Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên SGX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Nguồn: http://www.sgx.com/wps/portal/sgxweb/home Biểu đồ 1. 10: Tỷ trọng ngành niêm yết trên SGX

Nguồn: http://www.sgx.com/wps/portal/sgxweb/home

Xét về quy mô thu hút vốn thông qua các cuộc IPO trong năm 2010 SGX thu hút được 50 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009.

Singapore là một trong những thị trường có tính thanh khoản cao nhất Châu Á. Theo đánh giá của Liên đồn TTCK Thế giới dựa vào vịng xoay vốn, đây là thị trường có tính thanh khoản đứng thế 9 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sau: Đài Loan, Hàn Quốc, Thẩm Quyến, Thái Lan, Nhật, Úc… Các công ty nước ngoài tạo thành 46% tổng vốn cổ phần trên toàn thị trường, SGX là một trong những TTCK được quốc tế hóa nhất tại Châu Á.

1.2.5.2. Điều kiện niêm yết

Stt Điều kiện Yêu cầu

1 Doanh thu và vốn hóa thị trường (đáp ứng một trong ba điều kiện sau)

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 3 năm

liền trước (tiêu chuẩn 1) S$ 7,5 triệu

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 1 hoặc

2 năm kề trước (tiêu chuẩn 2) S$ 10 triệu

- Mức vốn hóa tối thiểu tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên, dựa vào giá phát hành và vốn cổ phần sau khi phát hành (tiêu chuẩn 3)

S$ 80 triệu

2 Cổ phần do công chúng nắm giữ (đáp ứng một trong ba điều kiện sau)

- Mức vốn hóa thấp hơn 300 triệu $ Sing 25% - Mức vốn hóa từ 300 triệu đến 400 triệu $ Sing 20% - Mức vốn hóa từ 400 triệu đến 1 tỉ $ Sing 15%

- Mức vốn hóa hơn 1 tỉ $ Sing 12%

3 Số lượng cổ đông

- Số lượng cổ đông 1.000

- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 6 tháng sau thời điểm niêm yết (với tiêu chí 1 và 2)

- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 6 tháng sau thời điểm niêm yết, và không được chuyển nhượng quá 50% lượng cổ phần nắm giữ trong thời hạn 1 năm sau thời điểm niêm yết (với tiêu chí 3).

4 Tài chính

- Tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động tạo ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương. Tất cả các khoản vay của các giám đốc, các cổ đông lớn, và các công ty được điều hành bởi các giám đốc và các cổ đông lớn phải được thanh toán, trừ các khoản vay của công ty con và công ty liên kết với công ty xin niêm yết.

- Chuẩn mực kế toán Singapore,

Mỹ,IFRS 5 Quản lý DN

- Phải có ít nhất hai giám đốc độc lập, và một trong hai người này phải là công dân Singapore.

- Có một ủy ban kiểm tốn độc lập

Kết luận Chương I

Phần tổng của Chương I giúp người đọc có cái nhìn sơ lược, khái qt về vấn đề niêm yết chứng khoán ra sàn ngoại: như các phương thức niêm yết, tiêu chí lựa lựa chọn thị trường và các lợi ích của việc niêm yết chứng khốn ra nước ngồi. Bên cạnh đó người đọc cũng hiểu được những đặc trưng, quy mô, điều kiện niêm yết của một số TTCK điển hình trên thế giới như NYSE, LSE, HKEX và SGX. Mỗi thị trường có đặc điểm và mức độ phát triển khác nhau và phù hợp với từng loại hình DN nhất định.

Xu hướng niêm yết chứng khốn ra nước ngồi đã phát triển từ rất lâu tại một số quốc gia khác, trong khi Việt Nam mới đang chập chững bước vào ngưỡng cửa này. Một vài DN Việt Nam cũng đã tiến hành niêm yết ra nước ngoài bằng các hình thức khác nhau trong những năm qua. Từ đây, chúng ta đặc ra một câu hỏi DN Việt Nam phù hợp với TTCK nào? Và TTCK Việt Nam ở đâu trên xu hướng niêm yết chéo của các DN tại các TTCK khác nhau hiện nay? Các câu hỏi trên sẽ được làm rõ trong Chương II của bài luận văn.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NIÊM YẾT CHỨNG KHỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN NƯỚC NGỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM.

