Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế khi DN Việt Nam khi niêm yết chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

yết chứng khốn ra nước ngồi

2.6.1. Hạn chế

Quy mơ của các DN Việt Nam đa số cịn nhỏ so với các DN nước ngoài đang niêm yết trên các sàn chứng khốn uy tín trên thế giới. Các DN có quy mơ lớn thì hoạt động đa ngành nghề, doanh thu phân tán và chưa có chiến lược phát triển dài hạn rõ ràng, bền vững làm hài lòng các nhà đầu tư. Các DN Việt Nam cũng chưa chú trọng đến khâu PR cho hoạt động của cơng ty tại nước ngồi nhằm mở đường cho hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng trong q trình niêm yết tại nước ngồi của cơng ty.

Việc xây dựng các báo cáo tài chính của các DN Việt Nam chưa theo chuẩn mực của thế giới do hệ thống chuẩn mực kế toán của các Việt Nam khác biệt về chuẩn mực kế toán quốc tế mặc dù chuẩn mực kế toán Việt nam cũng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Khác biệt lớn nhất là giá trị tài sản được ghi nhận theo giá trị thị trường theo chuẩn quốc tế trong khi ở Việt Nam ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.

Mức độ minh bạch thông tin của các DN Việt Nam còn kém xa các nước trong khu vực, trong số các nước Châu Á được World Bank khảo sát thì Việt Nam chỉ xếp trên quốc gia láng giếng như Cambodia, Lào và Philippines. Hiện nay các

DN Việt Nam cũng chưa sẵn sàng công bố các thông tin theo quy định của UBCK nhà nước nên dẫn tới hàng loạt các công ty bị xử phạt trong thời gian gần đây là Công ty cổ phần Tập đồn Hapaco; Cơng ty cổ phần Thuỷ điện Nậm Mu; Công ty cổ phần Sông Đà 6; Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang....Nếu có cơng bố thơng tin thì mức độ rất sơ sài chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Từ những sự việc trên, nhà đầu tư có quyền suy nghĩ, phải chăng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm cơng bố thơng tin giao dịch của người bên trong các công ty niêm yết hiện nay. Chính vì vấn đề này mà World Bank đánh giá Việt Nam có điểm số bảo vệ nhà đầu tư là 2,7 trên 10 điểm, chỉ hơn Lào trong năm 2010

Cơ cấu và tổ chức bộ máy quản trị DN Việt Nam còn kém và hoạt động thật sự chưa hiệu quả. Cịn có tình trạng những người trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của DN là người thân, hoặc là bạn bè nên khơng có sự độc lập trong việc điều hành DN. Các thị trường phát triển càng cao càng đòi hỏi cao về tính độc lập của thành viên HĐQT. Ví dụ như theo Luật Singapore Giám đốc độc lập là người khơng có mối quan hệ với cơng ty, với các cơng ty liên quan như công ty con, công ty thành viên, công ty mẹ. Quy định về số lượng thành viên độc lập trong HĐQT yêu cầu ít nhất 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập không điều hành; sàn NYSE và NASDAQ quy định đại đa số thành viên là những Giám đốc độc lập, một chủ tịch HĐQT không được kiêm quá hai nhiệm kỳ. Sàn LSE quy định thành viên HĐQT độc lập là hơn ½. Số lượng thành viên HĐQT phù hợp với từng quy mô công ty và đủ sức đại diện cho quyền lợi và ý chí của tất cả các cổ đông, chứ không phải chỉ cho một nhóm cổ đơng, đặc biệt là đủ sức đại diện cho cổ đông thiểu số.

Nguồn nhân lực cho hoạt động niêm yết nước ngồi, trong đó có lựa chọn thị trường niêm yết nước ngoài hầu như chỉ phụ thuộc hết vào các công ty tư vấn, chủ yếu là những công ty tư vấn nước ngồi với chi phí cao cho. Nội tại cơng ty hồn tồn chưa có những người có am hiểu về TTCK nước ngồi và về các hoạt động, yêu cầu liên quan tới niêm yết nước ngoài. Nếu DN chỉ dựa vào tư vấn nước ngồi mà bản thân DN khơng có những nhân viên có kiến thức chun mơn về lĩnh vực này thì rất rủi ro cho DN vì đơi khi nghe theo những tư vấn sai mà DN không biết dẫn đến vừa

mất thời gian, tiền bạc một cách vơ ích. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10, xếp thứ 11 trên 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng; chỉ số kinh tế tri thức đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại.

Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình quản lý, hoạt động sản xuất của DN còn thấp nên việc quản trị rủi ro trong hoạt động còn nhiều nhiêu khê khi phải mất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí cho hoạt động này.

Trên đây là những hạn chế lớn nhất hiện nay của các DN Việt Nam trong quá trình niêm yết chứng khốn ra nước ngồi. Đâu là nguyên nhân của những hạn chế nêu trên? Trong phần sau tác giả sẽ làm rõ câu hỏi này.

2.6.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm phát triển kinh tế thấp hơn nhiều nước trên thế giới, do vậy các DN Việt cũng khởi động chậm hơn các DN nước ngoài. Sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển đất nước. Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và mơi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 70 và 80. Đến năm 1986 mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu nhà nước sang một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới. Do vậy các DN Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới đa số là DN nhà nước, DN tư nhân chưa có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cồng kềnh, hiệu lực hạn chế, khơng rõ ràng, minh bạch...Ngồi ra UBCK nhà nước cũng chưa có định hướng cho các DN về vấn đề niêm yết chứng khoán ra thị trường nước ngồi. Chưa có một văn bản, quy định chính thức nào về q trình niêm yết chứng khốn ra nước ngồi là là những cản trở vơ cùng lớn cho các DN. Theo một khảo sát của tổ chức Political and Economic Risk Consultancy (PERC ) năm 2008 , Việt Nam gần 'đội sổ' về môi trường pháp lý trong các quốc gia được khảo sát ở Châu Á, chỉ xếp trên Indonesia.

Bảng 2. 5: Môi trường pháp lý quốc gia Stt Quốc gia Stt Quốc gia 1 Hong Kong 2 Singapore 3 Japan 4 Korea 5 Taiwan 6 Philippines 7 Malaysia 8 India 9 Thailand 10 China 11 Vietnam 12 Indonesia Nguồn: http://www.asiarisk.com

Các DN Việt Nam đa số là các DN vừa và nhỏ nên quy mơ hoạt động, trình độ nhân lực, cơng nghệ…. cịn thấp. Khi DN càng lựa chọn những thị trường phát triển thì càng gặp phải nhiều hạn chế và nhiều sự cản trở về các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Sự cản trở này xuất phát từ chính những yêu cầu, quy định khắc khe của các SGDCK. Bởi lẽ những thị trường của này đã có đã có q trình phát triển từ rất lâu đời, trải lâu bao thăng trầm để có được sự phát triển như ngày hơm nay. Nên những hạn chế nêu trên không phải chỉ riêng đối với DN Việt Nam mà với tất cả những DN từ các quốc gia khác với những mức độ khác nhau vì trình độ phát triển của mỗi nước khác nhau.

TTCK Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của q trình phát triển. Tính đến nay chỉ 11 năm còn quá non kém so với các sàn chứng khoán của các nước phát triển với tuổi đời hàng trăm năm. Vì thế khơng tránh khỏi những yếu kém về các quy định pháp lý, giám sát, công bố thông tin, tiêu chuẩn kế tốn, tính minh bạch, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, chế tài….nên chưa được hoàn hảo, chưa an toàn và DN cũng chưa quen và có ý thức tuân thủ luật chơi khi mà đa số các nhà đầu tư, cổ đông trong nước cũng chưa thật sự hiểu rõ các quy định luật pháp. Thêm vào đó, xu hướng niêm yết sàn ngoại bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam chỉ mới bốn năm trở lại đây. Nên việc xây dựng hành lang pháp lý chưa đầy đủ cho hoạt động này cũng giống như chặn đường của nhiều nước trên thế giới.

Các DN Việt Nam còn tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, chụp giật, ngắn hạn chỉ chú trọng thị trường nội địa hay làm gia công cho nước ngoài chứ chưa thật sự hướng đến sự phát triển bền vững, mở rộng hoạt động ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy họ không chủ động tiếp cận các chuẩn mực kế tốn tài chính hay tổ chức bộ máy quản trị DN tiến gần hơn với các tiêu chuẩn trên thế giới, cũng như không chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ ngoại ngữ tốt để tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)