Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

3.1.2.1. Kích thước mẫu

Để xác định kích thước mẫu là một công việc không dễ dàng trong nghiên cứu khoa học. Mỗi phương pháp phân tích thống kê địi hỏi kích thước mẫu khác nhau để tính kích thước mẫu cho từng phương pháp phân tích thống kê, nhà nghiên cứu thường dựa vào kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng để phân tích nhân tố khám phá tốt thì cần thu thập dữ liệu với ít nhất 5 mẫu nghiên cứu trên một biến quan sát. Cũng theo Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành phân tích hồi qui cho kết quả tốt phải đạt cỡ mẫu theo cơng thức: n >= 8m + 50, trong đó n là cỡ mẫu, m là biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu).

Nhưng do tổng số người của B.QLDTCĐ là không nhiều (87 người), được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả quyết định lấy ý kiến khảo sát của tất cả mọi người. Vậy nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên 87 đối tượng.

3.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài là những CB.CNV đang làm việc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Di tích Cơn Đảo. Mục đích nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết. Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát phù hợp với nghiên cứu, bảng câu hỏi được in ra và gửi trực tiếp cho các CB.CNV đang làm việc tại B.QLDTCĐ. Đồng thời để đảm bảo tính bảo mật, bảng câu hỏi cũng cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời thông qua cam kết chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu.

3.1.2.3. Bảng khảo sát chính thức:

Gồm 3 phần:

- Phần đầu của bảng câu hỏi về thông tin mở đầu, bao gồm phần giới thiệu sơ

lược về bản thân, mục đích nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời câu hỏi.

- Phần thứ hai của bảng câu hỏi về lý thuyết được chia thành năm phần, gồm 50

biến quan sát, mỗi biến thử nghiệm mối quan hệ giữa các hoạt động QL.NNL và hiệu quả hoạt động của tổ chức, dựa trên ý kiến của cán bộ công nhân viên B.QLDTCĐ.

+ Mục một: Hoạt động nâng cao năng lực nguồn nhân lực bao gồm chín câu hỏi liên quan đến nhận thức của nhân viên về Đào tạo và phát triển, Tuyển dụng và lựa chọn của B.QLDTCĐ.

+ Mục hai: Hoạt động thúc đẩy động lực nguồn nhân lực bao gồm mười câu hỏi liên quan đến nhận thức của nhân viên về Đánh giá hiệu quả công việc và Khen thưởng của B.QLDTCĐ.

+ Mục ba: Hoạt động tăng cường cơ hội nguồn nhân lực bao gồm mười câu hỏi liên quan đến nhận thức của nhân viên về Tự chủ và Sự tham gia của B.QLDTCĐ.

+ Mục bốn: Sự hài lịng chỉ có một câu hỏi liên quan đến đến thái độ của người trả lời đối với Sự hài lịng trong cơng việc tại B.QLDTCĐ.

+ Mục sáu: Hiệu quả hoạt động của B.QLDTCĐ bao gồm hai mươi câu hỏi liên quan đến nhận thức của cán bộ công viên chức về hiệu quả hoạt động của tổ chức trong B.QLDTCĐ.

- Phần thứ ba của bảng câu hỏi được thiết kế để xác định các đặc điểm nhân

khẩu học của người trả lời như: giới tính, tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, và vị trí đảm nhiệm.

Để có được dữ liệu đáng tin cậy, bảng câu hỏi cuối cùng (Phụ lục 4) của bảng câu hỏi đã được gửi đến B.QLDTCĐ với các câu hỏi phân tán, không được sắp xếp theo các phần, như đã giải thích trên đây. Điều này được cho là hợp lý vì khơng có nhu cầu cho người trả lời để biết được theo một phần câu hỏi rời, vì vậy câu hỏi đã được hỗn hợp.Các câu hỏi được đưa ra trong Phụ lục G. Người trả lời được yêu cầu chỉ ra câu trả lời của họ đối với các câu hỏi theo thang điểm Likert năm điểm từ Hòan toàn đồng ý (5), Đồng ý (4), Trung hịa (khơng ý kiến) (3), Khơng đồng ý (2) và Rất không đồng ý (1).

Sau khi thu thập dữ liệu, các công cụ khác nhau đã được sử dụng để phân tích các kết quả. Trong số liệu phân tích thống kê được trình bày bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng cách sử dụng số trường hợp, phần trăm, trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và phạm vi. Ý nghĩa trung bình được sử dụng để đo lường câu trả lời trung bình của người trả lời. Để xác định độ tin cậy của dữ liệu, phương pháp đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)