2.4 ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SAU HỢP NHẤT
2.4.1.1 Khoản mục Tài sản
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Khoản mục này bao gồm giá trị tiền gửi thanh toán và dự trự bắt buộc tại NHNN. Đây là các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND và ngoại tệ và được hưởng lãi suất. Theo quy định, Ngân hàng phải duy trì số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHNN được tính bằng số dư tiền gửi bình qn tháng trước nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Giá trị dự báo cho khoản mục này được tính dựa trên việc xác định tỷ trọng giá trị khoản mục tiền gửi tại NHNN và tỷ trọng tiền gửi Khách hàng tại SCB bình quân trong 5 năm gần nhất ở mức 1.98%.
BẢNG 2.9 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC TIỀN GỬI TẠI NHNN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
TIỀN GỬI TẠI NHNN
Tiền gửi NHNN 5,737,827 5,851,161 5,966,734 6,084,590 6,204,774 6,327,331 6,452,309
% Tiền gửi NHNN/
Tiền gửi Khách hàng 1.94% 1.98% 1.98% 1.98% 1.98% 1.98% 1.98%
Cho vay Khách hàng
o Cho vay Khách hàng
Hoạt động tín dụng, cho vay Khách hàng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM, do đó, khoản mục này đóng vai trị rất quan trọng trong dự báo bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Đối với hoạt động Ngân hàng, khoản mục này thường chiếm 55-70% tổng tài sản và mang lại khoảng 60-70% thu nhập.
Dự báo khoản mục này dựa trên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của SCB qua các năm, bên cạnh đó, việc dự báo tốc độ tăng trưởng này cũng phụ thuộc vào mức tăng trưởng tín dụng hàng năm của các NHTM, tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, cũng như các chính sách điều hành của Chính Phủ, NHNN,…Nước ta được xem là một quốc gia tăng trưởng chủ yếu từ việc sử dụng nguồn vốn nên tốc độ tăng trưởng tín dụng đóng vai trị khá quan trọng trong việc tác động hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022, chính sách tiền tệ được thực hiện linh hoạt phù hợp với việc kiềm chế và duy trì sự ổn định trong lạm phát. Kỳ vọng tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 7-8%, trong khi tăng trưởng tín dụng ln phải cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, mối quan hệ này có thể được sử dụng để dự báo khoản mục cho vay khách hàng trong tương lai. Do đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đạt từ 10-15%. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2016 của SCB ở mức bình quân đạt 28.50%, tuy nhiên với quan điểm cẩn trọng đồng thời căn cứ vào kỳ vọng tăng trưởng GDP và tăng trưởng của cả hệ thống Ngân hàng, dự báo tình hình tăng trưởng tín dụng của SCB ở mức 12% và không thay đổi qua các năm trong kỳ dự toán.
o Dự phịng rủi ro tín dụng
Khoản mục này bao gồm dự phịng chung và dự phòng cụ thể. Trong dự báo này, dự phịng chung được tính theo quy định mức trích lập dự phịng chung theo quy định định mức trích lập dự phịng của các Ngân hàng là 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 của NHNN (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005).
Mục trích lập dự phịng cụ thể được dự phóng dựa trên số liệu tham khảo năm gần nhất của kỳ dự báo năm 2016 được tính trên tỷ số giữa Tỷ lệ chi phí dự phịng cụ thể và Tổng dư nợ Tín dụng, giá trị này được giả định khơng đổi qua các kỳ dự báo.
Giá trị dự phịng rủi ro tín dụng là tổng giá trị của dự phịng chung và dự phịng cụ thể.
BẢNG 2.10 DỰ PHĨNG KHOẢN MỤC CHO VAY KHÁCH HÀNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F CHO VAY KHÁCH HÀNG Cho vay Khách hàng 222,183,039 248,845,004 278,706,404 312,151,173 349,609,313 391,562,431 438,549,923 Tăng trưởng dư nợ 28.50% 12% 12% 12% 12% 12% 12% Trích lập dự phịng (2,111,525) (2,429,822) (2,721,400) (3,047,969) (3,413,725) (3,823,372) (4,282,176) Dự phòng chung (1,866,338) (2,090,298) (2,341,134) (2,622,070) (2,936,718) (3,289,124) Dự phòng cụ thể (563,484) (631,102) (706,835) (791,655) (886,653) (993,052) Nợ đủ tiêu chuẩn 99.21% Nợ cần chú ý 0.11% Nợ dưới tiêu chuẩn 0.24% Nợ nghi ngờ 0.01% Nợ có khả năng mất vốn 0.42% Nợ nhóm 1-4 99.58% 99.58% 99.58% 99.58% 99.58% 99.58% 99.58% % Tỷ lệ dự phòng cụ thể 0.23% 0.23% 0.23% 0.23% 0.23% 0.23% 0.23%
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác o Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác
Đối với các khoản tiền nhàn rỗi tại SCB sẽ được tiến hành mang đi gửi hoặc cho các Ngân hàng khác vay để tạo lợi nhuận và quản trị vốn một cách hiệu quả hơn. Khoản
mục này chủ yếu gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ tại các TCTD khác trong nước và cho các TCTD khác vay. Khoản mục này được dự phóng dựa trên tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sau khi hợp nhất SCB từ 2012- 2016. Cụ thể đối với khoản mục Tiền gửi tại các TCTD khác, có xu hướng giảm dần và duy trì ổn định căn cứ kế hoạch kinh doanh năm 2017, SCB sẽ hạn chế để nguồn tiền nhàn rỗi nhằm tiếp tục bổ sung nguồn tiền nhằm tăng cường hoạt động tín dụng cho vay. Tốc độ này dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017 ở mức tương đương 2016 và duy trì ổn định tương đương tốc độ tăng trưởng khoản mục Cho vay khách hàng.
Riêng khoản mục Cho vay các TCTD khác, tốc độ tăng trưởng của khoản mục này biến động rất lớn qua các năm và khơng ổn định, do đó dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012-2016 ở mức 35.32%.
o Trích lập dự phịng cho vay các TCTD khác
Bảng cân đối kế toán của SCB giai đoạn 2012-2016 chưa ghi nhận khoản mục trích lập dự phịng cho vay đối với các TCTD khác. Do đó, khoản mục này sẽ tạm không được dự báo trong các kỳ tương lai.
BẢNG 2.11 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC Tiền gửi tại và cho
vay các TCTD khác 11,407,028 7,615,174 8,754,065 10,140,117 11,845,110 13,964,623 16,626,286
Tiền gửi tại các
TCTD khác 10,305,378 6,124,473 6,736,921 7,410,613 8,151,674 8,966,841 9,863,525 % Tăng trưởng -40.57% -40.57% 10.00% 10.00% 10.00% 10.00% 10.00% Cho vay các TCTD khác 1,101,650 1,490,700 2,017,145 2,729,505 3,693,436 4,997,782 6,762,761 % Tăng trưởng 159.28% 35.32% 35.32% 35.32% 35.32% 35.32% 35.32% Đầu tư chứng khốn rịng
Bao gồm hai khoản mục liên quan gồm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư (gồm chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn). Đây là khoản mục chứng khoán vốn (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) và chứng khoán nợ (trái phiếu). Kế hoạch kinh doanh của SCB trong tương lai được hoạch định tăng
cường tiếp cận dần các nguồn đầu tư được thể hiện thông qua Văn kiện Đại hội đồng
cổ đông thường niên năm 2016, tuy nhiên lộ trình cụ thể cho hoạt động đầu tư chứng
khốn vẫn chưa được thơng tin chi tiết, do đó, dự phóng đối với khoản mục này sẽ được thực hiện chung cho cả chứng khoán vốn và chứng khốn nợ. Theo đó, về tổng thể, giá trị chứng khốn đầu tư rịng dự kiến hàng năm giảm 6.98% trong các kỳ tương lai, tương đương mức tăng trưởng kép CAGR của giai đoạn 2012-2016. Trong đó, khoản mục dự phịng rủi ro chứng khoán đầu tư được xem xét trích lập dự trên tỷ lệ tương đương 6% của năm trước.
BẢNG 2.12 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN RỊNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN RỊNG Đầu tư chứng khốn rịng 11,407,028 7,615,174 8,754,065 10,140,117 11,845,110 13,964,623 16,626,286 % Tăng trưởng kép CARG -6.98% -6.98% -6.98% -6.98% -6.98% -6.98% -6.98% % Tăng trưởng bình quân -40.57% Dự phịng rủi ro chứng khốn đầu tư (3,409,043) (3,599,740) (3,815,725) (4,044,668) (4,287,348) (4,544,589) (4,817,264) % Trích lập/Đầu tư 5.59% 6% 6% 6% 6% 6% 6%
Góp vốn, đầu tư dài hạn khác
o Đầu tư dài hạn khác
Khoản mục này chủ yếu bao gồm các khoản đầu tư góp vốn vào cơng ty con, vốn góp liên doanh, hoặc các hoạt động đầu tư dài hạn khác. Tuy nhiên dựa trên tình hình thực tế qua các năm ghi nhận thấy khoản mục này tại SCB chỉ bao gồm đầu tư dài hạn khác có thay đổi khơng đáng kể qua các năm kể từ khi hợp nhất. Các khoản đầu tư dài hạn ở một số công ty như Công ty CP Chứng khốn Tân Việt (TVSI), Cơng ty CP Thơng tin Tín dụng Việt Nam (PCB), Công ty CP Sài Gòn Kim Liên, Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF),…Với giả định SCB sẽ không đầu tư dài hạn thêm vào các Cơng ty con hoặc góp vốn liên doanh, tuy nhiên các khoản đầu tư này khơng chỉ mang lại những lợi ích hữu
giả định giá trị của khoản mục này sẽ không thay đổi đáng kể là phù hợp với tình hình thực tế của SCB và tình hình thị trường kinh tế, đầu tư… Giá trị góp vố đầu tư dài hạn khác được xem xét tương đương giá trị năm báo cáo gần nhất đạt 69.587 triệu đồng.
o Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Đây là khoản trích lập dự phịng giảm giá cho các khoản đầu tư dài hạn khác. Giá trị này dự báo dựa trên bình quân tỷ lệ trích lập dự phịng giảm giá đầu tư dài hạn trên mức góp vốn dài hạn của các năm quá khứ, tỷ lệ đạt -0.29%.
BẢNG 2.13 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC GÓP VỐN VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
GÓP VÓN VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
Đầu tư chứng khốn rịng 69,109 69,587 69,587 69,587 69,587 69,587 69,587
Đầu tư dài hạn khác 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác (279) (199) (199) (199) (199) (199) (199)
Tỷ lệ trích lập -0.40% -0.29% -0.29% -0.29% -0.29% -0.29% -0.29%
Tài sản cố định
Khơng giống như những tổ chức phi tài chính, khoản mục tài sản cố định đối với SCB nói riêng và các NHTM nói chung khơng chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán cho thấy mức độ ảnh hưởng tương đối thấp trong danh mục tài sản của Ngân hàng. Khoản mục này bao gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình của SCB, cần phải lưu ý rằng, mục đích đầu tư tài sản cố định đối với các NHTM nhằm mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mạng lưới giao dịch trên thị trường nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức. Do đó, giá trị tài sản cố định được dự báo dựa trên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động mục tiêu trong tương lai của SCB. Cụ thể mức tăng trưởng được dự báo 13.47%, đây là mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sau hợp nhất 2012-2016. Đến thời điểm hiện tại, do tận dụng được ưu thế tài sản của cả ba Ngân hàng trước hợp nhất, SCB sau hợp nhất chưa có kế hoạch gia tăng đầu tư lớn hơn cho khoản mục tài sản cố định.
Khoản mục này bao gồm các khoản phải thu, lãi và phí phải thu, thuế TNDN hỗn lại, tài sản có khác và dự phịng rủi ro cho các tài sản nội bảng khác. Dựa trên dữ liệu thực tế thu thập được, các khoản phải thu, khoản lãi và phí phải thu chiếm tỷ trọng lớn và gần như tuyệt đối trong khoản mục tài sản có khác tại SCB. Tuy nhiên, so với các khoản lãi và phí phải thu, các khoản phải thu đang có xu hướng giảm dần và giữ giá trị ổn định quanh mức 20.000.000 triệu đồng, đặc biệt là trong giai đoạn 2014-2016. Song song đó, các khoản lãi và phí phải thu lại có xu hướng gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong khoản mục tài sản có khác, đây là số tiền lãi dự thu của các khoản vay có kỳ hạn trả lãi hàng năm, trên một năm và vào cuối thời hạn của hợp đồng tín dụng, số tiền lãi dự thu được tính theo thời hạn thanh toán phù hợp trong việc quản trị rủi ro thanh khoản cho SCB. Do đó, giá trị các khoản lãi và phí phải thu được dự báo dựa trên tỷ lệ giữa khoản mục này và Cho vay khách hàng đạt 16.24%, tương đương tỷ trọng này ở ba năm gần nhất; đồng thời ước tính tỷ trọng các khoản lãi và phí phải thu trong khoản mục Tài sản có khác là 55,48% - mức tỷ trọng bình qn giai đoạn 2012- 2016.
BẢNG 2.14 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố
định 4,083,136 4,633,047 5,257,019 5,965,027 6,768,389 7,679,946 8,714,270
Đầu tư dài hạn
khác 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388 69,388 % Tăng trưởng bình quân 2.96% 13.47% 13.47% 13.47% 13.47% 13.47% 13.47% TÀI SẢN CÓ KHÁC Tài sản có khác 56,940,836 72,841,436 81,582,408 91,372,297 102,336,973 114,617,409 128,371,499 Các khoản lãi và phí phải thu 36,366,433 40,412,429 45,261,920 50,693,350 56,776,552 63,589,739 71,220,507 Các khoản lãi và phí phải thu/Tài sản có khác 63.87% 55.48% 55.48% 55.48% 55.48% 55.48% 55.48% Các khoản lãi và phí phải thu/ Cho vay Khách hàng 16.37% 16.24% 16.24% 16.24% 16.24% 16.24% 16.24%