1 Cực kỳ 2 Hoàn toàn 3 Không 4 Hoàn toàn 5 Cực kỳ
3.4.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý Luật Doanh nghiệp 2005 cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần nói riêng và ngành may nói chung
các doanh nghiệp nhà nước cổ phần nói riêng và ngành may nói chung
Từ 1/7/2010 các DNNNCP hoạt động theo Luật DN 2005, bởi vậy đối với các DNNNCP một mặt càng phân định rõ quyền sở hữu và kiểm
soát vốn chi phối của Nhà nước với quyền tự chủ, tự quyết và tựu chịu trách nhiệm trong các hoạt động KD của bộ máy QTDN. Mặt khác, cần đảm bảo quyền cạnh tranh bình đẳng và năng động giữa các DNNNCP với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế theo Luật DN 2005. Điều này đỏi hỏi phải rà soát các văn bản quản lý Nhà nước theo Luật DNNN để vô hiệu lực các văn bản pháp lý cũ khơng cịn phù hợp và xây dựng hệ thống văn bản pháp lý mới phù hợp và thống nhất với Luật DN 2005 cho các DNNNCP để DN đảm bảo một năng lực pháp lý minh bạch, bình đẳng của một chủ thể tham gia KD, đảm bảo sự linh hoạt trong ứng xử thị trường, nghiêm cấm thực thi các hình thức cạnh tranh không hợp thức, phi TM, bình đẳng và có biện pháp hỗ trợ phù hợp thơng lệ quốc tế cho DN Việt Nam nói chung và DNNNCP nói riêng trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cụ thể:
Một là: Cải cách cơ chế quản lý tài chính tại DNNN sau CPH, lấy
hiệu quả KD trên vốn làm trọng tâm, chứ không phải theo nguyên tắc bảo toàn vốn.
Hai là: Làm rõ quyền tài sản trong DN. Nhất là quyền sở hữu và
quyền sử dụng, theo đó, cần quy định rõ quyền kiểm sốt tài sản của chủ sở hữu với quyền tự chủ gắn với trách nhiệm và lợi ích của lãnh đạo và người lao động tại DN trên cơ sở hiệu quả.
Ba là: Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách để tuyển chọn được
lãnh đạo DNNNCP giỏi (đây vẫn là khâu ách tắc nhất hiện nay) sao cho người có tài, có đức, có chun mơn có “đất” để “dụng võ” thể hiện tài năng làm lợi cho DN, cho Nhà nước và cá nhân.
Bốn là: Nghiên cứu sửa quy chế thực hiện dân chủ, phù hợp với
DNNNCP.
Năm là: Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, trong đó đẩy nhanh
quá trình phát triển thị trường dịch vụ tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản.
Sáu là: Cải cách hành chính hướng tới mục tiêu phục vụ DN. Trong
đó yếu tố rất quan trọng là cải cách hành chính khơng chỉ ở khâu Nhà nước, mà cả hệ thống Đảng, Đoàn thể chính trị xã hội trong các cấp bộ thuộc ngành, thuộc địa phương.
Bảy là: Làm rõ và phù hợp hơn cơ chế quan hệ Đảng lãnh đạo trong
DNNNCP, Nhà nước quản lý với DNNNCP, DNNNCP với người lao động tại DN. Với tư cách là cổ đông lớn (> 50% vốn), thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát tài sản của Nhà nước tại DN và tạo môi trường pháp lý để DN kinh doanh hiệu quả theo định hướng của Nhà nước, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng “điều hành DN”.