Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.5.Nguyên nhân của thực trạng

4.1. Quản trị nguồn nhân lực tại Ban Quản lý Di tích Cơn Đảo

4.1.5.Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng công tác công tác quản lý nguồn lực di tích qua các đánh giá, nhận định ở trên có những mặt thuận lợi và hạn chế. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

- Thứ nhất: Kinh phí từ Chương trình mục tiêu hàng năm cho công tác chống

xuống cấp các di tích cịn hạn chế và chưa kịp thời nên đơn vị gặp khó khăn khi thực hiện, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách khi đến tham quan.

Việc đầu tư kinh phí dành cho cơng tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác quản lý đối với những người có trình độ chun mơn để phục vụ cho quản lý di tích. Đối với một chức danh Bảo tàng viên, mã ngạch lương 17.178, hệ số lương 2.67, phụ cấp khu vực 0.7, phụ cấp thu hút đặc biệt 100% (2.67), Phụ cấp độc hại, Tổng cộng tiền lương và BHXH được hưởng 7.220.000. Trừ BHXH 245.640 (8%), BHYT 46.058. Tổng tiền lương được nhận 6,897,994. Trong khi đó chi tiền cho suất ăn trung bình ở Cơn Đảo 35.000/buổi cộng với các khoản chi tiêu khác. Như vậy với số tiền lương của một viên chức đã được tuyển dụng như trên thì chưa đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất cơ bản cho CB.CNV cơng tác tại Cơn Đảo. Các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là chế độ tiền lương. Chính vấn đề này đã tạo ra sự thiệt cho CB.CNV gây ra tình trạng người có năng lực, chun mơn giỏi khơng gắn bó với Cơn Đảo, vì thế đơn vị cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho chuyên môn.

Hiện nay, như đã trình bày ở trên, đơn vị chỉ đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là con em của địa phương mới gắn bó với Cơn Đảo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng rất ít, vì xu hướng của các gia đình đang sống ở Cơn Đảo cũng muốn con cái có vị trí làm việc phù hợp, điều kiện tốt, có thu nhập cao...nên cũng có khơng ít con em của địa phương sau khi tốt nghiệp các trường Đại học đã ở lại công tác tại đất liền. Đây là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý cũng như phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

còn nhiều sự kiện lịch sử chưa được rõ ràng, chính xác về nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu, xác minh, tập hợp tư liệu và thông qua các nhân chứng để bổ sung thông tin và điều chỉnh cho chính xác. Cơng việc này cần phải tiến hành ngay vì hiện nay các nhân chứng tuổi đã cao, trí nhớ giảm, sức khỏe yếu vì vậy đã ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp thơng tin. Thậm chí có những sự kiện mà các nhân chứng kể lại, hồi tưởng lại nhưng nội dung khơng được thống nhất hoặc chưa chính xác.

- Thứ ba: về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian tương đối dài, ý

nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ di tích chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý cịn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nên việc gìn giữ, giới thiệu khách tham quan di tích, bảo quản tư liệu, hiện vật cũng như việc tham mưu lên cấp có thẩm quyền về công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích chưa tốt.

Bên cạnh đó, chính sách thu hút nhân lực chun nghiệp về đơn vị chưa đủ mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân cán bộ, công chức giỏi chưa cao, chưa có chính sách thu nhập, trọng dụng, tơn vinh, khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng. Đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự có hiệu quả; do thiếu thời gian, sức ép về công việc và tài chính, cũng như sự động viên, đãi ngộ của đơn vị chưa có nên bản thân cán bộ, cơng chức vẫn chưa nỗ lực nhiều trong việc tự học, tự tham gia đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ... Một số điều đáng lưu ý là phương tiện làm việc, kinh phí nghiệp vụ và chế độ đãi ngộ vẫn còn nhiều điều bất cập đối với Cơn Đảo nói chung và Ban quản lý di tích lịch sử Nhà tù Cơn Đảo nói riêng

Thư tư: Vấn đề hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn di tích. Trên thực tế,

để phát triển du lịch, các nhà quản lý/ kinh doanh du lịch đã khai thác triệt để di tích với mục đích nâng cao lợi nhuận mà khơng quan tâm giá trị của di tích hoặc phá hỏng khơng gian cảnh quan di tích để xây dựng nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ. Vành đai bảo vệ của các di tích ngày càng bị thu hẹp, diện mạo di tích bị thay đổi nhiều. Đơi khi làm biến mất sự tồn tại của vùng cảnh quan thiên nhiên, vốn là một nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động ban quản lý di tích côn đảo (Trang 62 - 64)