2.1. Tình hình kinh tế tài chính trong nước làm phát sinh nhu cầu niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các DN Việt Nam.

TTCK Việt Nam đã có 11 năm lịch sử hoạt động với nhiều thăng trầm.Trong 11 năm qua, mặc dù chịu tác động bởi hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở khu vực (1997) và thế giới (2008) nhưng TTCK Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Cho đến nay, quy mô thị trường tăng gấp nhiều lần và TTCK Việt Nam được đánh giá là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, từ chỗ chỉ có hai cổ phiếu niêm yết đến năm 2010 đã có 642 cơng ty niêm yết, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng.

TTCK Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mơ cũng như chất lượng trong suốt 11 năm vừa qua. Về chất lượng, công nghệ giao dịch trên cả hai Sở giao dịch và các CTCK đã có bước phát triển đáng kể. Từ chỗ sử dụng công nghệ giao dịch bán tự động với hình thức đại diện giao dịch tại sàn, hiện nay cả 2 Sở đều thực hiện giao dịch điện tử hóa hồn tồn dưới hình thức kết nối và giao dịch trực tuyến. Về quy mơ, có thể thấy được quy mơ của thị trường đã phát triển lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu tiên của thị trường qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 1: Tổng kết các số liệu TTCK Việt Nam từ 2006 – 2010

Thời gian Tài khoản nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ Công ty chứng khốn Cơng ty niêm yết Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 2006 110.652 18 55 195 231.156 2007 312.139 25 78 253 493.425 2008 531.428 43 102 342 219.853 2009 822.914 46 105 453 619.552 2010 925.955 46 105 642 722.415 Nguồn:www. fpts.com.vn

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Vn-index 2000-2011

Nguồn:www. fpts.com.vn

Theo biểu đồ trên có thể thấy TTCK đạt đỉnh trong ngày 25/03/2008 với 1.158,90 điểm, nhưng cũng từ đây, thị trường liên tục ở vào trạng thái rơi tự khơng thể kiểm sốt khi các thơng tin xấu về các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đưa ra, và thị trường đạt điểm đáy 242,53 vào 02/2009. Từ năm 2009 đến nay, mặc dù thị trường đã tăng đáng kể nhưng chưa thể phục hồi trong suốt năm 2010 và 2011. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2011, Vn-index đóng cửa tại mức 351,55 điểm, giảm 27,68% so với đầu năm và giảm 68,58% so với mức đỉnh. TTCK Việt Nam được Bloomberg đánh giá là một trong những thị trường tệ nhất Châu Á trong năm 2011.

Chính sự suy giảm liên tục của thị trường từ năm 2008 đến nay đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động vốn của của các DN trong nước trong khi vay vốn từ các ngân hàng ngày càng khó khăn hơn do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ khi lạm phát ngày càng tăng. Chính vì vậy hàng loạt DN hủy kế hoạch niêm yết như công Sông Đà 27 (S27), công ty Sài Gịn - Quy Nhơn (SQC), cơng ty Cơng nghệ Viễn thơng Sài Gịn (SGT), công ty Thực phẩm Quốc tế (IFS), công ty Xây dựng số 11 (V11), cơng ty Hóa Dược phẩm Mekophar (MKP)…và làm xuất hiện xu hướng muốn niêm yết ra nước ngồi của một số cơng ty như Vinamilk (VNM), Gemadept (GMD) , Công ty Kinh Đô (KDC), Công ty khoan và dịch vụ dầu khí (PVD)…

Biểu đồ 2.2: Chỉ số GDP và CPI của Việt Nam 2007-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 2.3: Các chỉ số tăng trưởng về tín dụng, huy động và phương tiện thanh

tốn của Việt Nam 2003-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù nhu cầu niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các DN Việt Nam để huy động vốn trong giai đoạn này đã xuất hiện khá rõ ràng và đây là một nhu cầu tất yếu khi mà TTCK trong nước suy giảm liên tục. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam hiện tại chưa thật sự hoàn thiện, gây khó khăn rất lớn cho các DN. Phần cơ sở pháp lý sẽ được trình bày ở phần kế tiếp dưới đây.

