ty và đủ sức đại diện cho quyền lợi và ý chí của tất cả các cổ đơng, chứ khơng phải chỉ cho một nhóm cổ đông, đặc biệt là đủ sức đại diện cho cổ đông thiểu số. Để quản lý sự tuân thủ các quy tắc quản trị công ty, Singapore ban hành những quy tắc, điều lệ thật cụ thể về quản trị công ty và các nguyên tắc này ứng với từng mã số dùng để tham chiếu. Nếu niêm yết trên sàn Mỹ, DN phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội theo Luật Sarbanes Oxley 2002 của Mỹ, trong đó quy định trách nhiệm ban quản lý về duy trì cấu trúc kiểm soát nội bộ hợp lý, quy trình thủ tục báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả kiểm sốt nội bộ và hiệu quả quy trình thủ tục báo cáo tài chính, minh bạch về những người quản lý cấp cao có tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kèm theo sự ràng buộc trách nhiệm của những người quản lý đối với các thông tin mà họ cung cấp cho nhà đầu tư là các chế tài cụ thể cho từng loại vi phạm.

Chịu sự giám sát của UBCK nước ngoài, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các tổ chức tài chính uy tín. Khi niêm yết tại SGDCK nước ngoài, cũng giống như niêm yết trong nước, các DN sẽ phải chịu sự giám sát của UBCK nước sở tại về các hoạt động liên quan đến việc niêm yết như cổ đông, báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh…

DN có thể bị mất quyền kiểm sốt DN khi số lượng cổ đơng trong và ngồi nước tăng lên, ngoài ra cơ cấu quyền sở hữu có thể khơng được ổn định như trước do nhu cầu giao dịch hàng ngày của các cổ đông. Những quyết định quan trọng của DN như số lượng cổ phiếu phát hành, tăng vốn, bầu ban điều hành…sẽ phải được đa số cổ đông thông qua. Ngoải ra khi quy mơ vốn và cổ đơng tăng lên thì việc quản lý và

điều hành DN sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Mọi quyết định đưa ra phải được cân nhắc kỹ để tránh thiệt hại hay xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đơng.

Mức độ bảo vệ nhà đầu tư ở nước ngoài rất cao. Do vậy, đối với các DN muốn niêm yết ở nước ngồi cần phải có các hệ thống và thủ tục kiểm soát nội bộ tốt, hoạt động một cách hiệu quả để có thể ngăn chặn được gian lận và sai sót.

Các quy định thuế quốc tế ở nước ngoài khác ở Việt Nam rất nhiều. DN muốn niêm yết ở nước ngoài cần lưu ý về vấn đề hoạch định thuế. Những rủi ro về thuế có thể làm sụt giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu các DN Việt Nam và có thể có ảnh hưởng bất lợi đến việc niêm yết ở nước ngoài của các DN này. Các DN cần cần xem xét những vấn đề trên một cách kỹ lưỡng trước khi niêm yết ở nước ngoài.

Chi phí niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn nước ngồi cũng là một vấn đề lớn. Chi phí niêm yết tại các SGDCK nước ngoài cao hơn rất nhiều so với chi phí niêm yết trên sàn trong nước vì q trình này địi hỏi phải có sự tham gia của những tổ chức có tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành, kiểm toán, tư vấn pháp luật và tư vấn DN,… Một nhân tố mà các DN Việt Nam thường ít để ý đến là cần phải đảm bảo những nguồn lực thiết yếu để giám sát việc niêm yết và các nghiệp vụ có liên quan sau khi đã niêm yết. Các DN không chỉ phải tuân thủ các yêu cầu về niêm yết tại thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, mà quan trọng hơn là phải tiếp tục đáp ứng được những yêu cầu này và duy trì việc tuân thủ trong suốt quá trình niêm yết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)