2.4 ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SAU HỢP NHẤT
2.4.3 Xác định suất chiết khấu và tốc độ tăng trưởng trong dài hạn
2.4.3.1 Suất chiết khấu
Xác định tỷ suất chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên mơ hình CAPM:
rE = rf + × (E(rM) – rf)
Trong đó: rf = 6%
Lãi suất phi rủi ro được xác định bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm
rM = 11.65%
Suất sinh lời bình quân thị trường, được tính dựa theo suất sinh lời của chỉ số VN- Index từ năm 2007 đến quý 2/2017.(4)
= 0.9961(5)
Đến thời điểm định giá, SCB vẫn là một tổ chức chưa được niêm yết trên sàn chứng khốn do đang trong q trình tái cơ cấu. Kế hoạch đến năm 2019, SCB sẽ tiến hành niêm yết rộng rãi. Để có cơ sở xác định hệ số Beta vốn chủ sở hữu, trong phạm vi nghiên cứu này, do sự tương quan về quy mô vốn, thị phần tại Việt Nam, hoạt động tổ chức và cách thức quản trị, tình hình biến động của các chỉ số tài chính, tỷ lệ lợi nhuận cũng như các khoản mục thông tin công bố ở các Báo cáo thường niên của cả hai Ngân hàng, tác giả sử dụng tỷ suất sinh lợi của giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và chỉ số VN-Index để làm cơ sở tính tốn. Hai dữ liệu này được lấy vào thời điểm cuối mỗi tháng trong giai đoạn từ năm 2007 đến quý 2/2017. Trong đó, suất sinh lời hàng tháng của cổ phiếu ACB và chỉ số VN-Index (đại diện cho danh mục thị trường) được xác định như sau:
ĐỒ THỊ 2.7 ĐỒ THỊ SCATTER TƯƠNG QUAN SUẤT SINH LỢI GIỮA ACB VÀ VN-INDEX
4 Phụ lục 04: Bảng suất sinh lợi bình quân thị trường theo chỉ số VN-Index từ 2007 đến quý 2/2017
y = 0.9961x - 0.0089 -60.00% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% -30.00% -20.00% -10.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00%
2.4.3.2 Tốc độ tăng trưởng trong dài hạn (gh)
Được xác định dựa trên tốc độ tăng trưởng chung của Ngân hàng trong dài hạn với kỳ vọng SCB tiếp tục hoạt động ổn định trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng của SCB dự kiến đạt mức 10.5% mỗi năm trong kỳ dự báo giai đoạn 2017-2022.
Về lý thuyết, tốc độ tăng trưởng được ước tính theo cơng thức:
gh = ROEA x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại bình quân
Tuy nhiên, về mặt thực tế, SCB sau hợp nhất đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, trong suốt 5 năm trong q trình này, SCB khơng thực hiện phân chia cổ tức cho các cổ đơng do đó, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trong quá khứ luôn đạt 100%.
2.4.4 Định giá Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất
GIẢ ĐỊNH ĐỊNH GIÁ
Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn trong dự toán (gh) 10.50%
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Lợi suất thị trường (VN Index) (rm) 11.65% Lợi suất phi rủi ro (rf) 6.00% Mức bù rủi ro thị trường (rm – rf) 5.65% Hệ số Beta (β) 0.9961
BẢNG 2.27 ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
ĐVT: triệu đồng
ĐỊNH GIÁ FCFE 2016A 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F 2022F TV
Lợi nhuận ròng sau
thuế 78,855 198,113 203,400 212,183 225,842 245,633 245,712
Thay đổi tổng tài sản 50,168,695 33,745,895 37,690,322 42,345,706 47,277,654 52,600,160 65,347,670
Thay đổi nợ phải trả 50,159,395 33,875,554 37,637,805 42,289,471 47,217,413 52,535,601 65,278,458
Thay đổi vốn chủ sở
hữu 9,300 129,658 52,517 56,235 60,242 64,559 69,212
Ngân lưu Vốn chủ sở
hữu 69,555 68,455 150,883 155,948 165,600 181,074 176,499 176,499
Hệ số chiết khấu 0.896 0.803 0.719 0.644 0.577 0.517
Giá trị hiện tại
FCFE 61,324 121,086 112,114 106,652 104,469 91,223
Tổng giá trị hiện tại của dòng ngân lưu tự do
596,868
Giá trị còn lại cuối kỳ
dự báo (TV) 8,086,749
Tổng giá trị hiện tại
của Vốn chủ sở hữu 8,683,616
Số lượng cổ phiếu
đang lưu hành 1,429,480,100 CP
Giá cổ phiếu ước tính 6,075 đồng
Giá trị định giá sau hợp nhất của SCB được xác định bằng 8,683,616,480,578 đồng. Ứng với số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1,429,480,100 cổ phiếu, giá trị mỗi cổ
phiếu ước tính là 6,075 đồng.
