2.3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.3.1 Ba Ngân hàng trước hợp nhất (thời điểm quý 3/2011)
2.3.1.1 Quy mô và thị phần
Ở thời điểm trước khi hợp nhất, quy mô tổng tài sản của SCB ở mức tương đối lớn so với 42 NHTM của Việt Nam tại thời điểm đó. Đến quý 3/2011, tổng tài sản SCB đạt 77.985 tỷ đồng, trong khi đó, TNB có tổng tài sản là 58.939 tỷ đồng và FCB có tổng tài sản 17.105 tỷ đồng. Giá trị tổng tài sản cả ba Ngân hàng SCB, TNB và FCB ở quý 3/2011 đạt đến 154.029 tỷ đồng.
ĐỒ THỊ 2.4 QUY MÔ TÀI SẢN 3 NGÂN HÀNG TRƯỚC HỢP NHẤT THỜI ĐIỂM QUÝ 3/2011
Nguồn: Báo cáo tài chính 3 Ngân hàng TMCP Quý 3/2011
- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2012 2013 2014 2015 2016 Cá nhân 69,079 72,025 108,020 127,283 135,122 Tổ chức 19,076 16,979 25,973 43,179 87,061 tỷ đồ ng 77,985,155 triệu đồng 58,939,445 triệu đồng 17,104,867 triệu đồng SCB TNB FCB
Tuy nhiên, cần phải nhìn thấy rằng, nếu chỉ xét tính về thị phần huy động vốn từ khách hàng và tín dụng – cho vay khách hàng thì cả ba SCB, TNB, FCB đều có tỷ trọng ở mức khá thấp. Thời điểm cuối năm 2010, thống kê cho thấy, nhóm 12 NHTM có quy mơ tài sản lớn ở Việt Nam có thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 69,64% và thị phần cho vay khách hàng chiếm 67,61%, trong khi đó, tỷ lệ huy động vốn ở SCB, TNB và FCB lần lượt là 1,59%, 1,15% và 0,12%, song song đó, tỷ lệ tín dụng của ba Ngân hàng trên lần lượt là 1,48%, 1,17% và 0,12% . Theo đó, xét về thị phần tiền gửi khách hàng, SCB xếp vị trí 13, TNB vị trí 17; thị phần cho vay khách hàng SCB đứng thứ 12, TNB ở vị trí 15; trong khi đó ở cả hai thị phần này, FCB đều ở vị trí thấp nhất. Do đó, nếu chỉ tính về thứ bậc vị trí, SCB và TNB đứng ở vị trí khá cao, song do tính tập trung cao của thị trường NHTM tại Việt Nam nên 2/3 thị phần tiền gửi và cho vay rơi vào 1/4 số lượng NHTM ở cả hệ thống. Khi xét tổng thị phần huy đồng của cả SCB, TNB và FCB, giá trị này đạt 2,86%, đồng thời thị phần cho vay đạt 2,77%; kết quả này sẽ làm tăng vị trí của cả ba Ngân hàng lên thứ 9 về thị phần tiền gửi khách hàng và thứ 8 ở thị phần cho vay trong toàn hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Mặt khác, nếu xét về thị phần tiền gửi Khách hàng và Cho vay khách hàng, không chỉ SCB, TNB và FCB mà còn khá nhiều Ngân hàng khác cũng nằm trong tình trạng quy mơn vốn tương đối tuy nhiên tình hình huy động và cho vay khá hạn chế, nguyên nhân là do tại thời điểm này, các NHTM tiến hành điều chỉnh gia tăng vốn nhằm đáp ứng đúng yêu cầu Nghị định số 141 về quy định vốn điều lệ tối thiểu đối với NHTM, không bắt nguồn từ nhu cầu thực tế để mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần.
2.3.1.2 Huy động tiền gửi và cho vay khách hàng
Hai khoản mục then chốt và đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của bất kỳ một NHTM nào là tiền gửi và cho vay khách hàng. Những thay đổi của hai khoản mục này sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoạt động của Ngân hàng.
Trước hợp nhất, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của Khách hàng tại SCB được duy trì ở mức ổn định, căn cứ báo cáo tài chính SCB, khoản mục này trong năm 2009-2010 đạt 16.63%/năm. Song song đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi Khách hàng tại TNB ở mức
- 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 2008 2009 2010 tr iệ u đồ ng SCB TNB FCB
khá cao trong năm 2010 là 284.60% và 212.32% trong năm 2009. Đáng kể hơn khi tốc tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng tại FCB lên đến gần 394.89% trong năm 2010, năm 2009 có sự sụt giảm gần 31.64% trong khoản mục này.