2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi tại Việt Nam Việt Nam

Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khốn Nhà nước và ơng Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước thì hiện nay Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đang chuẩn bị hồn tất dự thảo thơng tư hướng

dẫn về việc chào bán và niêm yết chứng khoán của các DN Việt Nam trên thị trường nước ngồi trình Bộ Tài chính để sớm ban hành nhằm tạo điều kiện cho các DN tham gia huy động vốn và niêm yết ở nước ngồi. Ngồi ra, đối với góc độ quản lý ngoại hối, tại dự thảo thông tư hướng dẫn về chào bán và niêm yết chứng khoán của các DN Việt Nam tại nước ngồi hiện đang hồn chỉnh trình Bộ Tài chính có quy định về việc TCPH phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép của Việt Nam, thực hiện các giao dịch thu chi có liên quan đến việc phát hành chứng khoán phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đã ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác với các cơ quan quản lý chứng khoán các nước để tạo điều kiện trong việc hướng dẫn các thủ tục pháp lý, thực hiện công tác trao đổi thông tin, giám sát, quản lý các DN, nhằm tạo điều kiện cho các DN thuận lợi trong việc tham gia niêm yết và huy động vốn ở nước ngoài như với Singapore, Hong Kong.

Quốc hội Việt Nam cũng đã thơng qua Luật Chứng khốn và luật này có hiệu lực từ 1/1/2007, Luật chứng khốn sửa đổi có hiệu lực từ 01/07/2011, Nghị định 14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại đó có một số điều quy định về việc chào bán và niêm yết chứng khoán ở nước ngồi cho các DN Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định chung chung như điều kiện để được niêm yết chứng khốn ra nước ngồi; báo cáo việc niêm yết chứng khốn ra nước ngồi; nghĩa vụ của DN. Như vậy, Việt Nam gần như chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngồi, chưa có quy định về các loại giấy phép, chính sách kiểm sốt ngoại hối. Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết ở nước ngoài chưa hoàn thiện và thiếu các văn bản hướng dẫn.

2.3. Lựa chọn TTCK nước ngoài cho các DN Việt Nam muốn niêm yết ra nước ngồi nước ngồi

Lợi ích, tiềm năng mang lại cho các DN từ việc niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài rất rõ ràng. Tuy nhiên không phải niêm yết trên sàn nào cũng giống nhau về trình tự, quy trình, thủ tục niêm yết, chi phí niêm yết...Do vậy, khi có ý

định niêm yết chứng khoán ra nước ngoài, trước tiên DN phải lựa chọn một SGDCK phù hợp. Câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ một vị DN nào cũng phải trả lời là công ty nên niêm yết trên SGDCK nào? Câu hỏi này không dễ trả lời vì việc nên niêm yết ở nước nào cịn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty và sự hiểu biết của DN về các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và tâm lý, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng trên những SGDCK này, thêm vào đó là các quy định pháp lý liên quan và định hướng phát triển của nước họ. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các DN Việt Nam cần biết là các SGDCK thường cạnh tranh để các công ty niêm yết trên sàn của mình.

Sau khi đã lựa chọn được SGDCK thích hợp thì điều quan trọng tiếp theo là DN phải hiểu biết tường tận các quy định để được niêm yết trên SGDCK đó. Cần phải ý thức rằng những quy định của các sàn giao dịch chứng khốn nước ngồi khắt khe hơn nhiều so với những quy định hiện đang được áp dụng cho các SGDCK tại Việt Nam, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến báo cáo tài chính, quản trị DN, thuế và quan hệ với nhà đầu tư.

Bảng 2.2: So sánh các tiêu chuẩn niêm yết, mức phí, thời gian niêm yết của các SGDCK

