Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp bình định (biffa) trên thị trường tỉnh bình định (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM NPK BIFFA TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1 Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

 Cơ sở thực hiện biện pháp

Đối với sản phẩm phân bón NPK, chất lượng sản phẩm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nó cũng như tạo nên danh tiếng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp thiết hiện nay của công ty Biffa. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng chí phí, làm tăng giá thành sản phẩm vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm phải được thực hiện từng bước để tránh làm gia tăng giá thành quá mức gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá.

Theo kết quả điều tra thị trường đối với những khách hàng đã từng mua sản phẩm NPK Biffa. Nhìn chung đa số khách hàng cho rằng muốn nâng cao sức cạnh tranh của Sản phẩm NPK thì không thể không nâng cao chất lượng sản phẩm. Khách hàng đánh giá được phân theo lứa tuổi và thu nhập, trong đó khách hàng đánh giá tiêu thức nâng cao chất lượng sản phẩm NPK (khách hàng cho điểm từ 1 – 3, điểm 3 thể hiện mức cần thiết nhất, điểm 1 thể hiện mức không cần thiết) có 33,33% độ tuổi 18- 35, 25% độ tuổi 36-55 và 25% độ tuổi trên 55 cho rằng là cần thiết. Tương tự có

66,67% độ tuổi 18-35, 75% độ tuổi 36-55 và 75 % độ tuổi trên 55 cho rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết nhất. Phân theo thu nhập, có 50 % số người có thu nhập 1-7 triệu đồng cho là cấn thiết nhất, con số này đối với người có thu nhập từ 8-14 triệu đồng là 76,92% và thu nhập trên 14 triệu đồng là 85,71%. (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Ý kiến khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh phân NPK Biffa Ý kiến đánh giá

Ý kiến Không cần thiết

(1)

Cần thiết (2)

Cần thiết nhất (3) Lứa tuổi

18- 35 0 33,33 66,67

36- 55 0 25 75

Trên 55 0 25 75

Thu nhập

1- 7 triệu 0 50 50

8-14 triệu 0 23,08 76,92

Nâng cao chất lượng sản

phẩm

Trên 14 triệu 0 14,29 85,71

Nguồn: Kết quả điều tra tác giả, 2009 (xem phụ lục) Như vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là việc quan trọng và cần thiết nhất với công ty.

 Nội dung biện pháp

Thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm NPK Biffa chủ yếu là ở phần công nghệ, cung ứng nguyên liệu, trình độ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật.

Thứ nhất: Tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm.

Tuy trong năm 2008, công ty đã đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất phân NPK ba màu cao cấp nhưng công ty vẫn tiến hành sản xuất song song phân NPK trên dây chuyền công nghệ cũ. Theo thời gian hệ thống cũ trở nên lạc hậu, những sản phẩm sản xuất trên dây chuyền này sẽ không đảm bảo được chất lượng. Công ty có thể mua mới một số chi tiết máy móc thiết bị thay thế để cải tiến từng khâu trong quá trình sản xuất như khâu phối trộn và định lượng thành phần nguyên liệu ban đầu. Tỷ lệ thành phần đúng hay không phụ thuộc chủ yếu vào khâu này vì vậy công ty nên sữa chữa và cải tiến lại. Bên cạnh đó một khấu cũng rất quan trong trong việc đảm bảo chất lượng phân bón đó là khâu xấy khô hạ độ ẩm, có thể quy trình công nghệ cũ không đảm bảo được độ ẩm theo thông số kỹ thuật lúc mới mua, hạt phân không đảm bảo đúng độ ẩm quy định sẽ mau bị kết dính, tan chảy làm giảm chất lượng phân bón.

Thứ hai: củng cố chất lượng ở khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào.

Sản phẩm NPK được sản xuất dựa trên các loại nguyên liệu chính bao gồm:

Urêa, kali, lân, DAP, SA. Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên việc chọn mua những nguyên liệu có chất lượng cao dẫn đến chi phí tăng đi ngược lại với chiến lược chi phí thấp mà công ty đang thực hiện. Do đó, công ty vẫn chọn mua những nguyên vật liệu có giá thấp, nhưng để đảm bảo được chất lượng công ty nên đa dạng hóa nhà cung cấp nguyên vật liệu, tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng mà giá cả phải chăng, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đầu vào, hoàn thiện hệ thống kho bảo quản nguyên vật liệu.

 Hiệu quả mang lại

Giúp công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm, không làm biến động giá thành sản xuất sản phẩm một cách đột ngột và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm NPK của công ty.

3.1.2 Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

 Cơ sở thực hiện biện pháp

Những loại phân bón có thành phần hàm lượng chất khác nhau sẽ phù hợp với những loại đất, loại cây trồng khác nhau vì vậy việc tạo ra nhiều sản phẩm NPK tỷ lệ phần trăm hàm lượng các chất khác nhau sẽ đưa phân NPK thích nghi với nhiều loại đất và cây trồng hơn. Qua đó, sẽ nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nhưng không phải thích tạo ra sản phẩm có tỷ lệ thành phần nào cũng đươc, nó phải đảm bảo đước hai yêu cầu:

Yêu cầu thứ nhất: sản phẩm có tỷ lệ mới được tạo ra phải bổ sung cho các sản phẩm hiện có, không phải là thay thế cho sản phẩm hiện có.

Yêu cầu thứ hai: nó phải phù hợp với một vùng đất và với một hoặc nhiều loại cây trồng nào đó.

 Nội dung biện pháp

Do lợi thế công ty ở trên địa bàn Bình Định, công ty có thể lấy nó làm thí điểm để áp dụng với thị trường khác đó là thông qua hệ thống đại lý lấy những mẫu đất những nơi khác nhau trên địa bàn mang về công ty xét nghiệm và đưa ra những loại phân NPK có tỷ lệ các hàm lượng chất phù hợp, tìm hiểu về các loại cây trồng người nông dân từng huyện, xã đang trồng cần những loại phân NPK có tỷ lệ hàm lượng chất như thế nào phù hợp với đối tượng cây trồng người nông dân đang trồng nhất.

 Hiệu quả mang lại

Công ty có nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhiều vùng đất khác nhau, tăng cường tính thích nghi của sản phẩm với nhu cầu thực tế của thị trường làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm NPK Biffa.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp bình định (biffa) trên thị trường tỉnh bình định (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)