2.4 ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SAU HỢP NHẤT
2.4.1.2 Khoản mục Nguồn vốn
Tiền gửi Khách hàng
Đây là khoản mục đóng vai trị quan trọng nhất được sử dụng để tài trợ các hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động kinh doanh đặc thù – Cho vay khách hàng. Quá trình dự báo khoản mục tiền gửi Khách hàng cần thiết phải xem xét đến các dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư, kết hợp với tốc độ tăng trưởng hàng năm của khoản mục Tiền gửi Khách hàng…trong kỳ tương lai. Tuy nhiên, phạm vi của bảng dự phóng báo cáo tài chính tại SCB được tiếp cận theo hướng sử dụng nguồn, hay nói cách khác là quan tâm đến tỷ lệ LRD (Tỷ lệ giữa Cho vay Khách hàng và Tiền gửi Khách hàng). Với mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi thực tế hiện tại rất cạnh tranh và định hướng thu hút nguồn vốn huy động gia tăng trong tương lai, đồng thời tập trung vào hoạt động cốt lõi của một NHTM là tín dụng, kỳ vọng tỷ lệ LRD của SCB sẽ tăng đều đến 80.25% ở
cuối kỳ dự báo.
BẢNG 2.15 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022 KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG Tiền gửi Khách hàng 295,152,233 326,347,178 360,777,433 398,906,988 441,138,392 487,918,425 546,468,636 Cho vay KH/ Tiền gửi KH 75.28% 76.25% 77.25% 78.25% 79.25% 80.25% 80.25% Các khoản nợ Chính Phủ và NHNN
Bao gồm các hình thức cho vay chiết khấu và tái chiết khấu GTCG, tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, tái cấp vốn hỗ trợ người nuôi tôm và cá tra, vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt. Nhằm bảo đảm thanh khoản và hoạt động kinh doanh, trong suốt giai đoạn sau tái cấu trúc, SCB đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía NHNN, sau 3 năm kể từ khi hợp nhất, SCB đã từng bước hạn chế các khoản vay và đang tiến tới trả hết nợ vay đối với khoản vay tại NHNN, do đó, trong kỳ dự tốn, SCB tỷ lệ các khoản nợ NHNN sẽ suy giảm ở mức bình quân 36.67%, tương
BẢNG 2.16 DỰ PHĨNG KHOẢN MỤC CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
CÁC KHOẢN NỢ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Các khoản nợ
NHNN 5,633,34 3,567,621 2,259,390 1,430,882 906,184 573,890 363,447
% Tăng trưởng
bình quân -36.67% -36.67% -36.67% -36.67% -36.67% -36.67% -36.67%
Phát hành giấy tờ có giá
Trái phiếu và các chứng chỉ tiền gửi là hai loại hình đang được hạch tốn trong khoản mục Phát hành giấy tờ có giá tại SCB. Các giấy tờ có giá được phát hành dưới hình thức chứng chỉ ghi sổ, mệnh giá từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm, trả lãi sau định kỳ hàng năm. Các loại giấy tờ có giá đã được phát hành lại từ năm 2015 sau khi ngưng phát hành 2 năm liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, giá trị này được dự báo không biến động lớn và ảnh hưởng không nhiều đến cơ cấu nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, nên tạm tính tương đương giá trị của năm 2016 đạt
6.510.000 triệu đồng, mặt khác phù hợp với định hướng không tăng thêm vốn
thơng qua kênh phát hành giấy tờ có giá của SCB trong các kỳ dự tốn. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong bảng cân đối kế toán, nhưng cũng nhận thấy đây là các khoản nhận tài trợ, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân và phải chịu rủi ro. Kỳ vọng dự báo khoản mục này trong tương lai sẽ không biến đổi lớn và tăng trưởng tương đương mức tăng trưởng kép CAGR giai đoạn 2012-2016 ở mức 91.61%
trong năm 2017 và không đổi trong các kỳ dự báo tiếp theo.
BẢNG 2.17 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
VỐN TÀI TRỢ VÀ ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Các khoản nợ NHNN 172,318 330,176 330,176 330,176 330,176 330,176 330,176
Tiền gửi và vay các TCTD khác
Trong giai đoạn thiếu hụt nguồn vốn nhất định, SCB sẽ phát sinh khoản mục này để bù đắp thanh khoản hoặc khi Ngân hàng nhận thấy các cơ hội tiềm năng kinh doanh nhưng không đủ vốn đầu tư…Tại SCB, giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tổng nguồn huy động của SCB. Song, với tình hình diễn biến thị trường liên Ngân hàng và kỳ vọng trong tương lai, cùng với tiềm năng thế mạnh về huy động vốn của SCB, kỳ vọng tăng trưởng đều ở các kỳ dự báo tương đương mức tăng trưởng kép CAGR trong giai đoạn 2012-2016 đạt 10.38% và không đổi qua các năm.
BẢNG 2.18 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC Tiền gửi và vay
các TCTD khác 29,901,864 33,005,077 36,430,341 40,211,078 44,384,181 48,990,367 54,074,583 % Tăng trưởng kép CAGR 28.85% 10.38% 10.38% 10.38% 10.38% 10.38% 10.38% Các khoản nợ khác
Khoản mục này bao gồm các khoản lãi và phí phải trả, thuế TNDN hoãn lại, các khoản phải trả và công nợ khác (khoản phải trả nội bộ, phải trả bên ngồi)…Trong đó, các khoản lãi và phí phải trả (lãi dự chi) chiếm tỷ trọng rất lớn trong khoản mục này nếu khơng sốt xét đến các khoản phải trả và cơng nợ bất thường khác. Do đó, dự báo khoản mục Các khoản nợ khác được tính trên tỷ trọng khoản mục các khoản lãi và phí phải trả trên các khoản nợ khác; song song với việc dự phóng các khoản lãi dự chi dựa trên tỷ trọng Các khoản lãi và phí phải trả/ Tiền gửi Khách hàng.