Stt Tiêu chí NYSE LSE HKEX SGX

I Điều kiện niêm yết

1 Thời gian hoạt

động 03 năm 03 năm 03 năm 03 năm

2 Tiêu chuẩn kế toán GAAP/IFRS IFRS/US /JAPAN HKFRS/ IFRS SFRS/ IFRS/US

3 Lợi nhuận trước thuế US $ 100 triệu cho 3 năm gần nhất hoặc US $ 25 triệu cho 2 năm gần nhất NA HK$30 triệu trong 2 năm gần nhất S$7,5triệu trong 3 năm gần nhất hoặc S$10 triệu trong 1-2 năm gần nhất 4 Giá trị vốn hóa

thị trường US$100 triệu £700.000 HK$ 200 triệu S$80 triệu

5 Cồ đông 5.000 25% cổ phần do công chúng nắm giữ ít nhất 25% cổ phần do cơng chúng nắm giữ ít nhất 1.000

6

Thời gian giới hạn chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập 06 tháng 06-18 tháng 06 tháng 06-12 háng II Lệ phí niêm yết 1 Lệ phí chào bán ban đầu - DN có giá trị vốn hóa dưới $75 triệu: 0,0048$/cổ phiếu - Từ $75 triệu- $300 triệu: 0,00375$/cổ phần - Từ $300 triệu trở lên: 0,0019$/cổ phiếu - DN có giá trị vốn hóa dưới £5 tỷ: £6.389 - Từ £5 tỷ-£50 tỷ: £44.189 - Từ £50 tỷ-£250 tỷ: £107.189. - Từ £250 tỷ- £500 tỷ: 133.439 Từ £500 tỷ trở lên: £369.689 Từ HK$ 150.000 đến HK$650.000 tùy theo giá trị vốn hóaDN Từ S$50.000 đến S$200.000 (S$100/1 triệu cổ phiếu) 2 Lệ phí niêm yết thường niên $0,00093/cổ phiếu nhưng ít nhất là $38.000 Từ £4.200 đến £41.400 tùy thuộc vào quy mô DN

Từ

HK$ 145.000 đến

HK$1.188.000 tùy theo quy mô DN Từ S$25.000 đến S$100.000 Tùy theo quy mô DN III. Thời gian 12-24 tháng 04-24 tháng 06-12 tháng 06 tháng

Nguồn: Ernst & Young “Comparing global stock exchanges Stock market listing standards and fees” Biểu đồ 2.4: Giá trị vốn hóa của các SGDCK

Biểu đồ 2.5: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên các SGDCK

Nguồn: http://www.world-exchanges.org

Đối với Sàn giao dịch chứng khoán NYSE và LSE

Trên thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ khơng chỉ có một thị trường giao dịch. Có thể kể ra thị trường New York (NYSE) hay NASDAQ, Pink Sheets hay OTC. Với thị trường Pink Sheets hay OTC các DN Việt Nam hồn tồn có thể đáp ứng được những yêu cầu hay điều kiện niêm yết, cịn NYSE hay NASDAQ thì sẽ khó khăn hơn vì những điều kiện sẽ khắt khe hơn. Tuy mỗi sàn có một quy định khác nhau đối với các DN nước ngoài, nhưng hai yết tố quan trọng nhất khi muốn niêm yết trên các SGDCK của Mỹ là sự minh bạch và khai báo thông tin đầy đủ. Đây cũng là yếu tố địi hỏi trên mọi sàn chứng khốn khác trên thế giới. Tuy nhiên tại Mỹ SEC kiểm soát rất chặt chẽ và nghiêm túc. Báo cáo tài chính của các DN niêm yết chính thức tại đây phải được chấp nhận bới hội đồng giám định của AQRB (Audit Quality Review Board), theo đúng tiêu chuẩn chung của GAAP (General Acceptable Accounting Principles) và nộp đúng thời gian quy định, nếu nộp trễ có thể bị hủy niêm yết (thời gian nộp báo cáo tài chính năm là 60 ngày và 30 ngày cho cơng ty có giá trị từ 700 triệu USD trở lên; cịn đối với cơng ty dưới 700 triệu USD là 90 ngày cho báo cáo thường niên và 45 ngày cho báo cáo quý). Chi phí ít ban đầu để niêm yết tại Mỹ ít rất cao nhưng sẽ có nhiều Quỹ Đầu tư và Mạo hiểm (VC) sẽ bảo lãnh tài trợ cho các DN lên sàn.

Vấn đề là phí niêm yết hàng năm tại NYSE thuộc hàng cao nhất trên thế giới nên DN phải có một lợi nhuận đủ lớn để thỏa mãn điều kiện này. Ngoài ra, sau khi được niêm yết trên sàn thì làm sao bán được cổ phiếu sau khi lên sàn? Thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư ngoại? Do đó, cơng ty phải có một bộ phận chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)