Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại B.QLDTCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Quản trị nguồn nhân lực tại Ban Quản lý Di tích Cơn Đảo

4.1.4. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại B.QLDTCĐ

4.1.4.1. Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực tại B.QLDTCĐ

Năm 1980, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo ra quyết định thành lập Ban Ban Quản lý di tích lịch sử cách mạng Cơn Đảo (nay là Ban Quản lý di tích Cơn Ðảo) với thành phần ban lãnh đạo là các đồng chí cựu tù chính trị Cơn Đảo, được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và phát huy giá trị khu di tích nhà tù Cơn Đảo. Từ năm 1980 đến năm 1991 đội ngũ cán bộ công chức của đơn vị biến động theo sự điều phối nhân sự của Phòng Tổ chức lao động huyện bình qn từ 30 đến 40 cán bộ cơng chức, hầu hết là lao động phổ thơng chưa có trình độ nghiệp vụ chun mơn nên chỉ đảm trách công việc bảo vệ và dọn vệ sinh các di tích. Từ năm 1992 đến năm 2010, đội ngũ cán bộ công chức biên chế là 62 người. Hầu hết đều được đào tạo qua lớp sơ cấp bảo tồn bảo tàng tổ chức tại Côn Đảo.

Đến nay, B.QLDTCĐ có tổng cộng 87 Cán bộ cơng nhân viên chức, bao gồm: Bộ máy lãnh đạo là 3 người, tổ hành chính văn phịng 19 người, tổ nghiệp vụ thuyết

minh 25 người, tổ bảo quản vệ sinh di tích 40 người. (Báo cáo của Ban Quản lý di tích Cơn Đảo từ năm 2010 đến nay, 2017).

Cơng tác QT.NNL đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích nhà tù Cơn Đảo phải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Từ đó đã phát huy tốt trí tuệ tập thể, sử dụng cán bộ, CCVC đảm bảo đúng mức, đúng tầm, đúng tiêu chuẩn, đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.

Thực hiện cơng tác cải cách hành chính theo chiều hướng tinh gọn và hiệu quả, đơn vị đã tiến hành rà soát từng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, khả năng phát huy nguồn lực để có cách sắp xếp, bố trí những cán bộ CCVC có năng lực và chun mơn vào vị trí phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động phát huy đúng vai trị và khả năng của mình.

4.1.4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực

Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ cán bộ CCVC của huyện Cơn Đảo nói chung cịn nhiều bất cập, từ đó đặt ra cho cơng tác quản trị nguồn nhân lực nhiều việc vừa khó khăn, vừa phức tạp, vừa mang tính cấp bách để có được đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tế. Khác với giai đoạn trước đây, công tác quản lý cán bộ, CCVC thường rất bị động mà chủ yếu làm các thủ tục để hợp thức hóa các quyết định của đảng.

Đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại di tích nhà tù Cơn Đảo trong những năm qua đã từng bước cải thiện và đáp ứng được yêu cầu thực tế theo đúng chức năng, chun mơn nghiệp vụ của đơn vị. Nhìn chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại di tích nhà tù Cơn Đảo đã đạt những kết quả tích cực điển hình như:

a. Về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CCVC

Đơn vị đã triển khai từng bước và đi vào nề nếp, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh, của S.VHTT và của UBND huyện Côn Đảo, đặc biệt là sự quan tâm, tham mưu của đơn vị trong việc cử cán bộ, CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn nâng cao trình độ chun mơn nghệp vụ, lý luận chính trị.

Đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Di tích nhà tù Cơn Đảo trong những năm gần đây cũng được Ủy ban nhân dân Tỉnh, Huyện và Ban Quản lý di tích quan tâm, đầu tư. Chính điều này đã đem lại các kết quả tích cực. Mặc dù, điều kiện, phương tiện đi lại giữa Cơn Đảo và đất liền cịn gặp nhiều khó khăn, kinh phí hạn hẹp, tuy nhiên đơn vị đã tạo mọi điều kiện để CB.CNV của đơn vị được tham gia các khóa đào tạo chun mơn nghiệp vụ.

Bảng 4.1: Thống kê số liệu trình độ cơng chức - viên chức B.QLDTCĐ Năm Số lượng

CCVC Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp

2013 62 0 18 15 27

2014 62 0 18 15 27

2015 65 0 18 15 30

2016 72 02 20 17 33

2017 87 04 27 18 38

Nguồn: Báo cáo tổng kết 05 năm của B.QLDTCĐ, 2017.

