1 Cực kỳ 2 Hoàn toàn 3 Không 4 Hoàn toàn 5 Cực kỳ
3.3.5. Hoàn thiện tổ chức ngân quỹ cho phát triển chiến lược kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp ngành may Việt Nam
doanh thương mại ở các doanh nghiệp ngành may Việt Nam
Các DN cần tạo lập một ngân quỹ hoạt động thỏa đáng cho phát triển CLKDTM ở DN và cơ sở TM trực thuộc. Đây là một trong những quyết định QTCL khó khăn của các DN ngành may trong lý thuyết cũng như trên thực tế, khơng có cơng thức hay một quy định nào cho việc xác định ngân quỹ hoạt động phát triển CLKDTM của DN. Về nguyên lý, có thể sử dụng 4 phương pháp thông dụng sau: Phương pháp tùy khả năng, phần trăm trên doanh số, ngang bằng cạnh tranh và phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế và phù hợp trong những điều kiện nhất định. Theo chúng tôi, để hoạch định ngân quỹ phát triển CLKDTM, DN sử dụng phương pháp phần trăm trên doanh số, cịn trong phân bổ ngân quỹ cho các chương trình và cơng cụ marketing TM thì phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ là thích hợp nhất, bởi vì nó phù hợp với quy định hiện hành về chi phí hợp lý, hợp lệ được chi, và buộc các nhà quản lý phải giải trình rõ mối liên quan giữa số tiền chi ra; hiệu lực tác động và hiệu quả do các hoạt động phát triển CL đem lại, do vậy nó có sức thuyết phục và hiện thực hơn. Ở tầm mức cơ sở/ chi nhánh TM trực thuộc, phương pháp phần trăm trên doanh số là thích hợp và tỷ lệ này tùy theo quy mô cơ sở, loại hình và lĩnh vực bán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ 1,0 - 1,5% doanh số bán. Những ước lượng sơ bộ cho thấy, ở tầm mức DN, ngân quỹ bình quân/năm cần thiết dành cho phát triển CLKDTM của toàn bộ DN phải đạt 12 -16% tổng doanh số bán là phù hợp và đảm bảo hiệu lực đồng bộ cho các hoạt động phát triển CLKDTM của DN.