Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 80)

3.2.1. Hoàn thiện lành lang pháp lý cho hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi phù hợp với thông lệ quốc tế

Nhà nước cần ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể hơn nữa hoạt động liên quan niêm yết ra nước ngoài. Chẳng hạn về tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài đối với các cơng ty có chứng khốn niêm yết tại nước ngoài, phân định rõ tỷ lệ này đối với niêm yết nước ngoài và tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài ở trong nước, các quy định trong trường hợp có xung đột lợi ích của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài của cơng ty có chứng khốn niêm yết ra nước ngoài như quyền mua bán chứng khốn, chính sách chia cổ tức để bảo đảm công bằng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hướng giải quyết đối với trường hợp báo cáo lãi lỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế có sự khác nhau thì căn cứ trên số lãi nào để chia cổ tức cho cổ đơng trong và ngồi nước mà vẫn đảm bảo sự công bằng. Đối với chứng khoán niêm yết nước ngoài, cần quy định rõ vấn đề đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ mà hiện nay Việt Nam chưa có quy định này.

Việt Nam cần một cơ quan quản lý độc lập, trực thuộc Chính phủ, để có đầy đủ các thẩm quyền, điều kiện và khả năng ban hành các văn bản pháp quy nhằm xử lý nhanh các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn niêm yết chứng khốn ra nước ngồi của các DN mà không phải qua quá nhiều cấp bậc. Phải chú ý việc nâng quyền hạn thì phải gắn liền với trách nhiệm trong việc quản lý.

3.2.2. Quy định về công bố thông tin ở mức độ bảo vệ nhà đầu tư cao.

Với các diễn biến ngày càng tinh vi trong công nghệ làm giá, thao túng thị trường, hơn lúc nào hết, TTCK Việt Nam cần một hệ thống công nghệ giao dịch hiện đại, đủ sức theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường gây phẫn nộ và bức xúc dư luận trong thời gian qua và mất lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính trên thế giới đối với TTCK Việt Nam. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của DN Việt Nam.

Luật chứng khoán về niêm yết chứng khoán trong nước và nước ngoài cần bổ sung các chế tài mới đầy đủ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, có chế tài đủ mạnh các hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Nhà nước nên nâng cao chất lượng việc công bố thông tin, quy định về công bố báo cáo định kỳ, thông tin chi tiết trên bản cáo bạch và báo cáo thường niên về các yếu tố rủi ro của công ty niêm yết. Các rủi ro này nên được nêu chi tiết, cụ thể và có cơ sở chứ khơng nêu chung chung, cần phân tích mức độ ảnh hưởng của rủi ro này đến hiệu quả hoạt động của công ty. Chuyển trách nhiệm phân tích thơng tin tài chính về phía DN để tăng tính trung thực của thơng tin tài chính mà DN cung cấp, chứ khơng chỉ nêu ra rồi để đó và bỏ ngỏ cho nhà đầu tư. Các thông tin công bố nên nhấn mạnh vào những thông tin định hướng tương lai, phân khúc chi phí, phân khúc hiệu quả của từng chuyền. Tại các sàn phát triển trên thế giới, việc DN vi phạm về công bố thông tin sẽ bị phạt rất nặng và có thể bị huỷ niêm yết, được quy định rõ trong các luật.

3.2.3. Điều chỉnh các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

Hiện nay, nhu cầu niêm yết ra nước ngồi của DN Việt Nam địi hỏi tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam cần phải tiến gần hơn nữa những thông lệ quốc tế. Cho đến hiện tại, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, trong khi chuẩn mực quốc tế có 38 chuẩn mực. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết phải sớm điều chỉnh bổ sung các chuẩn mực là cấp thiết, đặc biệt các lĩnh vực như phịng ngừa rủi ro, cơng cụ tài chính, phái sinh, báo cáo tài chính tạm thời, và các chuẩn mực ta đã ban hành nhưng chưa phù hợp

với thông lệ quốc tế. Sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS nhiều nhất là vấn đề khai báo thông tin. Điều này gây ra sự lo ngại là báo cáo tài chính được lập theo VAS có thể khơng đáp ứng được nhu cầu thông tin ở mức độ hợp lý để có thể ra quyết định của các đối tượng liên quan. Ngoài ra, việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đảm bảo độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan’của thơng tin được cung cấp bởi báo cáo tài chính.

Bảng 3. 1: Bảng so sánh các mốc thay đổi của các chuẩn mực kế toán giữa Việt Nam và thế giới

Stt Chuẩn mực IAS/IFRS

(năm ban hành sửa đổi, bổ sung)

VAS (năm ban hành) 1 Hàng tồn kho IAS 2 (1974, 1993, 2003) VAS 2 (2001) 2 Tài sản cố định IAS 16 (1982, 1993,2003, 2008) VAS 3 (2001) 3 Thuê tài sản IAS 17 (1982, 1997, 2003,2009) VAS 6 (2002) 4 Doanh thu và thu nhập

khác

IAS 18 (1982, 1993, 1998,

2009) VAS 14 (2001)

5 Thay đổi tỷ giá IAS 21 (1983, 1993, 2003,

2008) VAS 10 (2002)

6 Chi phí lãi vay IAS 23 (1984, 1993, 2007,

2008) VAS 16 (2002)

7 Các khoản đầu tư vào công ty liên kết IAS 28 (1989, 1998, 2000, 2003, 2008, 2008) VAS 7 (2003) 8 Các khoản góp vốn cơng ty liên doanh IAS 31 (1990, 1998, 2003, 2008) VAS 8 (2003)

9 Tài sản cố định hữu hình IAS 38 (1978, 1993, 1998, 2004,

2008, 2009) VAS 4 (2001) 10 Bất động sản đầu tư IAS 40 (1986, 2000, 2003,

2008) VAS 5 (2003)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Do đó, Việt Nam cần cải thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn để tăng cường mức độ hài hịa với IAS/IFRS nếu muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Để tiến tới vận dụng IAS/IFRS một cách đầy đủ, Việt Nam cần từng bước hồn thiện mơi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần phải minh bạch và hoạt động để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản. Để tiến tới hài hoà với các chuẩn mực tài chính quốc tế phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam thì cần thiết phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực tài chính của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với đặc thù của Việt

Nam. Để làm được điều đó, phải thực hiện các bước như: tổ chức biên dịch, nghiên cứu chuẩn mực tài chính quốc tế; nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính và kế tốn nhà nước phù hợp với chuẩn mực tài chính quốc tế; xác định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực tài chính quốc tế để xây dựng hệ thống chuẩn mực tài chính nhà nước Việt Nam; sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính phù hợp với chuẩn mực tài chính quốc tế Kế toán nhà nước của Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật Ngân sách và các văn bản qui định cơ chế tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực; kiểm tra, triển khai thực hiện…Ngoài ra, hành lang pháp lý cho hoạt động kế toán kiểm toán cũng là một vấn đề quan trọng cần phải xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường chứng khoán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)