Xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa thương mại của mỗi doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 98)

1 Cực kỳ 2 Hoàn toàn 3 Không 4 Hoàn toàn 5 Cực kỳ

3.3.6. Xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa thương mại của mỗi doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp ngành may Việt Nam

doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Là một giải pháp có ý nghĩa cấp thiết để phát triển năng lực cạnh tranh bền vững và chuẩn bị tốt cho việc đáp ứng các phát triển CLKDTM trong bối cảnh hội nhập sâu thị trường dịch vụ phân phối và ứng phó với tính bất định của mơi trường KD thay đổị Ở đây, văn hóa TM của một DN được hiểu là tổng hợp những thành tựu, những giá trị mới, hiện đại đặc sắc nhất về KD - quản trị - công nghệ trong lĩnh vực KDTM mà DN tổ chức, vận dụng nhằm mục đích thỏa mãn tốt nhất nhu cầu mua sắm và tiêu dùng có văn hóa của tập khách hàng trên thị trường mục tiêu của mình. Đối với các nhóm hàng may mặc đặc biệt là may thời trang,

tác giả đề xuất trong giải pháp này cần tập trung xây dựng và phát huy các yếu tố tạo lập nên bản sắc văn hóa TM của các DN ngành may nước ta như sau:

Một là, bản sắc văn hóa về mặt hàng TM của DN: Đảm bảo tính ổn

định và phát triển mỗi SBU nhóm hàng có thiết kế mẫu mốt, phong cách thời trang Việt, cơ cấu mặt hàng phong phú, thường xun, thích ứng với hình thức tổ chức và kỹ thuật bán, đảm bảo tính hồn chỉnh và khác biệt hóa của phối thức sản phẩm may, phát triển chất lượng và giá trị thương hiệu sản phẩm, tương quan chất lượng/giá, về bao gói và ghi nhãn sản phẩm và niêm yết giá mặt hàng đúng quy định, phát triển có hiệu quả mặt hàng mới phù hợp với giá trị tăng cao cung ứng cho khách hàng.

Hai là, bản sắc văn hóa về đạo đức và tín nhiệm TM: DN và các cơ

sở TM trực thuộc trở thành những chuẩn mực không chỉ loại trừ hàng rởm, hàng giả, hàng kém chất lượng mà còn cả về loại bỏ hành vi gian lận TM tinh vi nhưng khá phổ biến trên thị trường hàng may thời trang. Đạo đức TM trước hết thể hiện ở triết lý khách hàng trong CLKDTM, nghĩa là ở sự quan tâm chân thực, tổ chức chu đáo, dịch vụ tận tình đối với khách hàng chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu đạo đức chung về “khách hàng là thượng đế”. Vấn đề then chốt ở đây chính là thực hành nghiêm chỉnh và có bài bản quy trình phát triển CLKDTM để hiểu biết khách hàng tốt đến mức cái có của DN là cái cần thực sự của khách hàng,

để thực hành cơ chế marketing “kéo” cầu thị trường và khách hàng về các cơ sở, các thử nghiệm sản phẩm của DN, để khắc phục những khiếu nại phàn nàn của khách hàng với marketing tiêu thụ và nâng cao hiệu suất quy trình phát triển CL bán hàng. Chính vì vậy, chúng tơi đề nghị các DN cần quán triệt và thể hiện công thức CNC (Chân thực, Nhanh chóng, Chu đáo) này vào biểu tượng và in trên trang phục công tác cho các nhân sự marketing TM, nhất là trang phục của các ĐDBH và các nhân viên bán hàng, lấy đây là một trong những nét bản sắc, nổi trội của DN ngành may VN thay cho công thức SSS (Tươi cười - Smile, Nhanh chóng - Speed, Chân thành - Sincere) của DN Nhật Bản.