ĐỒ THỊ 2.5 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG 3 NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
BẢNG 2.3 KHOẢN MỤC TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG BA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 Tiền gửi Khách hàng 2008 2009 2010 2008-2009 2009-2010 SCB 22,969,094 30,113,315 35,121,557 31.10% 16.63% TNB 2,126,713 6,642,225 25,546,044 212.32% 284.60% FCB 790,707 540,493 2,674,825 -31.64% 394.89%
Nguồn: Báo cáo Tài chính ba Ngân hàng TMCP 2008-2010
Có thể thấy sự tăng trưởng không ổn định tại khoản mục cho vay khách hàng ở cả ba Ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng cho vay Khách hàng của TNB lên đến hơn 172.06% so với năm 2009. Mức độ tăng trưởng cho vay khách hàng đối với FCB trong năm 2010 cũng đạt ở mức khá cao trên 138.04% so với năm trước. Trong khi đó, mức tăng trưởng về huy động vốn và cho vay mất cân đối ở SCB, cho thấy đây là một dấu hiệu về sự tăng trưởng thiếu bền vững của SCB; hơn nữa, mức tăng trưởng nóng của TNB và FCB cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng tín dụng nếu khơng được quản lý tốt.
ĐỒ THỊ 2.6 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHO VAY KHÁCH HÀNG 3 NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
BẢNG 2.4 KHOẢN MỤC CHO VAY KHÁCH HÀNG 3 NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 Cho vay Khách hàng 2008 2009 2010 2008-2009 2009-2010 SCB 23,100,713 30,969,115 32,409,048 34.06% 4.65% TNB 3,905,571 9,554,298 25,993,284 144.63% 172.06% FCB 819,373 1,135,805 2,703,701 38.62% 138.04%
Nguồn: Báo cáo tài chính 3 Ngân hàng TMCP 2008-2010
2.3.1.3 Hoạt động kinh doanh
Xét về cơ cấu thu nhập, hoạt động kinh doanh quan trọng cốt lõi tạo ra nguồn thu chủ yếu của ba Ngân hàng là huy động vốn và cho vay, tuy nhiên, theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cả SCB, TNB và FCB, giai đoạn trước 2011 là thời điểm hợp nhất đã có những biến động nhất định.
BẢNG 2.5 TÓM TẮT KẾT QUẢ THU NHẬP NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008-2010
Khoản mục
SCB
2008 2009 2010
triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % Thu nhập lãi thuần 1,017,846 82.93 832,718 78.08 461,039 30.39 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ 148,920 12.13 38,448 3.60 1,046,985 69.02 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 2008 2009 2010 tr iệ u đồ ng SCB TNB FCB
Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối 57,306 4.67 139,215 13.05 27,718 1.83 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh (35,508) -2.89 38,621 3.62 132 0.01 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư - 0.00 4,428 0.42 (52,399) -3.45 Lãi thuần từ hoạt động khác 34,332 2.80 12,053 1.13 26,545 1.75 Thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần 4,415 0.36 1,043 0.10 6,858 0.45
TỔNG THU NHẬP HOẠT
ĐỘNG 1,227,311 100.00 1,066,526 100.00 1,516,878 100.00
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2008-2010
Giai đoạn năm 2008-2009, thu nhập từ lãi thuần của SCB dao động từ 78% đến 82% trong tổng thu nhập hoạt động. Đến năm 2010, thu nhập từ lãi thuần chỉ đóng góp 30% tổng thu nhập, trong khi thu nhập đến từ hoạt động dịch vụ đóng góp đến 69%. Năm 2009, bên cạnh thu nhập lãi thuần, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang lại hơn 13% tổng thu nhập.
BẢNG 2.6 TÓM TẮT KẾT QUẢ THU NHẬP NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA GIAI ĐOẠN 2008-2010
Khoản mục
TNB
2008 2009 2010
triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % Thu nhập lãi thuần 78,956 85.06 410,308 94.46 1,021,280 107.07 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ (123) -0.13 7,077 1.63 4,808 0.50 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối (630) -0.68 (9,920) -2.28 (110,972) -11.63 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh - 0.00 (156) -0.04 98,249 10.30 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư - 0.00 - 0.00 - 0.00 Lãi thuần từ hoạt động khác 12,236 13.18 23,560 5.42 (62,244) -6.53 Thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần 2,387 2.57 3,515 0.81 2,710 0.28
TỔNG THU NHẬP
HOẠT ĐỘNG 92,826 100.00 434,384 100.00 953,831 100.00
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa 2008-2010
Thu nhập từ tiền gửi và cho vay khách hàng của TNB chiếm từ gần 85% đến 107% trong giai đoạn 2008-2010. Bên cạnh đó, trong thu nhập hoạt động giai đoạn 2008-
2010, mảng hoạt động dịch vụ đã gần như không mang lại thu nhập cho TNB và chỉ mang lại thu nhập cho TNB trong 3 quý đầu năm 2011 (chiếm tới 17% thu nhập).
