Phân tích thực trạng hoạt động marketing nội bộ của cơng ty TNH HƠ Tơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động marketing nội bộ tại công ty TNHH ô tô modena – đến năm 2022 (Trang 42)

5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động marketing nội bộ của cơng ty TNH HƠ Tơ

Nhìn chung cơ cấu lao động của cơng ty khơng thay đổi đáng kể qua các năm, số lao động có trình độ trung cấp nghề và trung cấp chun nghiệp phần lớn là các nhân viên thuộc khối kỹ thuật. Số lượng này chiếm khoảng 1/5 tổng nhân viên cơng ty. Tình hình nhân sự khối này tương đối ổn định, khơng thay đổi qua các năm. Số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân sự của công ty, dàn trải ở tất cả các bộ phận, chiếm khoản 74% nhân viên tồn cơng ty.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động marketing nội bộ của cơng ty TNHH Ơ Tơ Modena Tơ Modena

2.2.1 Kết quả khảo sát các yếu tố marketing nội bộ

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa vào các bảng câu hỏi khảo sát được điều chỉnh, bổ sung từ nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm, nội dung khảo sát tập trung vào các câu hỏi về các yếu tố marketing nội bộ được thực hiện tại Công ty trong thời gian qua, các nhân viên sẽ trả lời vào bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến họ tại nơi làm việc.

Thông qua thang đo nháp kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung tại phịng họp của cơng ty với 2 nhóm, mỗi nhóm bao gồm

các thành viên là các nhân viên hoạt động tại các bộ phận trong công ty. Nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thang đo dùng cho khảo sát chính thức.

Trước khi thảo luận, tác giả trình bày khái quát về mục đích và ý nghĩa của buổi thảo luận. Việc thảo luận được tiến hành dưới sự chủ trì của tác giả và dựa vào dàn bài thảo luận nhóm (Phụ lục 1).

Sau khi thảo luận nhóm, tác giả phỏng vấn thử 20 nhân viên đang làm việc tại cơng ty để điều chỉnh câu từ nhằm hồn chỉnh thang đo. Thang đo chi tiết được trình bày cụ thể trong Phụ lục 01: Dàn bài thảo luận nhóm.

Kết quả khảo sát như sau:

Số lượng nhân viên tồn cơng ty tính đến cuối năm 2018 là 292 nhân viên. Kích thước mẫu tối thiểu cần là gấp 5 lần tổng số biến quan sát để đảm bảo cỡ mẫu cho phân tích hồi quy và phân tích EFA (cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích EFA n = 5* biến quan sát, n = 5* 26 = 130, đáp ứng mẫu phân tích EFA sẽ đáp ứng mẫu phân tích hồi quy nên ta chỉ cần mẫu tối thiểu đáp ứng phân tích EFA), tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy và các phân tích thống kê mơ tả tốt hơn, bài nghiên cứu thực hiện gởi bảng khảo sát theo phụ lục 2 đến 230 nhân viên đang làm việc tại công ty. Kết quả thu về là 224 bảng trả lời. Tác giả đã loại bỏ 8 bảng trả lời không hợp lệ (bao gồm: 05 bảng thiếu nhiều thơng tin, câu trả lời có nhiều hơn 1 lựa chọn, câu trả lời khơng có lựa chọn; 03 bảng đánh dấu cùng mức “hồn toàn đồng ý” cho tất cả các phát biểu), kết quả có 216 bảng trả lời được đưa vào quá trình xử lý số liệu (phù hợp với cỡ mẫu tối thiểu là 130 như trình bày ở trên).

Bảng 2.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Biến Số lượng Tỷ lệ % Biến Số lượng Tỷ lệ % Giới tính Nữ 83 38.4 Nam 133 61.6 Tổng 216 100.0 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 78 36.1 Từ 30-40 tuổi 85 39.4 Trên 40 tuổi 53 24.5 Tổng 216 100.0 Biến Số lượng Tỷ lệ % Trình độ học vấn Trung cấp Cao đẳng 21 74 34.3 9.7 Đại học 105 48.6 Trên đại học 16 7.4 Tổng 216 100.0

Thâm niên làm việc Từ 2 - 5 năm Dưới 2 năm 29 99 13.4 45.8

Từ 5 năm trở lên 88 40.7

Tổng 216 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát SPSS)

Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức là 216 nhân viên, được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng và đo lường các yếu tố của marketing nội bộ có ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên nhân viên đối với tổ chức, số lượng nam trong mẫu nghiên cứu là 133 chiếm 61.6%; nữ là 83 người chiếm 38.4%.

Độ tuổi của nhân viên trong mẫu khảo sát, số nhân viên có tuổi dưới 30 tuổi chiếm 36.1% (78/216), nhân viên có tuổi từ 30-40 tuổi chiếm 39.4% (85/216), nhân viên có tuổi trên 40 là 53/216 chiếm 24.5%.

Nhân viên có trình độ đại học chiếm đơng nhất trong mẫu nghiên cứu với số lượng là 105/216, chiếm 48.6%, trình độ dưới đại học chiếm 44%, nhân viên có trình độ trên đại học chiếm 7.4%.

Về thâm niên làm việc của nhân viên, trong mẫu khảo sát này phần lớn nhân viên có thâm niên làm việc từ 2 năm trở lên, trong đó số lượng nhân viên làm việc từ

2- 5 năm là 99/216 chiếm 45.8%, làm việc từ 5 năm trở lên chiếm 40.7% (88/216), làm việc dưới 2 năm chiếm 13.4% (29/216 người).

Kết quả kiểm định thang đo

Sau khi làm sạch và mã hóa, dữ liệu được đưa vào phân tích Cronbach’s Alpha và cho ra kết quả như sau:

 Yếu tố sản phẩm có hệ số Cronbach’s Alpha 0.856 (>0.6);

 Yếu tố giá cả (giá trị vật chất) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.811 (> 0.6);

 Yếu tố truyền thơng (Truyền thơng tin) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.848 (>0.6);

 Yếu tố phân phối (Các hoạt động xúc tiến) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.817 (> 0.6).

Tất cả hệ số Cronbach’s Alpha của 4 yếu tố trong hoạt động marketing nội bộ tại công ty TNHH Ô Tô Modena đều >0,6. Như vậy kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, và không biến nào bị loại sau quá trình kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha. Kết quả chi tiết của kiểm định thang đo này được trình bày chi tiết ở Phụ Lục 4.

Thơng qua kiểm định độ tin cậy thang đo, 26 biến quan sát của 4 khái niệm đo lường được giữ ngun, khơng có biến quan sát nào bị loại và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các nhân tố được rút trích tương ứng với các khái niệm thơng qua phân tích EFA:

 Nhân tố 1: Sản phẩm (công việc) (bao gồm các biến quan sát SP1, SP2, SP3, SP4, SP5).

 Nhân tố 2: Giá cả (giá trị vật chất nhân viên nhận được) (bao gồm các biến GSP1, GSP2, GSP3, GSP5).

 Nhân tố 3: truyền thông (truyền thông tin, thông điệp) (bao gồm các biến quan sát TT2, TT3, TT4, TT5, TT6).

 Nhân tố 4: Phân phối (các hoạt động xúc tiến hỗ trợ nhân viên) (bao gồm các biến quan sát PP1, PP2, PP3, PP4, PP5).

Như vậy thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập, thang đo được kiểm định lại một lần nữa, thông qua 2 lần phân tích EFA có 3 biến quan sát bị loại khỏi thang đo, kết quả còn 23 biến đại diện cho 4 yếu tố độc lập.

Kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập và các biến phụ thuộc được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.

2.2.2 Phân tích thực trạng các yếu tố marketing nội bộ tại Modena bằng dữ liệu thứ cấp liệu thứ cấp

Để hiểu rõ các yếu tố của marketing nội bộ hiện tại công ty đang thực hiện như thế nào, tác giả tiếp tục thu thập các dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng hoạt động Marketing nội bộ tại cơng ty TNHH Ơ Tơ Modena.

2.2.2.1 Thực trạng yếu tố sản phẩm (Công việc)

Yếu tố sản phẩm này bao gồm việc tạo môi trường làm việc cho nhân viên, thiết kế cơng việc cho nhân viên, tính chất cơng việc, thời gian làm việc của các nhân viên để có thể hồn thành cơng việc trong q trình làm việc.

Cơng ty TNHH Ơ Tơ Modena có phịng trưng bày (showroom) và văn phòng làm việc tại tòa nhà văn phòng hạng A, tại trung tâm quận 1, TP.HCM. Khuôn viên văn phịng rộng rãi, thống mát và tiện nghi cho hơn 200 nhân viên khối văn phòng, kinh doanh và marketing làm việc. Ngoài ra, xưởng dịch vụ tọa lạc tại Quận Tân Bình, là nơi làm việc của nhân viên khối kỹ thuật dịch vụ cũng đảm bảo được một môi trường làm việc tốt nhất cho tồn bộ nhân viên cơng ty.

Tại công ty, việc thiết kế công việc cho nhân viên là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua, nhân viên công ty được tạo điều kiện thuận lợi để có một mơi trường làm việc chuyên nghiệp và thuận lợi nhất. Hiện nay tại Ơ Tơ Modena, tất cả các vị trí cơng việc đều đã xây dựng được bảng mô tả công việc cụ thể, và bảng mô tả công việc này được phổ biến cho người lao động ngay từ ngày đầu tiên nhận việc. Tuy nhiên nội dung của bảng mô tả cơng việc vẫn cịn một số hạn chế như chưa có tiêu chí đo lường cụ thể, nội dung yêu cầu

công việc sơ xài, thiếu phần yêu cầu về kỹ năng làm việc với con người và với dữ liệu, các nội dung của bảng mô tả cơng việc này được xây dựng dựa trên tính chất cơng việc của các công ty kinh doanh xe hơi lắp ráp trong nước, chứ chưa thật sự thích hợp với ngành kinh doanh xe nhập khẩu.

Bảng 2.5 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố sản phẩm (Cơng việc)

Các câu hỏi Trung bình Độ lệch

chuẩn

Công việc được thiết kế phù hợp với tôi. 2.84 1.20 Các quy định trong cơng việc cho phép nhân viên

tồn quyền tự quyết. 2.80 1.31

Quản lý luôn hỗ trợ nhân viên trong công việc. 3.47 1.18 Tôi cảm thấy luôn được động viên trong công việc

hằng ngày. 3.50 1.15

Trong công việc, nhà quản lý khuyến khích trao

quyền cho nhân viên. 2.82 1.28

Tôi cảm thấy công việc thách thức, hứng thú . 2.84 1.29

Trung Bình 3.045 1.235

(Nguồn: kết quả khảo sát SPSS)

Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy yếu tố sản phẩm (hay các nội dung liên quan đến công việc) được nhân viên đánh giá thơng qua các tiêu chí cụ thể của cơng việc mà cơng ty cung cấp đến cho nhân viên, yếu tố này có mức điểm đánh giá là 3.045/5 điểm, ở mức độ đánh giá này, yếu tố sản phẩm vẫn đang được đánh giá ở mức dưới trung bình.

Cơng việc được thiết kế phù hợp với nhân viên, vấn đề này được nhân viên

trong công ty đánh giá với mức điểm là 2.84/5, một mức điểm rất thấp, điều này cho thấy cảm nhận của nhân viên về việc thiết kế công việc cho nhân viên về độ phù hợp chưa được đánh giá cao mặc dù thời gian qua công ty cũng đã chú trọng vào thiết kế nội dung công việc, thiết kế thời gian làm việc sao cho phù hợp với các vị trí cơng việc của các nhân viên.

Ngồi ra, cơng ty đang thực hiện chế độ ngày nghỉ lễ hằng năm theo quy định luật Lao Động Việt Nam, các ngày nghỉ hằng năm được đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật lao động và chính sách nội bộ. Các ngày nghỉ lễ này giúp cho nhân viên

có được thời gian thư giãn để có thể giải trí, cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống, từ đây giúp nhân viên cảm nhận được cơng việc có sự thiết kế hợp lý.

Tuy có nhiều ngày nghỉ, nhưng tổng số ngày nghỉ của nhân viên không khác so với quy định bắt buộc, còn hạn chế nhiều, đặc biệt đối với nhân viên khối kinh doanh, hầu hết các ngày cuối tuần, do đặc tính ngành nghề kinh doanh của cơng ty, khách hàng có khuynh hướng chọn tham quan và mua sản phẩm vào cuối tuần chiếm một tỷ lệ lớn, vì vậy muốn bán được sản phẩm nhân viên kinh doanh phải thay phiên nhau làm việc hoặc trực ngồi giờ, vì thế cơng ty bắt buộc nhân viên kinh doanh phải có lịch trực vào ít nhất 1 ngày cuối tuần trong tháng. Ngoài ra nhân viên khối kinh doanh – marketing, khối kỹ thuật vẫn thường xuyên phải tăng ca vào các dịp sự kiện, các ngày hội bán hàng vào các ngày cuối tuần. Vì thế có thể đây cũng là nguyên nhân nhân viên cảm nhận được rằng ngày nghỉ của họ đã bị hạn chế, và đánh giá về yếu tố thiết kế công việc của công ty khơng cao, mặc dù cơng ty có thực hiện chế độ nghỉ việc tuân thủ theo quy định chung về lao động.

