1.5. GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỘNG HƯỞNG
1.5.1 Khái niệm Giá trị gia tăng cộng hưởng
Giá trị gia tăng cộng hưởng được tạo ra trong bất kỳ thương vụ mua bán, sáp nhập nào cũng sẽ mang đến một lợi ích nhất định cho các bên có liên quan (Donald D. P., 2011). Thực tế đã có rất nhiều lý thuyết đề cập đến các giá trị gia tăng cộng hưởng, do đó, việc xác định giá trị gia tăng cộng hưởng trong các thương vụ sáp nhập, mua bán là rất quan trọng. Tiến trình sáp nhập, mua bán ln có những điểm khác biệt nhất định, tuy nhiên, điểm chung lớn nhất của cả hai hoạt động trên là tạo ra sự gia tăng cộng hưởng, tạo ra giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị đứng riêng lẻ của từng tổ chức. Đây cũng
là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá thương vụ sáp nhập, mua bán có thành cơng hay khơng.
Giá trị gia tăng cộng hưởng là giá trị bổ sung được phát hiện bằng cách kết hợp các tổ chức với những cơ hội mà mỗi tổ chức hoạt động độc lập sẽ không thể đạt được.
Nghiên cứu về vấn đề này, Brealey và các cộng sự (2011) đưa ra giả định, tổ chức A đang có kế hoạch mua lại, sáp nhập với tổ chức; tổ chức AB sau khi mua bán, sáp nhập có giá trị là VAB.Sự khác nhau giữa giá trị tổ chức ABvà tổng giá trị tổ chức A và tổ chức B khi đứng riêng lẻ được xác định là giá trị gia tăng cộng hưởng (Synergy) từ tiến trình sáp nhập, hợp nhất, khi đó:
Giá trị gia tăng cộng hưởng (Synergy) = VAB – (VA + VB) = ∆VAB
Trong đó: VA: Giá trị tổ chức A VAB : Giá trị tổ chức AB
VB: Giá trị tổ chức B ∆VAB: Giá trị cộng hưởng AB sau sáp nhập Giá trị gia tăng cộng hưởng là một trong những động cơ tiến hành các thương vụ sáp nhập, mua bán tổ chức, đồng thời, nhờ nó mà hiệu quả hoạt động và giá trị của tổ chức mới được gia tăng và nâng cao. Qua đó, tổ chức sau M&A sẽ có khả năng quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giá trị cổ đơng lớn hơn. Vấn đề quan trọng để giải thích các lợi ích của sự cộng hưởng chính là việc phân tích các giá trị gia tăng từ hoạt động mua bán, sáp nhập.
Các nguồn tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cộng hưởng có thể được chia thành hai nhóm: các giá trị cộng hưởng hoạt động và các giá trị cộng hưởng tài chính. Các giá trị cộng hưởng hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức sau khi kết hợp, lợi thế kinh tế nhờ qui mô, tăng quyền làm giá và triển vọng tăng trưởng lớn hơn. Mặt khác, các giá trị cộng hưởng tài chính thường tập trung hơn, bao gồm lợi ích về thuế, đa dạng hóa, có khả năng trả nợ và khả năng sử dụng tiền dư thừa tốt hơn. Đơi khi giá trị cộng hưởng tài chính thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn hay tỷ lệ chiết khấu thấp hơn.