BẢNG 2.7 TÓM TẮT KẾT QUẢ THU NHẬP NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT GIAI ĐOẠN 2008-2010
Khoản mục
FCB
2008 2009 2010
triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % Thu nhập lãi thuần 103,212 95.88 113,545 94.80 106,369 48.24 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ 4,071 3.78 (131) -0.11 191 0.09 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối (2,559) -2.38 1,110 0.93 1,670 0.76 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh - 0.00 - 0.00 92,812 42.09 Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư - 0.00 - 0.00 - 0.00 Lãi thuần từ hoạt động
khác 1,176 1.09 4,286 3.58 6,241 2.83 Thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần 1,745 1.62 958 0.80 13,220 6.00
TỔNG THU NHẬP
HOẠT ĐỘNG 107,645 100.00 119,768 100.00 220,503 100.00
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đệ Nhất 2008-2010
Đối với FCB, thu nhập từ lãi thuần giảm mạnh từ 95.88% ở năm 2008 và 94.80% ở năm 2009 xuống chỉ còn 48.24% vào năm 2010. Trong khi, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh chiếm đến 42.09% tổng thu nhập năm 2010. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng mang lại khoản thu đáng kể trong năm 2010 cho FCB.
2.3.1.4 Đánh giá hiệu quả
Xét về mặt hiệu quả hoạt động, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của SCB, TNB và FCB trong năm 2010 lần lượt là 6,05%, 10,26% và 6,69% (1) đều thấp hơn so với suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình qn của ngành Ngân hàng cơng bố 12,31%. So sánh với những NHTM có thời điểm thành lập vào đầu những năm 90 và giá trị vốn điều lệ đến quý 3/2011 ở mức tương đương thì cả ba Ngân hàng đều cho thấy sự yếu kém về hiệu quả hoạt động, thua xa những Ngân hàng bạn như Sài Gịn Cơng Thương (SGB) 29,13%, Phương Nam (PNB) 12,87%, Phương Đông (OCB) 11,13% và Đông Á
1
(EAB) 14,95%; giá trị này chỉ cao hơn tương đối ở một số Ngân hàng như Gia Định (GDB) 3,55% và Bắc Á (NAS) là 4,59%.
Tuy nhiên, xét về suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) thì FCB có ROA bằng 2,94% đứng ở vị trí thứ 2 tồn hệ thống, cao hơn trung bình tồn ngành là 1,72%. Riêng với TNB có ROA bằng 1.65% đứng ở vị trí thứ 23 và và SCB có ROA bằng 0.78% xếp vị trí thứ 38 trong số 42 NHTM tại thời điểm đó.
Trong cả 3 Ngân hàng SCB, TNB và FCB, TNB có hệ số ROE cao nhất. Nhưng cũng lưu ý, xét cả giai đoạn 2006-2008 thì chỉ số này năm 2006 là 15.1%, năm 2008 là 16.5% ở SCB mang lại hiệu quả hơn TNB; trong khi hệ số này của TNB chỉ là 0,2% và 2,9%. Sau đó thời gian trên, ROE của TNB có mức gia tăng đáng kể từ 2009-2011, giá trị này lần lượt là 5.3% năm 2009; 10.26% năm 2010 và 11.3% ở 3 quý đầu năm; trong khi suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của SCB lại giảm nhẹ từ 6,9% năm 2009 xuống 6,05% năm 2010; ROE của FCB cũng có xu hướng suy giảm từ 8,57% năm 2008 xuống 6,06% năm 2009 và tăng trở lại 6,69% năm 2010.
Hệ số suất sinh lợi trên tài sản năm 2010 của FCB nằm vị trí tương đối cao so với ngành nhưng xét qua các giai đoạn, ROA của FCB có xu hướng giảm sút với tỷ lệ 3,91% năm 2008, 4,01% năm 2009. SCB cũng vấp phải tình trạng khá giống FCB về suất sinh lời trên tài sản, khi giảm một nửa từ mức trung bình 1,1% năm 2006–2008 xuống 0,55% năm 2009-2011. ROA của Ngân hàng TNB có vẻ ít ổn định, trồi sụt từ 1,2% năm 2007 xuống 0,3% năm 2008, lên lại 1,2% năm 2009 rồi giảm xuống 0,8% năm 2010. Việc FCB có ROA cao nhưng ROE lại thấp cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Ngân hàng này khá cao.
