3.3 GIẢI PHÁP GIA TĂNG VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỘNG HƯỞNG SAU HỢP
3.3.1.5 Cơ cấu lại danh mục nguồn và sử dụng nguồn nhằm giảm thiểu rủi ro
Do khả năng thanh khoản là vấn đề tiên quyết mà SCB phải giải quyết trong thời gian qua và đã dần được kiểm soát tốt, SCB cần phải tiếp tục duy trì và phát huy để hạn chế rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất do sự mất cân đối nguồn và sử dụng nguồn theo loại tiền, kỳ hạn và độ lệch định giá. Cho nên việc giảm thiểu sự mất cân đối này được tiến hành thông qua các giải pháp cơ cấu lại danh mục tài sản có – tài sản nợ theo kỳ hạn, loại tiền được thực hiện bằng một số giải pháp:
Cải thiện chênh lệch kỳ hạn bình qn giữa tài sản nợ và tài sản có
SCB có thể tiến hành gia tăng kỳ hạn thanh tốn bình qn của tài sản nợ, cụ thể là tăng cường huy động đối với các nguồn vốn dài hạn thông qua việc triển khai các chương trình, sản phẩm mang tính chất dài hạn (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm liên kết đầu tư, bảo hiểm…). Đồng thời thực hiện rút ngắn kỳ hạn bình qn của các tài sản nợ
thơng qua việc giảm cho vay trung dài hạn, định các kỳ hạn trả gốc, lãi ngắn, hạn chế hoặc rút ngắn thời gian ân hạn gốc lãi.
Cải thiện chênh lệch huy động – cho vay theo loại tiền
Thực hiện bằng cách gia tăng cho vay bằng ngoại tệ thơng qua hình thức cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bên cạnh việc mang lại nguồn thu nhập ổn định cho Ngân hàng do đây là hoạt động tài trợ có tính rủi ro thấp và đang được NHNN khuyến khích, cũng giúp gia tăng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ, giảm sự mất cân đối.
Cải thiện độ lệch tái định giá giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm của lãi suất
Giải pháp để giảm thiểu độ lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Nhưng cần lưu rằng độ lệch do tái định giá thay đổi theo từng thời điểm nên việc điều chỉnh phải thực hiện tương ứng với tình hình thực tế thị trường, của SCB và diễn biến của lãi suất.