Ở thời điểm định giá (09/2017), thị trường OTC chào bán cổ phiếu SCB ở mức 5,800 – 6,100 đồng/CP. Do đó, theo nhận định của tác giả, giá trị chào bán này là phù hợp với giá trị thực tế của SCB.
2.5 Xác định giá trị gia tăng cộng hưởng Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất 2.5.1 Định giá ba Ngân hàng trước hợp nhất 2.5.1 Định giá ba Ngân hàng trước hợp nhất
Căn cứ vào các dữ liệu được công bố tại Đề án hợp nhất, Hợp đồng hợp nhất ba Ngân hàng TMCP Sài Gịn, TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và TMCP Đệ Nhất; cùng với các chỉ
số đã được tính tốn trước hợp nhất, số liệu thị trường…để xác định lại giá trị của ba Ngân hàng trước hợp nhất theo phương pháp định giá P/E.
BẢNG 2.28 ĐỊNH GIÁ BA NGÂN HÀNG TRƯỚC HỢP NHẤT NĂM 2010 THEO PHƯƠNG PHÁP P/E
ĐVT: đồng
Khoản mục SCB TNB FCB
EPS 672 1,135 868
Số lượng cổ phiếu 418,479,500 339,901,810 200,000,000
Giá cổ phiếu 5,712 9,648 7,378
P/E ( Đề án Hợp nhất và Báo cáo ngành Ngân hàng 2010 của VCBS) 8.5
GIÁ TRỊ 2,390,354,904,000 3,279,202,711,975 1,475,600,000,000 7,145,157,615,975
2.5.2 Giá trị gia tăng cộng hưởng Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất
Giá trị gia tăng cộng hưởng = VSCB sau hợp nhất - (VSCB trước hợp nhất + VTNB + VFCB)
= 8,683,616,480,578 – (2,390,354,904,000 + 3,279,202,711,975 + 1,475,600,000,000)
TÓM TẮT CHƯƠNG 02
Những thực trạng tổng quan của ngành và của SCB là cơ sở để thiết lập những giả định, các chỉ số dự báo và ứng dụng các mơ hình lý thuyết để định giá SCB. Kết quả từ chương 03, có thể thấy được giá trị của SCB sau tiến trình hợp nhất theo phương pháp FCFE đạt hơn 8.683 tỷ đồng, ứng với số lượng cổ phiếu hơn 1.429 triệu cổ phần đang lưu hành tại thị trường OTC, giá trị 1 CP tương đương 6.075 đồng. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng phương pháp P/E để định giá các Ngân hàng SCB, TNB và FCB trước hợp nhất làm cơ sở so sánh và tính tốn phần giá trị cộng hưởng gia tăng. Giá trị của các Ngân hàng này lần lượt được xác định bằng 2.390 tỷ đồng, 3.279 tỷ đồng và 1.476 tỷ đồng với tổng mức giá trị 7.145 tỷ đồng.
Từ kết quả định giá các Ngân hàng có thể xác định được Giá trị gia tăng cộng hưởng của SCB sau hợp nhất đạt là 1.538 tỷ đồng.
Căn cứ tình hình hoạt động thực tế của SCB, các số liệu tính tốn, phân tích được và ý kiến chủ quan của tác giả, giá trị gia tăng cộng hưởng này tương đối phù hợp. Giá trị này được tạo thành thông qua các yếu tố tạo giá trị gia tăng cộng hưởng được trình bày ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 03: GIẢI PHÁP GIA TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỘNG HƯỞNG SAU HỢP NHẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
3.1 Định hướng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiếp tục thực hiện mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020 kết hợp những đánh giá triển vọng và tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và kết quả hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2012-2016, SCB xác định mục tiêu “hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020, nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, nâng cao chất lượng bán hàng theo hướng tăng thu ngoài lãi và phát triển khách hàng mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tiếp cận phương thức quản trị rủi ro theo định hướng Basel II”. Cụ thể:
(1) Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu tài chính theo hướng phát triển ổn định và bền vững giai đoạn 2017-2020.
(2) Về mơ hình phát triển, tổ chức bộ máy, mạng lưới và lao động.
Tiếp tục rà sốt cơ cấu tổ chức – nhân sự, hồn thiện và chuẩn hóa mơ hình cơ cấu tổ chức hiện đại, phù hợp với chiến lược kinh doanh và hiệu quả cao hơn. Nâng cao hiệu suất lao động, phát triển đội ngũ nhân sự giỏi, năng động, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh doanh cho giai đoạn phát triển, chiến lược kinh doanh. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo cấp cao, cấp trung và đội ngũ bán hàng.
Nâng cao chuẩn chất lượng nhân sự tuyển dụng mới, quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển đội ngũ nhân sự cấp cao hiện tại.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công cụ, phương pháp đánh giá sự đóng góp của đội ngũ nhân sự Front-Middle-Back, theo đó, sự đóng góp của mỗi nhân viên đối với sự phát triển của Đơn vị nói riêng và tồn SCB được ghi nhận một cách xứng đáng, giúp người lao động an tâm công tác.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các Công ty con, tiếp tục thực hiện việc mở rộng mạng lưới tại các tỉnh, thành phố mà hiện nay chưa có sự hiện diện của SCB trên địa bàn.
Nâng tầm hoạt động quản trị tài chính được xác định là một trong những trọng tâm trong công tác quản trị điều hành của SCB trong giai đoạn 2017-2020. Với quy mô ngày càng lớn, các mảng hoạt động Ngân hàng ngày càng rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và các yêu cầu của cơ quan quản lý ngày càng cao địi hỏi SCB phải khơng ngừng cải tiến, nâng cao khả năng quản trị của mình, đặc biệt là quản trị tài chính.
(4) Về hoạt động kinh doanh của SCB Đối với lĩnh vực vốn, tín dụng, đầu tư:
- Hồn tất việc thực hiện phương án tăng quy mơ vốn điều lệ sau khi có được sự phê duyệt của NHNN.
- Tăng cường tiếp xúc và thu hút nguồn vốn dài hạn từ đầu tư nước ngồi, góp phần tăng vốn cấp 2 của Ngân hàng và giảm giá vốn đầu vào.
- Tăng trưởng tín dụng chất lượng, hiệu quả, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hợp lý tuân thủ chủ trương, quy định của NHNN.
- Đảm bảo và kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC. - Duy trì, phát triển huy động vốn bằng việc triển khai nhiều các sản phẩm,
chính sách huy động giúp thu hút nguồn vốn nhàn rổi từ dân cư, tái cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo hướng bền vững, cải thiện các tỷ lệ an toàn hoạt động.
Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác:
- Chủ trương đa dạng hóa và tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ, loại hình hoạt động Ngân hàng hiện đại.
- Tăng cường các giải pháp giúp tăng thị phần về các dịch vụ thanh toán và thị phần về Khách hàng.
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên cơ cở phần mềm công nghệ quản lý Ngân hàng hiện đại.
(5) Đối với vấn đề quản trị rủi ro và hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin Quản trị rủi ro:
- Nâng cao năng lực, vai trò quản lý rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực.
- Chú trọng duy trì, đảm bảo các tỷ lệ, hệ số an toàn trong hoạt động theo quy định của NHNN.
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu quản trị rủi ro, triển khai áp dụng các nguyên tắc/ chuẩn mực của Basael II vào công tác quản lý rủi ro theo lộ trình.
- Hồn thiện hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp, phù hợp với nguyên tác, chuẩn mực quốc tế, tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.
- Rà sốt và hồn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ, các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thống nhất và hiệu quả.
Hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin:
- Tăng cường tính an tồn, bảo mật trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là mảng thẻ và Ngân hàng điện tử; nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm/ dịch vụ của SCB; tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển kinh doanh, chăm sóc khách hàng và hệ thống báo cáo quản trị. (6) Về mối quan hệ với đối tác, các cổ đông và nhà đầu tư:
Mở rộng, gia tăng mối quan hệ với các đối tác trên thị trường, hợp tác trên cơ sở cùng có lợi nhằm nâng cao năng lực quản trị, khả năng cạnh tranh và chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Tích cực và chủ động hơn nữa trong quan hệ và duy trì cơ chế thơng tin đối với cổ đơng, nhà đầu tư.
3.2 Các giá trị gia tăng cộng hưởng sau hợp nhất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.2.1 Giá trị gia tăng cộng hưởng hoạt động 3.2.1 Giá trị gia tăng cộng hưởng hoạt động
3.2.1.1 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Sức mạnh tạo ra từ hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô tức là khả năng gia tăng rất nhiều lần về thành phẩm, sản lượng đầu ra của một Ngân hàng đối với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay sự gia tăng của bất kỳ danh mục sản phẩm, dịch vụ nào cũng sẽ khơng khiến cho chi phí của Ngân hàng tăng lên nếu biết cách tận dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có. Trong thời đại cơng nghệ thông tin lan tỏa mạnh mẽ và hoạt động phân phối sâu rộng như hiện nay, đặc biệt ở một ngành có chi phí cố định cao như Tài chính - Ngân hàng thì hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng nhất định. Cũng cần nhận định rằng, sự gia tăng quá mức chi phí quản lý hay sự trùng lặp về điều hành, những tồn tại của các chi nhánh, phòng giao dịch và các chi phí khác vẫn sẽ ln hiện hữu đối với các NHTM có quy mơ lớn…trong hiệu ứng đạt được từ lợi thế kinh tế quy mơ. Do đó, hiệu ứng lợi ích kinh tế nhờ quy mơ cần được tận dụng để mang lại giá trị, phát huy hiệu quả về tài chính và gia tăng lợi ích cho các cổ đông, nếu không, những hiệu quả này sẽ bị triệt tiêu và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng.
Năm 2016, kết quả quy mô của SCB sau 5 năm kể từ thời điểm hợp nhất đã ghi nhận được những giá trị tích cực.
Sau hợp nhất, quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn xếp vào nhóm 04 Ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn trong 14 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TP.HCM. Vào thời điểm 01/01/2012, một vài số liệu hoạt động nổi bật của Ngân hàng TMCP Sài Gòn như sau:
BẢNG 3.1 TÓM TẮT SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRƯỚC VÀ SAU HỢP NHẤT SCB TNB FCB SCB sau hợp nhất Ngày thành lập 06/06/1992 22/08/1992 27/04/1993 01/01/2012 Tổng tài sản 80.914 49.683 16.651 144.814 Vốn điều lệ 4.185 3.399 3.000 10.584 Huy động TT1 39.215 31.693 8.414 78.609 Cho vay 43.747 18.549 3.774 66.070 Mạng lưới 117 85 28 230
Lợi nhuận sau thuế 58 130 106 294
Nhân sự 2.353 1.173 624 4.150
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Sau quá trình tái cơ cấu 2012-2016, Tổng tài sản của SCB cuối năm 2016 đạt 361.682 tỷ đồng, tăng 50.169 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,10% so với cuối năm 2015. Tăng trưởng về quy mô qua các năm tương đối ổn định, đây là minh chứng thuyết phục cho định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng, sự tin tưởng của Khách hàng và sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, NHNN trong tiến trình phát triển của SCB.
Đến thời điểm hiện tại, năm 2016, đánh dấu sự lớn mạnh thật sự của SCB, trở thành Ngân hàng có quy mơ tài sản lớn thứ 05 trong toàn hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam. Vốn tự có
Giá trị gia tăng cộng hưởng tạo lợi thế quy mô đầu tiên phải kể đến đó là sự gia tăng của nguồn vốn tự có. Đến cuối năm 2016, vốn tự có của SCB đạt 22.660 tỷ đồng (vốn tự có cấp 1 đạt 14.256 tỷ đồng và vốn tự có cấp 2 đạt 8.404 tỷ đồng), tăng 6.000 tỷ