2.3.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất
BẢNG 2.8 TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN GIAI ĐOẠN 2012-2016
S T T Khoản mục 01/01/2012 31/12/2015 31/12/2016 2012-2016 2015-2016 tỷ đồng % tỷ đồng % 1 Tổng tài sản 144,814 311,514 361,682 216,868 20.09 50,169 16.10 2 Cho vay Khách hàng 64,419 169,228 220,072 155,653 27.85 50,843 30.04 Cho vay khách hàng 66,070 170,462 222,183 156,113 27.75 51,721 30.34 Dự phòng rủi ro (1,651) (1,233) (2,112) (461) 5.04 878 71.19 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 12.84% 16.60% 0.79% -12.05% -0.87% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 7.25% 3.40% 0.68% -6.57% 0.34% 3 Góp vốn và đầu tư 14,527 68,669 64,436 49,909 34.71 (4,233) -6.17 4 Huy động thị trường 1 77,965 256,984 301,662 223,697 31.08 44,678 17.39
5 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 10 - - (10) -100 -
6 Huy động thị trường 2 33,899 23,208 29,902 (3,997) -2.48 6,694 28.85
7 Vay NHNN 18,134 8,895 5,633 (12,501) -20.58 (3,262) -36.67
8 Vốn điều lệ 10,584 14,295 14,295 3,711 6.20 - 0.00
9 Lợi nhuận trước thuế 111 136 136 25 22.72
10 ROA 0.03% 0.02%
11 ROE 0.56% 0.51%
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2012-2016; Văn kiện Đại HĐCĐ thường niên 2016
2.3.2.1 Tài sản
Đến thời điểm 31/12/2016, giá trị tài sản của SCB đã đạt 361.682 tỷ đồng, tăng 216.868 tỷ đồng so với thời điểm mới hợp nhất 01/01/2012 và tăng 50.169 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16.1% so với năm 2015. Tính trung bình giai đoạn 2012-2016, tổng tài sản SCB tăng trưởng bình quân ở mức 20% mỗi năm và đến cuối năm 2016, SCB trở thành Ngân hàng TMCP có quy mơ tài sản lớn 05 trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam. Tăng trưởng tổng tài sản của SCB giai đoạn 2012-2016 chủ yếu đến từ hoạt động Cho vay khách hàng và các khoản đầu tư, tăng lần lượt 156.113 tỷ đồng và 49.908 tỷ đồng. Hoạt động Cho vay khách hàng:
Tính đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay của SCB đạt 222.183 tỷ đồng, tăng 156.113 tỷ đồng so với đầu năm 2012 và tăng 51.721 tỷ đồng so với cuối năm 2015.
Với những chính sách đúng đắn, định hướng phát triển tín dụng mới, SCB đã từng bước đa dạng hóa danh mục tín dụng, từ đó gia tăng thu nhập lãi thuần, cơ cấu tài sản theo hướng an toàn và hiệu quả, nâng tỷ trọng tài sản có sinh lời trong cơ cấu bảng cân đối kế tốn. Ngồi ra, SCB cũng từng bước mở rộng thị phần cho vay ở cả phân khúc Khách hàng cá nhân lẫn Khách hàng doanh nghiệp, tập trung chủ yếu cho các khoản cho vay ngắn hạn, cho vay sản xuất kinh doanh và tài trợ xuất nhập khẩu nhằm đẩy mạnh bán chéo sản phẩm.
Giai đoạn 2012-2016 đã đánh dấu những nỗ lực của SCB trong công tác xử lý, thu hồi nợ và kiểm sốt chất lượng tín dụng thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định, giám sát và tn thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng. Nhờ đó, SCB đã đưa tỷ lệ nợ xấu giảm từ 7.25% thời điểm 01/01/2012 xuống vòn 0.68% vào cuối năm 2016.
Hoạt động Đầu tư và góp vốn:
Danh mục đầu tư của SCB đến cuối năm 2016 đạt 64.436 tỷ đồng, tăng 49.908 tỷ đồng so với thời điểm 01/01/2012 và giảm 4.233 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Tăng trưởng đầu tư trong giai đoạn 2012-2016 chủ yếu tăng danh mục trái phiếu chính phủ nhằm mục đích kinh doanh và dự trữ thanh khoản. Ngoài ra, SCB cũng chủ động gia tăng chứng khoán nợ TCTD và từng bước tất toán các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán vốn TCTK và TCTD. Danh mục đầu tư của SCB đến thời điểm 31/12/2016 bao gồm: