Thuận lợi và khó khăn DN Việt Nam khi niêm yết trên TTCK quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

2.7.1. Thuận lợi

Thứ nhất, hiện nay các SGDCK trên thế giới đang có xu hướng sáp nhập lẫn nhau để nâng cao tính cạnh tranh cũng như khẳng định uy tín, thương hiệu của họ. Chính vì vậy mà có sự cạnh tranh cao giữa các sàn giao dịch này trong việc thu hút các DN nước ngoài niêm yết về chi phí niêm yết, thủ tục niêm yết, hay hỗ trợ tư vấn trong quá trình niêm yết…. Từ năm 2007 đến nay, đã có hàng loạt các sàn giao dịch chứng khoán thế giới đến Việt Nam như Singapore, London, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc để giới thiệu về cơ hội niêm yết chứng khoán tại nước họ và ký các biên bản hợp tác với Việt Nam, thậm chí sàn London từng đưa DN Việt Nam sang thăm các sàn này để biết được cách thức hoạt động và sự mong đợi, kỳ vọng của những nhà đầu tư tại đây, Singapore còn đưa ra chính sách khuyến khích các DN Việt Nam đến gặp trực tiếp họ trước khi nộp đơn chính thức để họ tư vấn và đưa ra những lời khuyên để tránh chi phí khơng cần thiết và đỡ mất thời gian cho DN. Các vấn đề hợp tác bao gồm: chia sẻ thơng tin có liên quan đến các hoạt động khung pháp lý; liên quan đến các sản phẩm giao dịch; đào tạo và niêm yết chéo cũng như là phát hành cổ phiếu giữa 2 thị trường….Ngoài ra, các sàn chứng khốn trên thế giới cịn mở rộng mạng lưới trên toàn cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN nước ngồi muốn tìm hiểu thơng tin như NYSE và NASDAQ mở các chi nhánh tại Trung Quốc, Hong Kong, Singapore….

Thứ hai, Việt Nam cũng đã có quy định sơ lược về việc niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các DN trong Nghị định 14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng

Chính phủ ký ban hành. Ngoài ra, hiện nay Ủy ban Chứng khốn Nhà nước cũng đã hồn tất việc soạn thảo thông tư hướng dẫn đối với hoạt động này đang chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những yếu tố đó cùng với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam niêm yết thành công trên sàn giao dịch quốc tế trong thời gian tới.

Thứ ba, Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân đang ở ngưỡng cửa đầu tiên của mức trung bình. Do đó, để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành cơng và trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020 thì tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển là điều kiện tiên quyết để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Trong đó hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi là một thơng điệp gửi tới thế giới rằng Việt Nam có các DN đủ mạnh có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài và vươn ra tầm thế giới. Do vậy, chính phủ sẽ tạo các điều kiện thuận lợi về mọi mặt như thủ tục hành chính, quy định pháp lý và các vấn đề liên quan khác đến hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các DN.

Thứ tư, việc ra đời của hai sàn chứng khoán HOSE và HNX là tiền đề quan trọng trong hoạt động niêm yết chứng khoán trong nước của các DN và tiến đến niêm yết ra TTCK quốc tế. Nếu khơng có tiếng chuông đầu tiên cách đây 11 năm để khởi đầu giao dịch TTCK trong nước thì đến nay sẽ khơng có khái niệm niêm yết ra nước ngồi. TTCK Việt Nam được thành lập từ năm 2000 đến năm 2011 đã trải qua 11 năm hoạt động, bước đầu đã tạo được một số thành quả nhất định trong việc tạo lập, mở rộng và phát triển TTCK Việt Nam tiến gần đến với các chuẩn mực của các sàn chứng khoán trên thế giới. Chính vì vậy, DN Việt Nam niêm yết sàn trong nước khơng cịn lạ với vấn đề về quy trình, thủ tục niêm yết, cơng bố thơng tin, cơ chế bảo lãnh, tư vấn, tổ chức roadshow, cũng như xây dựng quan hệ với các cổ đơng, các nhà đầu tư trong và ngồi nước... Tất cả những vấn đề này sẽ giúp DN không bỡ ngỡ khi niêm yết ra nước ngoài.

2.7.2. Khó khăn

Trong bối cảnh TTCK Việt Nam giảm sút, việc thơng qua TTCK nước ngồi để huy động vốn là rất quan trọng, là hướng đi phù hợp cho các DN lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra suôn sẻ khi cho đến nay, sau 3-4 năm rục rịch chuẩn bị, chỉ có một vài DN Việt Nam chính thức góp mặt ở các TTCK nước ngồi do cịn vướn phải rất nhiều khó khăn như sau:

Thứ nhất, Việt Nam gần như chưa có định hướng về niêm yết chứng khốn ra nước ngồi cho các DN cũng như chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngồi, chưa có quy định về các loại giấy phép, chính sách kiểm sốt ngoại hối. Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết ở nước ngoài chưa hoàn thiện và thiếu các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài. Ngoài ra các quy định pháp lý của Việt Nam chưa thật sự tiến gần đến thế giới khi vẫn còn chồng chéo, rườm rà, khó hiểu. Đây là rào cảng lớn nhất khi các DN muốn niêm yết ra nước ngoài. DN nào muốn niêm yết ra nước ngoài phải tự dò đường, vừa đi, vừa xin ý kiến chỉ đạo.

Thứ hai, sự khác biệt về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), mặc dù chuẩn mực kế toán Việt nam cũng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Khác biệt lớn nhất, theo IAS, giá trị tài sản được ghi nhận theo giá trị thị trường, trong khi theo VAS, giá trị tài sản lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Do đó, DN Việt Nam, đặc biệt là các DN quốc doanh, thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể. Ngoài ra, hầu hết tất cả các sàn giao dịch chứng khoán ở các nước đều yêu cầu các công ty phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và được soạn lập theo các Chuẩn Mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của 3 năm tài chính trước khi niêm yết.

Thứ ba, sự e ngại của nhà đầu tư nước ngồi về tính minh bạch, mức độ bảo vệ nhà đầu tư và về ngôn ngữ là một rào cản lớn cho các DN khi mà họ tiếp cập các thông tin về DN Việt Nam do đa số các DN Việt Nam chưa thông thạo ngoại ngữ. Có những thơng tin đưa lên website trong nước nhưng lại không công bố ra nước ngồi hoặc khơng được dịch sang ngơn ngữ nước họ hoặc đến khi được cơng bố thì đó là những

thơng tin lạc hậu. Do vậy, đa số các nhà đầu tư không mấy mặn mà với các DN Việt Nam khi mức độ minh bạch về thông tin và khả năng bảo vệ nhà đầu tư kém. Nên các DN Việt rất khó mở rộng số lượng các nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.6: Các chỉ số bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch thông tin năm 2010

Stt Quốc gia Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư 2010 Chỉ số về tính minh bạch thơng tin 2010 1 Singapore 9,3 10 2 Hong Kong 9,0 10 3 Malaysia 8,7 10 4 Thailan 7,7 10 5 Japan 7,0 7 6 Indonesia 6,0 10 7 India 6,0 7 8 Korea 5,3 7 9 Cambodia 5,3 5 10 China 5,0 10 11 Philippines 4,0 2 12 Việt Nam 2,7 6 13 Laos 1,7 0

Nguồn: The World bank Group’s Report on Doing Business 2010

Thứ tư, Việt Nam hiện nay thiếu các kênh thông tin về các sàn chứng khoán trên thế giới, về q trình việc niêm yết chứng khốn ra nước ngoài cũng như thiếu các tổ chức tư vấn uy tín trong nước am hiểu về TTCK thế giới. Thêm vào đó, bản thân DN muốn niêm yết ra nước ngồi cũng khơng có đủ trình độ am hiểu về các quy định niêm yết, thủ tục điều kiện niêm yết, cơ sở pháp lý ở các sàn nên phải phụ thuộc nhiều vào chuyên gia tư vấn nước ngoài và mất quá nhiều thời gian chuẩn bị để cho quá trình niêm yết.

Thứ năm, các quy định về tiêu chuẩn và quy ước niêm yết ở nước ngoài rất cao, đòi hỏi các DN Việt Nam phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt về chế độ công bố thơng tin, chế độ kế tốn, kiểm tốn theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng cách quản trị DN và các điều lệ mẫu....địi hỏi DN phải có bộ dữ liệu q khứ với chi tiết, chính xác có thể chuyển đổi và công bố đúng thời điểm theo chuẩn nước ngồi. Để làm được những điều này địi hỏi DN Việt Nam phải đầu tư công nghệ cao, hiện đại và nguồn

nhân lực chất lượng cao trong khi đa số các DN Việt còn rất yếu về lĩnh vực công nghệ thông tin và nhân lực chưa thật sự đạt chất lượng theo yêu cầu.

Thứ sáu, vấn đề quản trị DN, đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài, việc quản trị DN tốt cũng có tầm quan trọng khơng kém. Các vấn đề liên quan đến Giám đốc độc lập, trình bày về giao dịch với các bên liên quan, tính hiệu quả của hội đồng kiểm toán được coi là những lĩnh vực mà các DN Việt Nam cần phải nỗ lực để thực hiện theo đúng các yêu cầu đối với các cơng ty niêm yết ở nước ngồi. Ngồi ra, DN muốn niêm yết ra nước ngồi cũng cần phải có các hệ thống và thủ tục kiểm soát nội bộ tốt, hoạt động một cách hiệu quả để có thể ngăn chặn được gian lận và sai sót. Đây là một vấn đề nan giải đối với các DN Việt Nam hiện nay khi có sự chồng chéo trong vai trò, trách nhiệm của HĐQT hay Giám đốc/Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)