Bảng 2.6 Thời gian tăng ca trung bình của nhân viên các bộ phận theo tháng.(ĐVT: giờ/nhân viên/tháng) tháng.(ĐVT: giờ/nhân viên/tháng)

2014 2015 2016 2017 2018

Khối nhân viên quản lý hành chính 4 2.5 1.5 1 1

Khối kinh doanh marketing 20.5 18 15.5 14 11

Khối kỹ thuật 18.5 16 13.5 11 9.5

(Nguồn: Phịng HCNS cơng ty Modena)

Với câu hỏi Các quy định trong công việc cho phép nhân viên toàn quyền tự

quyết, vấn đề này được đánh giá với mức điểm là 2.8/5 điểm, vấn đề này được đánh

giá thấp nhất trong yếu tố sản phẩm (công việc) của công ty. Hiện nay, theo ông Phạm Mạnh Cường – Giám đốc kinh doanh công ty cho biết, do đặc thù mặt hàng kinh doanh của công ty là xe hơi cao cấp, mỗi xe có một tùy chọn riêng biệt cho từng khách hàng, vì thế khác ở những hãng xe khác, nhân viên kinh doanh có được một biên độ giảm giá cụ thể, tại Ơ tơ Modena, nhân viên kinh doanh không thể tự động linh động giảm giá ngồi khung giá đã duyệt cho khách mà ln ln phải xin ý kiến

của cấp trên. Việc này cũng là một yếu tố làm cho nhân viên kinh doanh khó chủ động với các tình huống tiếp xúc với khách hàng. Vì lý do này, đa phần nhân viên kinh doanh đánh giá cơng ty chưa có sự cho phép nhân viên chủ động tự quyết các vấn đề, các cấp quản lý chưa trao quyền cho nhân viên cấp dưới, vì thế dẫn đến kết quả khảo sát chỉ được đánh giá ở mức điểm thấp.

Bảng 2.7 Tình hình biến động nhân sự theo thời gian làm việc (ĐVT: nhân viên)

Thời gian / năm 2014 2015 2016 2017 2018

1-2 tháng 46 48 45 44 31 2-6 tháng 12 10 8 8 8 6-12 tháng 10 13 9 0 0 Trên 12 tháng 32 33 30 19 25 Trên 36 tháng 20 21 18 24 5 TỔNG CỘNG 120 125 110 95 69

(Nguồn: Phòng HCNS cơng ty Ơ tơ Modena)

Theo bảng số liệu trên về tình hình biến động nhân sự theo thời gian làm việc ta có thể nhận thấy rằng khoảng thời gian 2 tháng thử việc là khoảng thời gian nhân sự biến động nhiều nhất. Có thể đây là giai đoạn đầu khi bước vào công việc, nhân viên chưa thể hiểu hết được cơng việc, vì thế nhân sự biến động mạnh trong khoảng thời gian này, có thể là khơng đáp ứng được u cầu cơng việc, cũng có thể là do nhân viên cảm nhận khơng phù hợp với công việc. Sau một thời gian làm việc (từ khoảng sau 2 tháng), nhân viên đã dần quen với cơng việc, vì thế ít biến động hơn, giai đoạn làm việc từ 6-12 tháng là giai đoạn ít biến động nhất vì nhân viên đã hiểu được cơng việc và cũng chưa có nhu cầu thay đổi cơng việc.

Nhìn chung các vấn đề thuộc yếu tố sản phẩm tức công việc của công ty được đánh giá chưa cao. Cơng ty ln lấy lợi ích của nhân viên – các khách hàng nội bô đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng môi trường và các vị trí cơng việc. Tuy nhiên các đánh giá về thực trạng yếu tố sản phẩm chỉ đạt mức điểm từ 2.8 đến 3.5/5 điểm. Điều này cho thấy yếu tố sản phẩm trong hoạt động Marketing nội bộ tại công ty

Modena vẫn chưa xây dựng đủ tốt để có thể làm hài lòng khách hàng nội bộ. Điểm đánh giá trung bình cho yếu tố này là 3.045/5 điểm.

2.2.2.2 Thực trạng yếu tố Giá cả (giá trị vật chất cho nhân viên)

Trong thực tế, vấn đề giá trị vật chất mà nhân viên nhận được như thu nhập, lương thưởng mà một tổ chức cung cấp cho nhân viên của họ chính là một yếu tố then chốt, rất quan trọng trong việc gia tăng sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, tại Modena cũng vậy. Kết quả khảo sát yếu tố Giá cả được thể hiện trong Bảng 2.9.

Bảng 2.8 Giá trị trung bình các yếu tố về Giá cả (giá trị vật chất)

Các câu hỏi Trung bình Độ lệch

chuẩn

Việc đo lường hiệu quả, khen thưởng của công ty

khuyến khích các nhân viên làm việc cùng nhau. 3.42 1.07 Các phần thưởng, thu nhập mà tơi nhận được đóng

góp vào mục tiêu của công ty. 3.38 1.06

Việc nhận được phần thưởng, thu nhập là công bằng,

xứng đáng với nhưng đóng góp của tơi. 3.48 1.08

Công ty cung cấp cho tôi mức thu nhập, phúc lợi tốt. 3.33 1.11 Mức thu nhập mà công ty cung cấp phù hợp cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động marketing nội bộ tại công ty TNHH ô tô modena – đến năm 2022 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)