Ba là, bản sắc văn hóa về kỹ thuật và công nghệ TM: Đây là một yêu

cầu có liên quan chặt chẽ với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành may nói chung. Trước mắt, các DN ngành may phải tận dụng triệt để ưu thế địa điểm KD của các cơ sở TM trực thuộc để hiện đại hóa mặt tiền các cơ sở qua bảng quảng cáo điện tử, hệ thống tủ kính cửa sổ, trang thiết bị trưng bày và bán hàng (quầy, tủ, tủ giá áp tường giữa gian và ôm cột), bảng hiệu giới thiệu và định hướng dòng khách, xe đẩy, túi sách chọn hàng và đựng hàng mua cho khách; quy hoạch chiếu sáng, vệ sinh môi trường và tiện nghi, nội thất không gian TM của cơ sở nhất là với cơ sở TM tự phục vụ, showroom, siêu thị, trang bị các máy thu tính và kiểm tra tiền điện tử có cơng năng nối mạng cục bộ với các máy chủ trung tâm trên các cabin thu tiền tập trung, các phương tiện truyền thơng tích hợp hiện đại, vận dụng hệ thống mã hiệu và ghi nhãn hàng hóa, nâng cao hệ số sử dụng các phương pháp và kỹ thuật bán hàng tiến bộ.

Bốn là, bản sắc văn hóa về thẩm mỹ TM: Ở đây cần nhấn mạnh vẻ

đẹp của phong cách, ngôn ngữ, trang phục và cả vẻ đẹp hình thức trong giao tiếp, thương thảo, giao dịch và TM của nhân sự marketing TM và lực lượng bán hàng với khách hàng, bạn hàng, đối tác và công chúng; vẻ đẹp của các hành vi “fair play” trong chấp hành pháp luật, thông lệ và quy tắc ứng xử với các khách hàng và công chúng của DN, đảm bảo những yêu cầu trật tự, vệ sinh, sử dụng màu sắc trong trang trí TM, trang thiết bị, vệ sinh mơi trường và tính thuận tiện cho khách hàng trong đi

lại, quan sát, lựa chọn, giao dịch, giao kết hợp đồng, đơn hàng, cho ĐDBH và nhân viên bán hàng có phong cách đẹp trong giới thiệu, trưng bày, chào hàng, tư vấn, hướng dẫn, bao gói, giao hàng. Đối với phân nhóm hàng may thời trang có thương hiệu nước ngồi, giá trị cao, chất lượng cao cần tránh việc gây ấn tượng xấu trong giao dịch và giao tiếp về thơng tin thiếu trung thực, cị mồi, gây nhiễu, gây xung đột và sức ép với khách hàng. Đây là những biểu hiện kém văn minh trong marketing bán lẻ.

Năm là, bản sắc văn hóa về dịch vụ khách hàng: Đây là một nội

dung, một yếu tố cực kỳ trọng yếu để tạo lập bản sắc văn hóa TM của DN ngành may và các cơ sở TM trực thuộc. Với xu thế nâng cao giá trị cung ứng cho khách hàng, đòi hỏi các nhân sự marketing TM và bán hàng có chun mơn về kiến thức và kỹ năng nghệ thuật trong giao tiếp tác nghiệp dịch vụ khách hàng. Đây cũng chính là những nét đặc sắc riêng và nổi trội trong dịch vụ TM hàng may mặc ở các nước có TM phát triển trong khu vực và trên thế giới mà các DN nước ta còn thiếu quan tâm, tổ chức thực hiện. Do vậy, nếu được tổ chức tốt, có hệ thống đồng bộ và chất lượng sẽ tạo nên một bản sắc, một công cụ cạnh tranh đắc lực và hữu hiệu trong bối cảnh hội nhập sâu và mở cửa thị trường dịch vụ và phân phối ở nước ta thời gian tới cho các DN ngành maỵ

Tác giả tin tưởng rằng, nếu các DN ngành may nước ta tổ chức tốt và có chất lượng các yếu tố bản sắc và nổi trội của văn hóa TM trên sẽ phát huy tốt vai trị tham chiếu tích cực và dẫn đạo cạnh tranh lành mạnh, hợp thức, tiến bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho thị trường và TM ngành may nước tạ

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)