Ngồi ra, đơn vị cịn tổ chức cho CCVC tham quan học tập tại các bảo tàng, di tích trong cả nước, tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV và Đại học Văn hóa TP. HCM tổ chức các lớp Nghiệp vụ sưu tầm, kỹ năng hướng dẫn tham quan… cho CCVC trong đơn vị, các cơ sở du lịch và Khu dân cư trên địa bàn huyện Côn Đảo. Hàng năm, đơn vị tổ chức cho đội ngũ thuyết minh tham gia Hội thi "Thuyết minh giỏi", “Thuyết minh năng động” và Hội thi "Mỗi công chức viên chức đều là một thuyết minh” nhằm nâng cao nghiệp vụ cũng như trang bị kiến thức cơ bản về nội dung lịch sử của khu di tích cho tồn thể CCVC trong đơn vị. Lực lượng này đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho đội ngũ thuyết minh trong mùa cao điểm.

b. Điều kiện làm việc của CB.CNV

Khi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, cuộc sống của người lao động ngày càng được cải thiện, trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ của họ ngày càng hòan thiện, nâng cao, họ không chỉ muốn nhận được các yếu tố vật chất mà họ còn chưa quan tâm đến yếu tố tinh thần như điều kiện làm việc.

Mặc dù, hiện nay đơn vị còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phịng làm việc cho CB.CNV (vì đơn vị chưa có trụ sở chính mà sử dụng di tích Nhà Chúa đảo

để làm việc). Tuy nhiên, đơn vị đã từng bước cải tiến trang thiết bị, cơ sở vật chất để đảm bảo sức khỏe cho CB.CNV, mơi trường thóang mát, điều kiện tương đối tốt để phục vụ cho công việc cũng như sự thóai mái để CB.CNV được làm việc trong một môi trường tốt.

c. Đánh giá chung về công tác bố trí, điều động, tuyển dụng cơng chức của tỉnh BR-VT và của Di tích Cơn Đảo.

Trong những năm gần đây cơng tác bố trí, điều động, tuyển dụng CB.CNV đã đi vào nề nếp, trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí cơng tác, năng lực của cán bộ CCVC để bố trí, điều động, tuyển dụng cơng chức theo các chỉ tiêu đã được phân cũng như các tiêu chuẩn chức danh được nhà nước và ngành qui định. Công tác tuyển dụng đối với B.QLDTCĐ làm khá bài bản, việc tuyển dụng cơng chức mới đều thơng qua hình thức thi tuyển dụng và kiểm tra sát hạch để đảm bảo sự cơng bằng, đúng qui định về qui trình tuyển dụng CB.CNV nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức.

d. Công tác thực hiện tiền lương và các chế độ chính sách của CB.CNV

Việc giải quyết chế độ chính sách cho CB.CNV ngày càng được đơn vị quan tâm đúng mức như chế độ hưu trí đúng tuổi, đảm bảo các chế độ về xếp lương, nâng lương, chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế...chế độ chuyển loại công chức, nâng lương trước thời hạn đối với những CB.CNV có thành tích xuất sắc nhiệm vụ được giao, nâng lương đúng thời hạn, chế độ làm thêm giờ, chế độ thai sản, nghỉ bệnh, gia đình có hịan cảnh khó khăn...

Bảng 4.2: Khảo sát điều kiện làm việc tại B.QLDTCĐ Các tiêu thức Số quan sát Hài

lịng

Bình

thường Chưa hài lịng Đồng nghiệp thân thiết, thoải mái và hợp tác. 80 70 05 00 Hài lòng với phong cách lãnh đạo của lãnh đạo

đơn vị.

80 72 08 00

Cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi làm việc đáp ứng yêu cầu công việc.

80 68 10 04

CBCC được lãnh đạo tôn trọng và tin cậy khi giao nhiệm vụ.

80 75 07 00

CBCC được đối xử công bằng, không phân biệt.

e. Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

- Cơng tác tuyển chọn, bố trí cán bộ, cơng chức: Đôi lúc chưa được chặt chẽ,

một số trường hợp công chức được tuyển vào các cơ quan nhưng còn thiếu tiêu chuẩn theo u cầu tuyển dụng cịn mang tính cả nể, thiên vị,...

Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của S.VHTT: Đội ngũ cán bộ văn hóa ở các cơ sở thuộc nhất là ở phường, xã vẫn cịn yếu về trình độ chun mơn, một số chức danh chưa được đào tạo cơ bản, chỉ được bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch hàng năm của Sở. Do đó, vẫn cịn những bất cập, tình trạng yếu và thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa tương cứng với sự phát triển chung của ngành.

Báo cáo hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh BR-VT giai đoạn 2011- 2015 và kế hoạch 5 năm 2016-2020 về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Hịan thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực Văn hóa và Thể thao; Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân; phát triển chất lượng kinh tế Du lịch. Đặc biệt, ngành văn hóa cần chú tâm đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch, góp phần nâng cao phát triển nguồn nhân lực trong tồn tỉnh. (Cơn Đảo 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1862-2012), 2012)

- Về phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục thực hiện đề án nguồn nhân lực của ngành. Thực hiện việc phê duyệt quy hoạch cán bộ nguồn mang tính kế thừa, để đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành trong tương lai; Tham mưu đề xuất về cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; Quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có trình độ cử đi đào tạo chương trình sau đại học; Đào tạo thường xuyên lại cho đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở về cơng tác nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 57 - 62)