TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH M&A CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị gia tăng sau hợp nhất một nghiên cứu tại ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 49 - 52)

Nam giai đoạn 2012-2016

2.1.1 Tổng quan tình hình Kinh tế- Xã hội giai đoạn 2012-2016

Giai đoạn 2012 – 2016 đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vượt kế hoạch đề ra, tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao, lạm phát thấp, tỷ lệ nợ xấu giảm, nhập siêu nằm trong mức mục tiêu đề ra, trong đó lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như sau:

- Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước, quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt 5.89%/năm. Trong năm 2016, GDP đạt 6.21%, GDP bình qn đầu người ước tính đạt 48.6 triệu đồng tương đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015.

- Việt Nam đã đàm phán và ký kết thành công nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các đối tác song phương và đa phương, góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, cán cân thương mại được cải thiện qua các năm. Bình quân giai đoạn 2012-2016, tăng trưởng xuất khẩu đạt 16.5%/năm và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua. - Tình hình sản xuất cơng nghiệp phục hồi và phát triển hơn giai đoạn trước, chỉ

số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ mức 4.8% năm 2012, lên mức trên 7.5% năm 2014, 9.8% trong năm 2015 và 7.5% trong năm 2016.

- Trong giai đoạn 2012 – 2016, NHNN Việt Nam đã điều hành chủ động, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 6.81% năm

2012; 6.04% năm 2013, xuống còn 1.84% trong năm 2014 và chỉ còn 0.6% năm 2015, 1.83% năm 2016. Theo đó, chỉ số CPI giảm từ 6.81% năm 2013 xuống 1.84% năm 2014; 0.6% năm 2015 và 2.66% năm 2016.

- Các cơng cụ chính sách tiền tệ được NHNN điều hành một cách linh hoạt nhằm ổn định thị trường, đảm bảo thanh khoản hệ thống, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ phù hợp với điều kiện thực tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Đồng thời, từ cuối năm 2015, việc vận hành cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm giúp giảm bớt áp lực lên dự trữ ngoại hối và tỷ giá biến động một cách linh hoạt. Chỉ tính riêng trong năm 2016, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 1.18% và tỷ giá các NHTM cũng chỉ tăng khoảng 1.15% so với đầu năm. - Mặt bằng lãi suất thị trường đang dần ổn định và có xu hướng giảm, qua đó hỗ

trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ.

- Tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp với chỉ tiêu và định hướng điều hành của NHNN. Cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. - Cùng với đó, việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, công tác thanh

tra, giám sát và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu cũng đạt được những kết quả tích cực, hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính sách tiền tệ. Hoạt động của các TCTD có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng trên nhiều mặt về quy mô vốn huy động, tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế; an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD được duy trì bền vững, năng lực tài chính của TCTD tiếp tục được cải thiện.

2.1.2 Tình hình M&A các Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Vào thời điểm năm 2011, toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 52 NHTM, 51 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 31 TCTD phi Ngân hàng, 1 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 1083 quỹ tín dụng cơ sở và 1 tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. Một số TCTD phải

đối mặt với khơng ít khó khăn, nội tại hệ thống TCTD còn nhiều bất cập. NHNN chỉ rõ các TCTD cần hoạch định cho mình chiến lược phát triển phù hợp, xây dựng và tiến hành các biện pháp tái cấu trúc để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp hữu hiệu có thể lựa chọn là sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD.

BẢNG 2.1 TÓM TẮT CÁC THƯƠNG VỤ M&A GIỮA CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

STT THỜI

ĐIỂM NGÂN HÀNG THAM GIA

NGÂN HÀNG SAU M&A 1 2012 SCB FicomBank TinNghiaBank SCB 2 2012 Habubank SHB SHB 3 2013

NH Phương Tây (Western Bank) Tổng Cơng Ty Cổ Phần Tài Chính Dầu Khí

(PVFC)

PVcomBank

4 2013 DaiABank

HDBank HDBank

5 2015 MDBank

Maritime Bank Maritime Bank

6 2015 MHBank BIDV BIDV 7 2015 Southern Bank Sacombank Sacombank 8 2016 Đề xuất Vietinbank GP Bank

(Thời điểm 2017 vẫn chưa tiến hành sáp nhập do chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý)

Vietinbank

Nguồn: Thống kê của tác giả

Giai đoạn 2012-2016, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện thành công 7 thương vụ M&A. Hoạt động M&A, bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện, trong giai đoạn này, ghi nhận sự tham gia của 16 NHTM, góp phần giảm bớt 10 NHTM, đưa tổng số NHTM tại Việt Nam về con số 20 vào thời điểm hiện nay. Sau hàng loạt những vụ sáp

nhập điểm cộng về quy mô, hệ thống mạng lưới - chi nhánh, khách hàng và vị thế của Ngân hàng trong hệ thống là điều hiển nhiên. Có thể thấy, đây là tình trạng ổn định chung của lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng lúc bấy giờ, tiềm năng tăng trưởng quy mô, tổng tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới điểm giao dịch phân bố rộng khắp, khách hàng dồi dào, danh mục sản phẩm, dịch vụ phong phú, nguồn nhân lực có trình độ và năng lực. Mục tiêu đến hết năm 2017, số lượng NHTM giảm còn 15 Ngân hàng, tuy nhiên theo nhóm chuyên gia của WorldBank, mặc dù gia tăng số lượng thương vụ M&A nhưng mục tiêu này vẫn là một thách thức rất lớn đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, nếu M&A chỉ để giải quyết các vấn đề sở hữu thì khơng q khó, có thể thực hiện nhiều thương vụ M&A trong thời gian ngắn. Các chuyên gia của World Bank nhấn mạnh, kết quả hiệu quả của mỗi thương vụ sáp nhập, mua bán giữa các NHTM ảnh hưởng rất nhiều các nhân tố, tuy nhiên, mối quan tâm quan trọng nhất là lợi ích chung giữa các bên, mức độ đóng góp cho nền kinh tế - xã hội. Để xây dựng những NHTM có quy mơ và tầm cỡ tương đương với các NHTM trong khu vực và trên Thế giới, các NHTM ở Việt Nam cần phải hết sức cẩn trọng trong suốt quá trình trước mua bán, sáp nhập cũng như chiến lược quản trị, điều hànhh của Ngân hàng sau sáp nhập, mua bán; chứ khơng chỉ là bài tốn 1+1=2 đơn thuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị gia tăng sau hợp nhất một nghiên cứu tại ngân hàng TMCP sài gòn (SCB) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)