Gia tăng chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị gia tăng sau hợp nhất một nghiên cứu tại ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 121 - 122)

3.3 GIẢI PHÁP GIA TĂNG VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỘNG HƯỞNG SAU HỢP

3.3.1.7 Gia tăng chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản lý

chất lượng thông qua các giải pháp xây dựng hệ thống rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp, đáp ứng tốt các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế

Tiến hành gia tăng mức độ quan trọng trong đầu tư, nâng cao năng lực quản trị rủi ro ở các mảng: Quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường và quản lý rủi ro vận hành.

Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản

+ Hồn thiện các quy trình, quy chế ALCO và báo cáo của ALCO

+ Hồn thiện các quy trình và hồn chỉnh việc tin học hóa, tự động háo các mơ hình quản lý rủi ro thanh khoản.

+ Xây dựng mơ hình thơng kê các nhân tố tác động đến thanh khoản của SCB và xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố, xây dựng được tính chu kỳ. Qua đó rút ra những dự báo, nhận định về xu hướng thanh khoản của SCB trong từng thời kỳ.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

+ Quy chuẩn các quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng của SCB bao gồm quy trình, quy chế cho vay, bảo lãnh, thực hiện bảo đảm tiền vay, đánh giá và xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý danh mục tín dụng, phân quyền phán quyết…

+ Nghiên cứu chuyên sâu các rủi ro tín dụng theo từng phương thức, sản phẩm và đối tượng cấp tín dụng để đưa ra biện pháp ngăn ngửa và xử lý rủi ro.

+ Hồn chỉnh các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thực trạng phát triển của nền kinh tế và Khoa học kỹ thuật.

+ Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu ngành nghề cho vay phổ biến của SCB làm cơ sở cho việc thẩm định và xét duyệt tín dụng.

+ Triển khai nghiên cứu các mơ hình dự báo, định lượng rủi ro cho danh mục tín dụng dựa trên các chỉ số về kinh tế vĩ mô, chỉ số kinh tế, kỹ thuật của ngành.

Hoạt động quản lý rủi ro thị trường

+ Hồn thiện quy trình và hồn chỉnh việc tin học hóa, tự động hóa các mơ hình quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá.

+ Xây dựng mơ hình thống kê các nhân tố tác động đến lãi suất, tỷ giá của SCB và xác định được mức độ quan trọng của từng nhân tố, xây dựng được tính chu kỳ. Từ đó đưa ra những dự báo, nhận định xu hướng về biến động của lãi suất và tỷ giá trong từng thời kỳ của SCB.

+ Hướng đến mở rộng quản lý rủi ro về giá cả thị trường một số loại hàng hóa và nghiên cứu, triển khai phương pháp, cách thức quản lý.

Hoạt động quản lý rủi ro vận hành

+ Hồn chỉnh các chính sách, biện pháp để kiểm soát hay phương thức để làm giảm thiểu rủi ro vận hành.

+ Mở rộng và hoàn thiện hệ thống các nguồn cung cấp dữ liệu thông tin rủi ro vận hành đầu tư vào Corebanking, hệ thống báo cáo quản trị định kỳ, đột xuất.

+ Ứng dụng phần mềm hỗ trợ phân tích cơ sở dữ liệu rủi ro vận hành một cách hiệu quả từ đó đưa ra các dự báo chính xác hoặc hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

+ Duy trì và củng cố khả năng giám sát, phòng ngừa rủi ro vận hành, đồng thời tìm kiếm cơ hội cải tiến, hoàn thiện hệ thống vận hành tác nghiệp nội tại, các hoạt động nâng cao nhận thức của nhân sự về quản lý rủi ro vận hành, khả năng khai thác và sử dụng phương tiện hỗ trợ một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị gia tăng sau hợp nhất một nghiên cứu tại ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)