BẢNG 2.19 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC CÁC KHOẢN NỢ KHÁC NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F CÁC KHOẢN NỢ KHÁC Các khoản nợ khác 8,851,209 10,336,468 11,426,985 12,634,671 13,972,276 15,453,951 17,308,425 Các khoản lãi và phí phải trả 7,143,748 6,526,944 7,215,549 7,978,140 8,822,768 9,758,369 10,929,373 Các khoản lãi và phí phải trả/Các khoản nợ khác 80.71% 63.14% 63.14% 63.14% 63.14% 63.14% 63.14% Các khoản lãi và phí phải trả/ Tiền gửi Khách hàng 2.42% 2% 2% 2% 2% 2% 2% Vốn TCTD
Là khoản mục gồm tổng giá trị của vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thặng dư vốn cổ phần, các cổ phiếu quỹ…Trong đó, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong khoản mục này. Sau hợp nhất, bên cạnh việc gia tăng vốn điều lệ thông qua việc hợp nhất ba Ngân hàng, năm 2013, các cơ quan QLNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ qua các văn bản 1792/NHNN-TTGSNH của NHNN ngày 19/3/2013 và 977/UBCK-QLPH của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 20/3/2013, vốn điều lệ của SCB đã tăng thêm 1.711 tỷ đồng nâng vốn điều lệ lên 12.295 tỷ đồng. Đến năm 2015, ghi nhận thêm giá trị vốn điều lệ SCB lên mức gần 14.300 tỷ đồng nằm trong kế hoạch tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng thông qua và được NHNN chấp thuận.
Tăng vốn trong bối cảnh phải rốt ráo xử lý nợ xấu được xem là áp lực. Trong chiến lược phát triển lâu dài thì việc tăng cường khả năng phịng thủ thanh khoản hay nói cách khác là tăng độ vững mạnh của bảng tổng kết tài sản qua việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó là để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, nâng cao năng lực đầu tư phát triển hệ thống, mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng cường đầu tư…Việc tăng vốn điều lệ này sẽ giúp Ngân hàng tăng giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng. theo các chuyên gia tài chính, tăng vốn còn là yêu cầu tất yếu để các Ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị
rủi ro ngày càng khắt khe. Trước hết là mục đích đảm bảo tỷ lệ vốn an tồn (CAR) theo đúng quy định. Hiện tại, tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN ở mức 8%. Tuy nhiên, trong kỳ dự báo, tác giả tạm tính SCB khơng có kế hoạch tăng nguồn vốn điều lệ, giữ nguyên giá trị 14.300 tỷ đồng trong tương lai.
Các khoản mục khác chiếm tỷ trọng thấp và không đáng kể trong cơ cấu khoản mục Vốn tổ chức tín dụng và khơng thay đổi giá trị qua các năm.
Quỹ các TCTD
Số liệu quá khứ cho thấy giá trị của khoản mục này biến động không lớn và mức tăng trưởng tương đối thấp. Bình quân tăng trưởng của quỹ các TCTD chỉ đạt mức
1.55%, tương đương mức tăng trưởng kép trong quá khứ, dự báo giá trị tăng trưởng
này không đổi trong giai đoạn dự toán 2017-2022.
BẢNG 2.20 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC QUỸ CÁC TCTD NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
QUỸ CÁC TCTD
Quỹ các TCTD 449,129 456,078 463,134 470,300 477,576 484,965 492,468
% Tăng trưởng
kép CAGR 2.49% 1.55% 1.55% 1.55% 1.55% 1.55% 1.55%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Khoản mục này được tính bằng giá trị lợi nhuận giữ lại đầu năm cộng với mức tăng thêm lợi nhuận chưa phân phối trong năm. Giai đoạn 2012-2016, mặc dù trong quá trình tái cơ cấu và từng bước ổn định hoạt động kinh doanh, nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SCB có bước tăng trưởng tương đối ổn định, phù hợp với định hướng phát triển. Với tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng hiện tại, dự báo khoản mục này tăng trưởng bình quân đạt mức 7.94% mỗi năm trong kỳ dự báo, tương đương mức tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012-2016 của SCB.
BẢNG 2.21 DỰ PHÓNG KHOẢN MỤC LỢI NHUẬN SAU THUẾ CHƯA PHÂN PHỐI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2017-2022
KHOẢN MỤC 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F
LỢI NHUẬN SAU THUẾ CHƯA PHÂN PHỐI Lợi nhuận sau
thuế CPP 530,506 572,623 618,083 667,153 720,118 777,288 838,997
% Tăng trưởng
kép CAGR 5.84% 7.94% 7.94% 7.94% 7.94% 7.94% 7.94%
Tài khoản cân đối Tài sản – Nguồn vốn: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
Trong tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của NHTM, đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất và trong phạm vi dự báo bảng cân đối kế toán, khoản mục này được sử dụng để làm tài khoản cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn sau khi đã dự phóng tất cả các khoản mục khác. Trường hợp giá trị tổng Nguồn vốn lớn hơn giá trị tổng Tài sản, khoản mục Tiền mặt, vàng bạc, đá quý sẽ tăng thêm đúng bằng mức chênh lệch giữa tổng Nguồn vốn với Tài sản và ngược lại.